Quy định Của Pháp Luật Về Tội Phạm Công Nghệ Cao

Ngày nay với sự phát triển của thế giới mạng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều người lợi dụng công nghệ thông tin, viễn thông, Internet để thực hiện hành vi phạm tội trục lợi. Vậy luật về tội phạm công nghệ cao theo pháp luật Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật su 247 để biết thêm thông tin nhé!

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì?

Khái niệm về tội phạm sử dụng công nghệ cao cho đến bây giờ đã không còn mới lạ đối vơi Việt Nam đến thời điểm bây giờ. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã những quy định liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông (Từ Điều 285 đến Điều 294, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Thứ nhất, tội phạm sử dụng công nghệ cao theo nghĩa hẹp được định nghĩa là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó. Loại tội phạm theo định nghĩa này có thể được hiểu là loại tội phạm mới, có quan hệ trực tiếp đến máy tính, mạng máy tính, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sử dụng.

Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp pháp và đe dọạ hoặc làm sai lệch thông tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính. Loại tội phạm theo định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà phố biến hiện nay là các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông, mạo danh…

Định nghĩa tội phạm sử dụng công nghệ cao theo nghĩa rộng tuy chưa phải là một định nghĩa hoàn chỉnh nhưng có ý nghĩa quan trọng khi lần đầu tiên xác định được thế nào là tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã được các nước trên và thảo luận và đi tới nhất trí.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những tội phạm liên quan đến máy tính và các mạng thông tin bao gồm cả các tội phạm mới hình thành trong môi trường của công nghệ thông tin và cả những tội phạm truyền thống những được thực hiện với sự giúp đỡ của các công nghệ thông tin mới nhất.

Quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao
Quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao

Đặc điểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thứ nhất, tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho lợi ích của quốc gia, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân. Cần nhận thức rằng, khách thể của các tội phạm sử dụng công nghệ cao là trật tự an toàn thông tin, trong đó, trật tự an toàn thông tin được hiểu là những quy tắc xử sự (pháp lý, đạo đức hoặc quy tắc chuyên môn…) được Nhà nước và xã hội xác lập nhằm đảm bảo an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc khai thác, sử dụng các thông tin đó.

“An toàn thông tin mạng” được hiểu là sự bảo vệ thông tin số và hệ thống thông tin khỏi bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin. Như vậy, trật tự an toàn thông tin bao gồm các quy tắc đảm bảo an toàn thông tin và những quy tắc liên quan đến trật tự pháp luật trong khai thác, sử dụng thông tin. Một tội phạm sử dụng công nghệ cao cụ thể có thể tác động đến một hoặc cả hai khía cạnh của trật tự an toàn thông tin.

Trong những hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao có những hành vi thuần túy xâm phạm an toàn thông tin. Những hành vi đó tác động trực tiếp đến ba thuộc tính của an toàn thông tin là:

(i) Tính bảo mật (Confidentiality): là khả năng đảm bảo cho thông tin trong hệ thống máy tính không bị tiếp cận, bị xem và tiết lộ bởi những người không có những quyền đó;

(ii) Tính toàn vẹn (Integrity): là khả năng đảm bảo thông tin trên hệ thống máy tính không bị thay đổi hay xoá bỏ bởi những người không có những quyền đó;

(iii) Tỉnh khả dụng (Availability): là khả năng đảm bảo cho thông tin trên hệ thống máy tính luôn sẵn sàng để được khai thác, sử dụng bởi những người có quyền khai thác, sử dụng hợp pháp. Các hành vi truy cập trái phép, cản trở truyền tải dữ liệu, can thiệp vào dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số là những hành vi thuần tuý xâm phạm an toàn thông tin vì chúng tác động trực tiếp vào tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số.

Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là toi phạm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, một hành vi chi được coi là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Vì vậy, khi xem xét một hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho xã hội có phải là tội phạm sử dụng công nghệ cao phải xem hành vi đó có được quy định trong Bộ luật Hình sự hay không.

Thứ ba, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bằng việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao. Tuy nhiên, để được coi là tội phạm sử dụng công nghệ cao, những hành vi đó phải có sự liên quan như một hệ quả trực tiếp, một sự “kéo dài” của những hành vi truy cập, cản trở bất hợp pháp, can thiệp trái phép vào dữ liệu và mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số. Ngoài ra, do hoạt động trong môi trường mạng internet là thế giới ảo, không có biên giới, nên tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng có tính phi biên giới và tính chất xuyên quốc gia. Cùng với đó, tính “ẩn danh” cũng là một đặc điểm của loại tội phạm này.

Thứ tư, về chủ thế, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Hình sự. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của hành vi phạm tội, chủ thể trực tiếp thực hiện toi phạm sử dụng công nghệ cao phải là những người có tri thức và kỹ năng cần thiết để trực tiếp khai thác, sử dụng thiết bị, công cụ, phương tiện công nghệ hoặc trực tiếp phát triển, ứng dụng công nghệ.

Thứ năm, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bởi lỗi cố ý. Khi thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao, người phạm tội phải ý thức rõ hành vi của mình là trái quy định pháp luật có thể gây hậu quả xấu xả ra. Động cơ, mục đích của tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, trong thực tế tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể thực hiện do vụ lợi hoặc vì lợi ích trong cạnh tranh hay giải quyết mâu thuận, trả thù cá nhân… hoặc cũng có thể là sự tò mò, thử nghiệm, uốn chứng tỏ khả năng của bản thân.

Quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao
Quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao

Luật về tội phạm công nghệ cao

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam số 100/2015/QH13, tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tốn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính là nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thuần tuý xâm phạm trật tự an toàn thông tin. Các tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc loại này bao gồm: Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285), Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của người khác( Điều 289).

Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội gồm các tội phạm truyền thống nhưng đưc thực hiện với thủ đoạn mới, tức sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện tội phạm. Tội phạm này được phân loại thành các loại cụ như sau:

Thứ nhất, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự Việt Nam số 100/2015/QH13), như sử dụng thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ; lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng; truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng thực hiện chiếm đoạt tài sản;…

Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao vi phạm về nội dung là những hành vi liên quan đến việc đưa, cung cấp trái pháp luật các thông tin, dịch vụ trên các mạng thông tin, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Nghiên cứu các tài liệu của một số quốc gia về phân loại tội phạm sử dụng công nghệ cao như Công ước Budapest về Tội phạm mạng (2001) của Hội đồng châu Âu cho thấy một số hành vi thường được coi là tội phạm sử dụng công nghệ cao vi phạm về nội dung đó là lạm dụng tình dục trên mạng (Cyber Sexual Abuse); xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hoặc uy tín của các tổ chức trên mạng (Cyber Defamation); đe dọạ, quấy rồi trên mạng (Cyberstalking); truyền bá các nội dung kỳ thị chủng tộc, phi báng tôn giáo;…

Luật về tội phạm công nghệ cao
Luật về tội phạm công nghệ cao

Mời bạn xem thêm:

  • Chồng đánh lô đề thì có nên tố giác tội phạm không?
  • Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là gì?
  • Theo quy định pháp luật tội không tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật về tội phạm công nghệ cao“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin mã số thuế cá nhân; quyết định tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm công nghệ cao bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định“1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Có tính chất chuyên nghiệp;d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;g) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Tội phạm công nghệ cao có bị xử lý tử hình không?

Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì tội phạm công nghệ cao có hình phạt tù cao nhất là 20 năm, không bị xử lý tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » định Nghĩa Tội Phạm Công Nghệ Cao