Quy định đầy đủ Về Quy Hoạch Chi Tiết 1/500 [Mới Nhất]

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 là gì? Bài trước đã giới thiệu với quý đọc giả về khái niệm, phân loại cũng như nhiệm vụ của từng loại bản đồ quy hoạch, nay chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500.

Quy định đầy đủ về quy hoạch chi tiết 1-500 [Mới nhất]

I. Quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là một hình thức triển khai cụ thể hóa về quy hoạch đô thị với tỉ lệ 1/2000, đây cũng được coi là một cơ sở để lập nên được các dự án xây dựng khác khi đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép cũng như các nhà quản lý đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên khi quy hoạch tỷ lệ 1/500 thì cần đảm bảo làm thế nào để phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000. Các quy hoạch này cần được các chính quyền địa phương tổ chức và lập nên cũng như cấp phép giấy tờ xây dựng cho dự án.

Chi tiết về quy hoạch xây dựng đất 1/500 bao gồm: quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Trong đó có quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500.

II. Hồ sơ xin cấp giấy phép quy hoạch 1/500

Hồ sơ cần thiết để chính quyền quyết định cho quy hoạch tỷ lệ 1 500 bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Tờ trình đề nghị được thẩm định
  • Có quyết định phê duyệt của chủ đầu tư
  • Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị
  • Các văn bản, giấy tờ cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan đã có thẩm quyền hay những chứng chỉ liên quan đến quy hoạch
  • Bảng biểu thống kê
  • Phụ lục và hình ảnh minh họa về khu đất.
  • Bản đồ toàn bộ phạm vi khu vực đã lập quy hoạch tỷ lệ 1 500.

III. Dự án nào phải lập quy hoạch 1/500

3.1. Quy hoạch chi tiết 1/500 có những quy định cụ thể nào?

Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể. Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng.

Các chỉ tiêu về xây dựng phải có mà quy hoạch chi tiết 1/500 phải thể hiện như: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…với quy hoạch 1/500, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch như: cổng vào, đường đi, tường rào…

3.2 Các trường hợp nào phải lập quy hoạch chi tiết 1/500?

Nhìn chung, với một dự án đầu tư xây dựng cụ thể, chủ đầu tư cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 sau khi khu vực đầu tư đã có quy hoạch 1/2000. Tuy nhiên, có các ngoại lệ sau đây trong trường hợp dự án đầu tư do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện:

  • Dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha (riêng nhà ở chung cư nhỏ hơn 2ha) thì không bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt, đảm bảo đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
  • Dự án có quy mô trên ha (trên 2ha đối với nhà ở chung cư) phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt.
  • Đối với công trình đơn lẻ: không lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt, đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

3.3 Dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 có cần giấy giấy phép xây dựng không?

Theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp có liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500 quy định tại khoản 2 Điều 89, cụ thể như sau:

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Vậy những dự án đã có duyệt quy hoạch 1/500 không phải xin phép xây dựng.

IV. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết 1/500

Theo nghị định 37 năm 2010, nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 bao gồm những điều khoản sau:

  1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
  2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
  3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
  4. Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch.
  5. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:

a) Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;

b) Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hoá quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm);

c) Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;

d) Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị;

đ) Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc;

e) Xác định lượng nước thải, rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.

6. Đánh giá môi trường chiến lược:

a) Đánh giá hiện trạng môi trường về điều iện địa hình; các vấn đề xã hội, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên;k

b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;

c) Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch;

d) Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

7. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thể hiện ở tỷ lệ 1/500.

> Xem thêm:

  • Phân biệt các loại bản đồ quy hoạch 1/5000, 1/2000, 1/500
  • Quy trình làm sổ hồng đúng quy định Pháp Luật (Mới nhất)
  • Hướng dẫn cách tính thuế chuyển quyền sự dụng đất chuẩn nhất theo luật định hiện nay
Hoàng Hằng

Hoàng Hằng là một Trưởng nhóm biên tập tài năng, đồng thời cũng là tác giả của nhiều bài viết giá trị ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản. Hoàng Hằng tốt nghiệp Cử nhân ngành Văn học tại Trường ĐH KHXH - Nhân Văn năm 2016 & đã gắn bó với nghề sáng tạo nội dung lĩnh vực bất động sản tính đến 2023 được hơn 7 năm. Hiện Hoàng Hằng đang đảm nhận vai trò Trưởng nhóm biên tập tại Trần Anh Group. Trong suốt quá trình công tác của mình Hằng liên tục nhận được các giải thưởng danh giá trong nhiều năm.

Đánh giá của bạn

Gửi đánh giá

Từ khóa » Chủ Trương Lập Quy Hoạch Chi Tiết 1 500