Quy định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Gián điệp
Có thể bạn quan tâm
TỘI GIÁN ĐIỆP
Câu hỏi của bạn:
Quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp
Câu trả lời:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn: Quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Điều 80. Tội gián điệp
- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
- c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội gián điệp
- Chủ thể của tội gián điệp có thể là công dân Việt Nam, có thể là người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thường là người từ 16 tuổi trở lên có thái độ chính trị rõ ràng.
- Là người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 điều 80 BLHS
- Là công dân Việt Nam, nếu họ thực hiện hành vi quy định tại điểm b,c khoản 1 điều 80 BLHS
Khách thể của tội gián điệp
- Xâm phạm đến an ninh đối nội, đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Mặt khách quan của tội gián điệp
- Hoạt động tình báo là hành vi của người nước ngoài thu thập tài liệu thuộc bí mật Nhà nước Việt Nam. Hành vi này được thực hiện bằng các thủ đoạn như moi hỏi, lấy cắp tài liệu, quay phim...
- Hành vi phá hoại là những hành vi làm cho các công trình , phương tiện, tài sản lâm vào tình trạng mất một phần giá trị sử dụng của nó. Hành vi phá hoại cũng có thể là phá hoại các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, hoặc cản trở việc thực hiện các chính sách đó.
- Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại là hành vi dụ dỗ, rủ rê, mua chuộc, lôi kéo người khác giúp đỡ, che giấu hoạt động của mình. Những hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động tình báo, phá hoại.
- Hoạt động tham báo: thường xảy ra ở những vùng biên giới, hải đảo. Kẻ phạm tội thường hoạt động dưới hình thức “con thoi”. Hành vi vừa mang tính chất thu thập tin tức tình hình quân sự, vừa mang tính chất biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội địa như phục kích, tập kích, bắt cóc, bắn giết cán bộ, bộ đội...
- Các hoạt động khác như chỉ điểm, dẫn đường, chứa chấp...giúp người nước ngoài hoạt động tình báo phá hoại.
- Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp cung cấp những tin tức, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc không thuộc bí mật Nhà nước để nước ngoài sử dụng chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Thời điểm hoàn thành của tội gián điệp được tính từ khi người phạm tội nhận làm gián điệp tức là nhận thực hiện một trong các hành vi nói trên hoặc kể từ khi xâm nhập lãnh thổ Việt Nam dù chưa có hoạt động cụ thể nào.
Mặt chủ quan của tội gián điệp
- Lỗi : cố ý
- Mục đích: chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc
- Động cơ phạm tội có thể do hận thù giai cấp, do lợi ích kinh tế hoặc những động cơ khác nhưng không phải dấu hiệu định tội. Nếu hoạt động gián điệp kèm theo thành lập tổ chức và nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hình phạt của tội gián điệp
- Khung 1: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Khung 2: bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm, đây là mức hình phạt dành cho những người phạm tội vì bị mua chuộc, bị ép buộc mà làm gián điệp (cấu thành giảm nhẹ).
Nếu một người đã nhận làm gián điệp nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ được giao mà thành thật khai báo, tự thú với cơ quan có trách nhiệm thì được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 3).
Ngoài ra, người phạm tội này còn phải chịu các hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
- Quy định của pháp luật hình sự về tội bạo loạn
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Từ khóa » Chủ Thể Của Tội Gián điệp Là Gì
-
Gián điệp Là Gì ? Quy định Pháp Luật Hình Sự Hiện Nay Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp Theo Quy định Mới Nhất Của Luật Hình Sự Hiện Nay
-
Tội Gián điệp Là Gì? Ý Nghĩa Việc Quy định Tội Gián điệp Trong Luật ...
-
Tội Gián điệp được Quy định Như Thế Nào?
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 110 BLHS Năm 2015 Về “Tội Gián điệp”
-
Phân Biệt Tội Gián điệp Và Tội Phản Bội Tổ Quốc | Luật Hùng Thắng
-
GIÁN ĐIỆP LÀ GÌ? TỘI GIÁN ĐIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ...
-
Về Chủ Thể Của Tội Gián điệp - 123doc
-
Gián điệp - Từ Trong Phim Ra Ngoài đời Thật
-
Cấu Thành Tội Gián điệp – Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Tội Gián điệp (cập Nhật 2021) - Công Ty Luật ACC
-
Tội Gián điệp được Quy định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Cụ Thể Như Thế ...
-
Tư Vấn Về Tội Gián điệp
-
Tội Gián điệp Có Phải Chịu Hình Phạt Tử Hình? - Luật Quang Huy