Quy định Của Pháp Luật Trong Việc Xử Lý Các Hành Vi Vi Phạm Liên ...

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Giới thiệu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai
  • Tin Tức
    • VKSND tỉnh Gia Lai
      • Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
    • VKSND huyện, thị xã, thành phố
    • Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
    • Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
    • Công tố - Kiểm sát
    • Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Chúng tôi là Kiểm sát viên
    • Học tập làm theo lời Bác
  • Tải về
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Sơ đồ TTĐT
  • Trang nhất
  • Nghiên cứu - Trao đổi
Ngày Pháp luật Việt Nam Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Quy định của pháp luật trong việc xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 Thứ tư - 26/01/2022 14:31 2.069 0 Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV hay Covid- 19 hay SARS-CoV-2) xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, đến nay dịch đã lan rộng ra trên 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Đợt dịch thứ 4 đã bùng phát ở nước ta từ ngày 27/4/2021 tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng,một số tỉnh phía Nam,lan rộng ra hầu hết các tỉnh trên toàn quốc, trong đó có Gia Lai. Tỉnh Gia Lai sau gần 02 năm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, hiện nay đã xuất hiện nhiều ca bệnh trên địa bàn tỉnh cụ thể: số ca mắc COVID-19 đến thời điểm hiện nay là 8.673 ca, trong đó đã khỏi bệnh là 7.188ca, hiện đang điều trị là 1.463 ca riêng địa bàn huyện Kông Chro đến thời điểm hiện nay là 54 ca theo số liệu mapscovid19.gialai.gov.vn cập nhật lúc 11 giờ, ngày 09/01/2022. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19): Là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A, đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào biện pháp 5 K, vắc xin và nâng cao ý thức của mỗi người dân về chủ động phòng, chống dịch bệnh. Theo Bộ Y tế, hiện nay, đã phát hiện nhiều biến thể của SARS-CoV-2 tại Việt Nam là biến thể Delta Plus, Lambda và một số biến thể khác.Trong khi virus Corona phiên bản gốc cần đến 07 ngày để gây ra triệu chứng thì Delta và 1 số biến thể khác có thể gây triệu chứng nhanh hơn từ 2 đến 3 ngày, khiến hệ thống miễn dịch có ít thời gian phản ứng và phòng vệ, vì thế dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.Thời gian ủ bệnh từ 02 đến 14 ngày, cá biệt có thể dài hơn. Người mang virus SARS-CoV-2 có khả năng truyền vi rus cho những người xung quanh. Khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh COVID-19, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người sẽ tạo điều kiện cho vi rus lây lan. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bênh Covid-19 của cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệm các biện pháp phòng, chống dịch nhằm hạn chế việc lây lan, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn chủ quan, thiếu trách nhiệm, chưa nhận thức rõ tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của dịch bệnh Covid trong cộng đồng; cố tình vi phạm, không chấp hành nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế, tâm lý coi nhẹ các biện pháp chế tài, xử phạt của nhà nước trong hoạt động phòng, chống dịch. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới thay thế cho các Nghị định cũ để điều chỉnh việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Sau đây xin giới thiệu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và một số quy định khác có liên quan, cụ thể như sau: Một số hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến phòng, chống dịch Covid – 19, căn cứ pháp lý và mức xử phạt cụ thể như sau: Theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Nghị định số 117/2020/NĐ-CP) và các quy định khác có liên quan, một số hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 với mức xử phạt, cụ thể: 1. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này): Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 2. Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (Theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế) của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 4. Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế; không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 5. Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 6. Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế. 7. Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 8. Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điểm a, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 9. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 10. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm b, điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 11. Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điểm a, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 12. Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm a khoản 5 và điểm d, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xử lý y tế phương tiện vận tải. 13. Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm b, khoản 5 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 14. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). 15. Lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Khoản 3, khoản 4 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP. Hình thức xử phạt bổ sung: (a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; (b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 16. Lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm a, d, khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. 17. Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 3, khoản 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn). Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước. Về một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, người phạm tội sẽ bị phạt tù và còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Việc xử lý hình sự được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30 tháng 3 năm 2020 về việc hướng dẫn xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (gọi tắt là Công văn số 45/TANDTC-PC), cụ thể như sau: 1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: (a) Trốn khỏi nơi cách ly; (b) Không tuân thủ quy định về cách ly; (c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; (d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối (điểm 1.1, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 2. Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự: (a) Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; (b) Không tuân thủ quy định cách ly; (c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; (d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối (điểm 1.2, mục 1 Công văn số 45/TANDTCPC). 3. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự (điểm 1.3, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 4. Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự (điểm 1.4, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 5. Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự (điểm 1.5, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 6. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự (điểm 1.6, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 7. Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự (điểm 1.7, mục 1 Công văn số 45/TANDTCPC). 8. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (điểm 1.8, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 9. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự (điểm 1.9, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC). 10. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự (điểm 1.10, mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC).

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tags: thành phố, xuất hiện, quốc gia, hô hấp, lãnh thổ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp tết Nhâm Dần năm 2022

    (26/01/2022)
  • Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự

    (26/01/2022)
  • Về quê ăn tết năm 2022 không phải cách ly y tế

    (28/01/2022)
  • Bàn về chế định “tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội”

    (29/01/2022)
  • Phương pháp và kinh nghiệm trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại Nhà tạm giữ Công an huyện

    (23/02/2022)
  • Các bước xử lý khi phát hiện học sinh mắc COVID-19 trong trường học

    (24/02/2022)
  • Đăk Pơ: Sáng kiến, cách làm hay để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Thi hành án hình sự

    (25/02/2022)
  • Khi nào trẻ em mắc Covid -19 được dỡ bỏ cách ly?

    (28/02/2022)
  • Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

    (04/03/2022)
  • Bàn về tình tiết “chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong vụ án cụ thể

    (08/03/2022)
  • Một số lưu ý về xử phạt hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ

    (26/01/2022)
  • Khó khăn vướng mắc trong kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án trong tố tụng dân sự

    (13/01/2022)
  • Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn huyện Đức Cơ trong những năm gần đây

    (13/01/2022)
  • Kỹ năng kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam

    (30/12/2021)
  • Nâng cao chất lượng công tác kiến nghị hoạt động tạm giữ, tạm giam

    (30/12/2021)
  • Hiệu quả từ công tác kiến nghị phòng ngừa của Viện kiểm sát

    (27/12/2021)
  • Nâng cao chất lượng công tác thi hành án hình sự thông qua công tác kiến nghị

    (27/12/2021)
  • Những vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý trong xét hỏi, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa hình sự

    (14/12/2021)
  • Tăng cường mối quan hệ phối hợp trong kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và hướng hoàn thiện

    (08/12/2021)
  • “Ngũ quý” người cán bộ Kiểm sát cần có

    (08/12/2021)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • Sau
  • Trước
Chuyển đổi số Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Công khai ngân sách Mail công vụ Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,415
  • Tháng hiện tại2,415
  • Tổng lượt truy cập19,065,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Tội Lây Truyền Benh Cho Người Khác