Quy định đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Là Gì? - Luật Trần Và Liên Danh

Hạn nộp tờ khai quý 4/2022

Quyền kiểm soát (tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ti) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán.

Hoạt động FDI đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Bản chất của hoạt động này là một nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh xem xét. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Vậy Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Nội dung chính bài viết

Toggle
  • Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
  • Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    • Theo cách thức xâm nhập
    • Theo định hướng của nước nhận đầu tư
    • Theo hình thức pháp lý
  • Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) trong tổng thể phát triển kinh tế

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; và (iv) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).

Còn UNCTAD xác định, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi nhánh ở nước ngoài) ở một nước khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy. Định nghĩa này không cho chúng ta biết chính xác một việc đầu tư là gì.

WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó”. Khái niệm này nhấn mạnh rằng FDI là một tài sản. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là “công tỉ mẹ” và các tài sản được gọi là “công ti con” hay “chi nhánh công ti”.

Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động FDI. Định nghĩa FDI được quốc tế chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do IMF và UNCTAD đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán.

Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDL Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp và đàu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.

Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này.

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu hách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh mà không phải lợi tức.

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các hoạt động FDI có thể được phân loại dựa theo nhiều hình thức khác nhau, cụ thể: (i) theo cách thức xâm nhập; (ii) theo quan hệ ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư; (iii) theo định hướng của nước nhận đầu tư; (iv) theo định hướng của chủ đầu tư; và (v) theo hình thức pháp lý.

Theo cách thức xâm nhập

–    Đầu tư mới (new investment) là việc một công ti đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình. Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha.

–    Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ti đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Ví dụ, khi hãng Home Deport thâm nhập vào thị trường Mexico, mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến trúc, Home Mart. Nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo của Trung Quốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phương thức mua lại đầy tham vọng. Năm 2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng hai phần ba doanh thu của hãng năm 2005. Cuộc mua bán này đã mang đến cho Lenovo những tài sản phương thức giá trị, như là thương hiệu và mạng lưới phân phối. Việc mua lại đã giúp Lenovo nhanh chóng mở rộng việc vươn tới các thị trường và trở thành công ti toàn cầu.

– Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ti sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ti mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ti có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối. Một ví dụ gần đây là về việc sáp nhập giữa Lucent Technologies của Hoa Kỳ với Alcatel của Pháp. Sự sáp nhập này đã tạo ra công ti chuyên về kinh doanh các thiết bị viễn thông toàn cầu lớn nhất thế giới (Alcatel – Lucent). Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lại ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí bằng cách loại bỏ những hoạt động thừa, các chủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn. Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức do những khác biệt về văn hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các quốc gia. Đổ thành công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, lập kế hoạch và những cam kết trước chắc chắn.

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

–   FDI thay thế nhập khẩu-. Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

–   FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng von FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.

–   FDI theo các định hướng khác của chỉnh phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Theo hình thức pháp lý

–   Hợp đồng hợp tác kình doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

–   Doanh nghiệp liên doanh’, là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.

–   Doanh nghiệp 100% von nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

–    BOT, BTO, BT.

BOT (Build-Operate-Transfer) có nghía Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao: là hình thức đầu tư dưới hạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (Build), sau đó vận hành và khai thác (Operate) một thời gian và cuối cùng là chuyển giao (Transfer) cho nhà nước sở tại.

Tương tự BOT còn có hai loại hình khác là BTO và BT. BTO (Build – Transfer – Operate) có nghĩa xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Còn BT (Build – Transfer) có nghĩa xây dựng – chuyển giao là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Tùy theo từng công trình và mục đích của nhà nước mà họ thực hiện các loại hình BOT, BTO hay BT.

Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) trong tổng thể phát triển kinh tế

Theo Hansen thì mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của chính phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khậ^thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doanh nên có thể lựa chọn công nghệ thích họp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư.

– Đổi với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, với giá phải chăng. Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.

Đối với nước nhận đầu tư: (i) Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát… Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ti doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác; (ii) Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.

FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiểu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kì đầu của quá trinh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học – kĩ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển hên thị trường quốc tế, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động marketing được mở rộng không ngừng.

FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ti nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hon trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển.

Tại Việt Nam, FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 362,58 tỉ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “cứ điểm” sản xuất như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon… Riêng năm 2019, tọng số vốn đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 38 tỉ USD. Doanh nghiệp FDI đã trở thành một khu vực phát triển năng động, đóng góp gần 20% GDP và là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển của Việt Nam với tỉ trọng khoảng 25% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng năm 2018, khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp 13,6% tổng thu ngân sách nhà nước; tạo việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 330.000 người năm 1995 lên khoảng 4 triệu người năm 2018; đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5-6 triệu lao động…

Trên đây là bài viết về đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?  Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Từ khóa » Ví Dụ đầu Tư Fdi Là Gì