Quy định Của Pháp Luật Về đất Làm Muối Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Các quy định về đất làm muối
- Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại
Các quy định về đất làm muối
Loại đất này trước đây được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng đất làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng loại đất này phần lớn là các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn ven biển.
Vì vậy, trong Luật đất đai năm 2003 và hiện nay Luật đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được đưa vào nhóm đất nông nghiệp.
Theo Điều 138 Luật đất đai năm 2013, đất làm muối được sử dụng như sau:
– Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
– Đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
– Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.
– Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.
Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại
Nhìn lại quá trình xây dựng và hoàn thiện của pháp luật đất đai trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển có thể thấy rằng những chính sách đất đai mới về việc giao đất giao rừng lâu dài cho các hộ nông nghiệp.
Thể hiện ở Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, sau đó là Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999…đã tạo động lực cho nhiều mô hình kinh tế hộ vươn lên, phát triển và trở nên giàu có.
Một số hộ có khả năng sản xuất, tích luỹ được vốn đất đai, có năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, có ý chí làm giàu đã bứt phá nhanh trở thành hộ sản xuất hàng hoá. Các mô hình kinh tế trang trại của nước ta nhanh chóng hình thành và phát triển.
Kinh tế trang trại được hiểu như sau: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Hiện nay, người nông dân đã có sự năng động và chủ động hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Mô hình sản xuất nông, lâm, ngư hỗn hợp theo hướng kinh tế trang trại đã mang lại kết quả tốt, hiệu quả sử dụng đất ngày một tăng.
Cả nước đã có khoảng trên 10 vạn hộ gia đình làm kinh tế trang trại, các hộ nông dân sử dụng đất đai trên quy mô lớn không chỉ đã nâng cao thu nhập cho chính mình mà còn tạo việc làm nâng cao thu nhập cho số lượng khá lớn lao động nông nghiệp còn thiếu việc làm, đặc biệt là những hộ nông dân ít ruộng đất hoặc không có đất.
Có thể nói việc phát triển kinh tế trang trại là tiền đề cho việc dịch chuyển nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Muốn khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại cần phải có chính sách cụ thể, rõ ràng để các hộ gia đình yên tâm, đầu tư sản xuất, nhất là việc khuyến khích các hộ gia đình đầu tư khai thác vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá vùng trung du và miền núi.
Đối với đất vùng đồng bằng, cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các chủ trang trại được xây dựng chuồng trại, làm nhà, lán trại bảo vệ gắn liền với trang trại… tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành cơ sở chế biến tại chỗ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Khuyến khích các chủ trang trại hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau để phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi…
Qua nhiều công trình điều tra khảo sát thực tế cho thấy ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, dọc vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ những nơi còn nhiều đất trống đồi núi trọc bãi bồi ven biển và mặt nước, nhiều hộ nông dân đã đầu tư lao động, vốn, nhận khoán đất rừng hoặc khai hoang đất đầm phá nuôi tôm, cua, ba ba… với quy mô lớn.
Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trang trại theo quy định của pháp luật đất đai trước khi có Luật đất đai năm 2013, có thể thấy, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã khuyến khích việc tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và quá trình này đã từng bước diễn ra gắn với phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp.
Cùng với việc quy định, mở rộng các quyền năng của người sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận khẳng định QSDĐ hợp pháp đã tạo điều kiện cho người dân thế chấp, vay vốn mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu long đã có một số trang trại có quy mô tới hàng chục ha đến trên một trăm ha. Hiệu quả kinh tế của tích tụ ruộng đất đã góp phần nâng cao thu nhập cho người sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách địa phương và thay đổi diện mạo của nông thôn mới.
Tại Điều 142 Luật đất đai năm 2013 đã quy định khá chi tiết về việc sử dụng đất cho kinh tế trang trại như sau:
Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đất sử dụng cho kinh tế trang trại bao gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013; đất do Nhà nước cho thuê đất do thuê, nhận chuyển nhượng; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được tiếp tục sử dụng theo quy định về thời hạn sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật đất đai năm 2013.
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì phải chuyển sang thuê đất;
Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận khoản của tổ chức, do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật đất đai.
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.
Có quan điểm cho rằng việc quy định hạn mức đất như hiện nay dường như đã làm cản trở đến sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại. Theo quan điểm của chúng tôi thì không phải như vậy.
– Có thể nói rằng hạn mức đất một mặt giúp ngăn chặn xu hướng tập trung đất với quy mô quá nhanh dẫn đến sự phân cực giàu nghèo trong xã hội, mặt khác hạn mức đất là định hướng đúng đắn, là hành lang an toàn cho việc phát triển kinh tế trang trại với quy mô hợp lí, vừa tầm quản lí tổ chức sản xuất.
Lịch sử từ xa xưa đã chứng minh chính sách “trọng nông” luôn là chính sách quan trọng hàng đầu đối với một nước chủ yếu đi lên từ nền nông nghiệp truyền thống như ở Việt Nam chúng ta. Do vậy, bảo đảm cho người nông dân có đất để sản xuất là điều mà pháp luật đã, đang và vẫn sẽ phải làm.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, nguồn đất sử dụng cho kinh tế trang trại rất phong phú, bao gồm đất được Nhà nước giao trong hạn mức, đất do Nhà nước cho thuê, nhận chuyển quyển sử dụng đất…;
Mặt khác, pháp luật cho phép hộ gia đình, cá nhân có quyền góp đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau, vì vậy, hộ gia đình nào có khả năng sản xuất giỏi vẫn có thể phát triển tốt mô hình kinh tế trang trại với quy mô diện tích lớn.
Cũng có thể nhận thấy rằng, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp được quy định trong Luật đất đai năm 2013 không phải cố định vĩnh viễn.
Quy định này sẽ không còn ý nghĩa khi nền công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển, lúc đó sẽ có sự phân công lại lao động xã hội.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, công nghiệp, thương mại dịch vụ của nước ta chưa phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lao động và cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân vẫn phải dựa vào nông nghiệp nên pháp luật đất đai hiện hành quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp (hạn mức giao, hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp) là cần thiết.
Từ khóa » đất Làm Muối Là Gì
-
Đất Làm Muối Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Đất Làm Muối Là Gì? Thủ Tục Xin Cấp Sổ đỏ đối Với đất Làm Muối?
-
Đất Làm Muối Là Gì ? Đất Có Mặt Nước Nội địa Là Gì ... - Luật Minh Khuê
-
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT LÀM MUỐI - Luật Hùng Bách
-
Tất Tần Tật Về Chuyển Nhượng đất Làm Muối (QĐ Mới Nhất 2021)
-
Đất Làm Muối Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
1. Khái Niệm đất Làm Muối, Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất
-
Từ điển Tiếng Việt "đất Làm Muối" - Là Gì?
-
Top 15 đất Làm Muối Là Gì
-
Đất Làm Muối Trong Luật đất đai Là Gì?
-
Quy định Về đất Làm Muối - Alobendo
-
Ruộng Muối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghị định 85/1999/NĐ-CP - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Thủ Tục Chuyển Mục đích Sử Dụng đất Từ đất Làm Muối Sang đất ở