Quy định Di Trú Của Nga đối Với Người Nước Ngoài - MOFA

Bật chế độ truy nhập dễ dàng hơn Tắt chế độ truy nhập dễ dàng hơn Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính Tắt Hình động Bật Hình động
Đăng nhập | English
Content site
  • Trang chủ
    • Giới thiệu Việt nam
      • Thông tin Chung
        • Thông tin Cơ bản
        • Kinh tế
        • Đầu tư
        • Văn hóa
        • Du lịch
      • Chính sách Đối ngoại
      • Hệ thống Văn bản Pháp luật
    • Lãnh sự quán
      • Tổng lãnh sự
        • Lời chào Tổng lãnh sự
        • Tiểu sử Tổng lãnh sự
          • Tiểu sử Tổng Lãnh sự Nguyễn Mai Hường
      • Cán bộ Lãnh sự quán
      • Lịch làm việc
      • Liên hệ
      • Thông báo từ LSQ
    • Lãnh sự
      • Thủ tục Lãnh Sự
      • Bảo hộ công dân
        • Tin tức
        • Khuyến cáo
        • Yêu cầu
        • Cảnh báo
      • Miễn thị thực
      • Phí và Lệ phí Lãnh Sự
    • Tin tức
      • Tin tức Lãnh sự quán
      • Tin từ Bộ Ngoại giao
        • Tin hoạt động lãnh đạo cấp cao
        • Tin hoạt động Bộ trưởng, Phó thủ tướng
        • Tin hoạt động lãnh đạo Bộ
        • Người phát ngôn
        • Tin tức Tuần
    • Quan hệ song phương
      • Các hiệp định đã ký kết
      • Các mốc trong quan hệ song phương
    • Cộng đồng người ViệtHiện được chọn
      • Tin tức
      • Chính sách của Việt Nam
      • Quy định của nước sở tại đối với người nước ngoài
      • Tạp chí Quê hương
Tìm kiếm Root > Trang chủ > Cộng đồng người Việt > Quy định của nước sở tại đối với người nước ngoài > Quy định di trú của Nga đối với người nước ngoài Nội dung Trang

THÔNG BÁO

Về một số quy định của Nga đối với vấn đề di trú của người nước ngoài.

 (Một số quy định cần biết đối với người Việt Nam sinh sống tại LB Nga)

1. Những lỗi hành chính và mức phạt mà người nước ngoài hay mắc phải ở Nga: Điều 18.8 Bộ Luật vi phạm hành chính – Кодекс Российской Федерации об административных правонарушениях от 30.12.2001 N 195-ФЗ – có Bổ sung và có hiệu lực từ 10/03/2016. Theo Điều 18.8 Luật vi phạm hành chính, người nước ngoài phạm lỗi:

(i) Khi nhập cảnh, phạm luật di trú như không đăng ký nơi đến, nơi ở hoặc đăng ký không đúng thời hạn cho phép, không sống theo địa chỉ đăng ký, không thông báo hiện tại đang vẫn sống ở Nga trong những trường hợp quy định sẽ bị:  Phạt hành chính từ 2 000 rúp đến 5 000 rúp và có thể bị trục xuất.

(ii)  Nhập cảnh vào Nga không đúng mục đích như xin visa du lịch, thăm thân nhưng lại đi làm, làm không đúng ngành nghề , không đúng công ty mời, không ở vùng cho phép sẽ bị phạt hành chính từ 2 000 đến 5 000 rúp và có thể bị trục xuất.

(iii) Những lỗi vi phạm nêu trên nếu ở TP. Matxcova và tỉnh Matxcova hoặc ở TP. Xanh-Peterburg và tỉnh Leningrat sẽ bị phạt từ 5000 đến 7000 rúp và bị trục xuất.

(iv) Nếu trong thời gian một năm mà phạm lỗi hành chính nêu tại điểm (i) và (ii) thì bị phạt từ 5 000 đến 7 000 rúp và bị trục xuất.

2. Trẻ em là người nước ngoài sinh ra ở Nga sẽ nhận quốc tịch Nga như thế nào?Luật  quốc tịch Liên bang Nga – Федеральный закон о гражданстве РФ số 62 – ФЗ ngày 31.05.2002  – đã chỉnh sửa có hiệu lực từ 01.05.2016.

Theo Điều 12.1 (г)  Luật Quốc tịch Nga, vào thời điểm trẻ sinh ra, trẻ em có (i)  bố và mẹ là người nước ngoài, hoặc (ii) hoặc mẹ (người duy nhất)  là người nước ngoài hoặc là người không quốc tịch, trẻ em đó không được quốc gia mà bố mẹ trẻ là công dân cấp quốc tịch, thì trẻ đó có quyền đệ đơn xin nhận (приобретает) quốc tịch Nga.

Để em bé được nhận quốc tịch thì bố hoặc mẹ là người nước ngoài phải đang sống ở Nga, theo luật hiện nay có nghĩa là bố hoặc mẹ phải có khẩu 3 năm RVP (РВП – Разрешение на временное проживание)  hoặc VID (вида на жительство). Phải có giấy của ĐSQ Việt Nam xác nhận em bé chưa có quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp này, em bé phải có giấy khai sinh của Nga không có hộ chiếu Việt Nam hoặc không có ảnh trong hộ chiếu của bố hoặc mẹ.

Khi em bé đã có quốc tịch Nga thì bố mẹ có thể xin khẩu 3 năm RVP (РВП) theo chương trình đơn giản (ăn theo bé), không phải qua chế độ nhận hạn ngạch kvot (квот).

3. Những điều người nước ngoài sống ở Nga cần biết:Các loại Visa 

Để được nhập cảnh vào Nga với mục đích gì chăng nữa người nước ngoài cũng phải làm theo trình tự sau :

+ Bước 1. Xin giấy mời.

+ Bước 2. Xin visa tại cơ quan đại diện Nga ở nước ngoài.

+ Bước 3. Khi nhập cảnh rồi phải đăng ký tạm trú trong vòng 7 ngày làm việc (trừ người có khẩu Quyền lao động  loại 3 năm dành cho chuyên gia cao cấp thì phải đăng ký tạm trú trong vòng 90 ngày làm việc).

Tùy theo mục đích vào Nga người ta sẽ chọn loại visa nào cho phù hợp vừa đúng luật của Nga vừa nhanh, vừa rẻ. Có các loại visa như sau:

(i)  VISA DU LỊCH: Đây là loại visa dành cho những người đi du lịch ở Nga. Giấy mời do các công ty có đăng ký chính thức dịch vụ du lịch cấp. Giấy mời này còn gọi là Vautrer (Voucher). Trong giấy mời có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, tên khách sạn nơi đặt phòng để ở. Visa có hạn dài nhất là một tháng.

(ii) VISA THĂM THÂN: Visa thăm thân có thời hạn 3 tháng (chính xác 90 ngày). Visa này do người có quốc tịch Nga và người nước ngoài có VID, có khẩu thường trú được phép mời. Giấy mời do Cơ quan di trú Bộ Nội vụ  (УВМ МВД) cấp sau khi đã kiểm tra người được mời có bị cấm nhập cảnh hay không và cơ quan an ninh của Nga cho phép. Vì thế nên thời gian xét duyệt 21 ngày làm việc. Đối với trẻ em thời gian có thể ngắn hơn. Khi xin giấy mời người mời phải chứng minh khả năng tài chính và viết giấy cam đoan chịu trách nhiệm về khách mời.

(iii) VISA THƯƠNG MẠI: Visa thương mại cũng do Cơ quan di trú Bộ Nội vụ (УВМ МВД) cấp theo yêu cầu của các công ty. Visa này có thời hạn từ 1 tháng đến 1 năm. Dành cho nhân viên của đối tác trao đổi, khảo sát thị trường. Những người đi theo dạng này không được phép làm việc. Visa thương mại loại 6 tháng hoặc 1 năm đi lại nhiều lần chỉ được phép ở Nga tổng cộng không vượt quá 90 ngày trong vòng 180 ngày.

(iv) VISA QUYỀN LAO ĐỘNG 1 NĂM. Quyền lao động có giá trị một năm, sau đấy có thể gia hạn nhưng không quá 3 năm. Để xin được quyền lao động, công ty phải xin hạn ngạch trước cả năm. Người lao động phải có bằng chứng chỉ tiếng Nga và giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế của Nga cấp.

(v) VISA QUYỀN LAO ĐỘNG 3 NĂM: Visa này dành cho các chuyên viên, thợ tay nghề cao. Để xin được giấy mời loại này, công ty không cần có hạn ngạch. Người lao động không cần bằng chứng chỉ tiếng Nga. Quyền lao động và khẩu theo hợp đồng lao động 3 năm. Nhưng có một yêu cầu nhất định: lương tổng cộng trước thuế của những người này không được thấp hơn 2 triệu rúp một năm. Có nghĩa là người lao động làm việc chính thức phải nộp thuế không dưới 260.000 rúp một năm (13%). Nếu như chứng minh được thu nhập người có quyền lao động 3 năm, có thể xin VID cho mình và cả gia đình ngay không qua khẩu tạm trú 3 năm RVP. Và sau đó có thể xin quốc tịch theo quy chế đơn giản.

(Tuy nhiên có hiện tượng nhiều công ty làm VISA QUYỀN LAO ĐỘNG 3 NĂM loại này đã tự đóng cửa, ngưng hoạt động, không hoàn thành nghĩa vụ thuế, sau khi đã mời một số người.)

4. Đăng ký lưu trú của người nước ngoài tại Nga:

Tất cả người nước ngoài vào Nga ở trên 7 ngày kể cả đi du lịch đều phải đăng ký lưu trú (người Việt thường gọi là "khẩu"). Có các loại "khẩu" như sau:

(i) РЕГИСТРАЦИЯ О ПРИБЫТИИ – Đăng ký lưu trú nơi đến. Những người đi du lịch, công tác, làm việc và học tập đều phải đăng ký di trú nơi đến theo địa chỉ công ty hoặc nơi ở thực tế. Khẩu đăng ký nơi đến là một tờ giấy rời. Trong đấy một mặt có tên tuổi người đăng ký, mặt kia ghi địa chỉ đăng ký và tên cơ quan hoăc cá nhân tiếp đón mình. Mỗi lần đi ra nước ngoài, từ khách sạn, bệnh viện trở về đều phải đăng ký lại tuy là "khẩu " vẫn còn hạn dài kể cả những người có khẩu 3 năm RVP hay VID chưa có địa chỉ đóng khẩu cố định. Nếu không đăng ký lại khi bị phát hiện sẽ bị phạt 2 000 đến 5 000 rúp và có thể bị trục xuất.

(ii)  РЕГИСТРАЦИЯ О ПРОЖИВАНИИ – Đăng ký lưu trú tại nơi ở. Những người có khẩu 3 năm RVP (РВП) và những người được cấp VID đăng ký theo dạng này. Những người khẩu 3 năm dấu đăng ký được đóng vào hộ chiếu, còn những người có VID dấu đăng ký được đóng vào Thẻ thường trú ("pass" Vid hoặc вид на жительство). Nếu ai không tìm được địa chỉ cố định thì sẽ đóng khẩu vào tờ rời theo dạng đăng ký ký khẩu nơi đến. Nhưng sau 3 năm từ khi vào Nga mà vẫn không tìm được địa chỉ để đăng ký thường trú. Khẩu 3 năm và khẩu Vid sẽ bị hủy.

5. Để sống và làm việc hợp pháp tại Nga, người nước ngoài cần những giấy tờ gì: (i) ДМС (Добровольное медицинское страхование) – Bảo hiểm y tế tự nguyện   Theo luật Liên bang 357 -Ф3 " Về một số thay đổi pháp luật cho người nước ngoài " tất cả người nước ngoài đặt chân lên đất Nga trong 3 ngày (60 giờ) phải mua bảo hiểm y tế tự nguyện ДМС. (Nên liên hệ các công ty bảo hiểm để được hướng dẫn cụ thể, giá bảo hiểm ДМС phụ thuộc vào gói bảo hiểm và công ty cung cấp bảo hiểm). ДМС được xếp vào loại giấy tờ người nước ngoài muốn sống hợp pháp nhất thiết phải có. Nếu không có ДМС không thể xin quyền lao động, đăng ký khẩu, nhập trường học cho trẻ em. Khi cảnh sát kiểm tra người không có ДМС sẽ bị phạt hành chính từ 2 000 đến 7 000 rúp.

(ii) ИНН (Идентификационный номер налогоплательщика) – Mã số thuế cá nhân: Từ ngày 14/03/2016 УВМ МВД  đã ra quyết định tất cả những người nước ngoài làm việc ở Nga phải đăng ký ở phòng thuế và phải có mã số thuế riêng để cơ quan thuế có thể kiểm soát được thu nhập và đóng thuế của từng người.

(iii) СНИЛС (Страховой номер индивидуального лицевого счёта) – Mã số bảo hiểm hưu trí: Tất cả những người nước ngoài kể cả trẻ em đều phải đăng ký để có mã số bảo hiểm hưu trí. Trong nhiều trường hợp sử dụng các dịch vụ không mất tiền, xin vào nhà trẻ, nhập học người ta đòi hỏi phải có СНИЛС.

ИНН và СНИЛС của từng người không thay đổi suốt đời.

СНИЛС – Là gì, để làm gì và nhận như thế nào?Nhiều bạn khi đi xin cho con vào nhà trẻ, nhà trường, khi xin bảo hiểm y tế không mất tiền, xin cho con vào các trại nghỉ , xin tài trợ của nhà nước, người ta thường đòi phải trình СНИЛС. Vậy СНИЛС là gì vậy? Và nhận như thế nào?

Tất cả người Nga, kể cả trẻ em đều phải đăng ký bảo hiểm hưu trí. Khi đăng ký bảo hiểm hưu trí người ta sẽ phát cho bạn thẻ bảo hiểm cùng với Mã Số tài khoản riêng (СНИЛС) của bạn trong hệ thống hưu trí. Số tài khoản này được giữ suốt đời. Tất cả tiền bảo hiểm hưu trí bạn tự đóng hoặc công ty, cơ quan bạn làm việc đóng cho bạn sẽ được chuyển về đây.

Từ năm 2015 tất cả người nước ngoài sống thường trú hoặc tạm trú đều phải đăng ký bảo hiểm hưu trí. Những người kinh doanh tư nhân phải tự đăng ký thi mới trả bảo hiểm hưu trí được. Những người làm việc cho công ty thì công ty làm đại diện đăng ký. Trẻ em – bố hoặc mẹ đứng ra đăng ký. Bạn có thể đăng ký ở chi nhánh quỹ hưu trí vùng bạn đóng khẩu hoặc ở các Trung tâm dịch vụ đa năng МФЦ (Многофункциональные центры предоставления госуслуг). Thực hiện công việc này không mất tiền.

Để được đăng ký СНИЛС cần giấy tờ sau:

+  Hộ chiếu; + RVP (РВП), VID; Đối với người tạm trú: Hộ chiếu và bản dịch, giấy nhập cảnh.

Đăng ký cho trẻ em ngoài giấy tờ trên cần giấy khai sinh

6. Những người nước ngoài nào bị cấm nhập cảnh vào Nga:

Trừ những người nước ngoài có tên trong danh sách "đen" của cơ quan di trú Nga không được nhập cảnh vào Nga 3 hoặc 5 hoặc 10 năm và vĩnh viễn,  những người có tiền án, tiền sự mà hồ sơ hình sự chưa được hủy (снятие) hoặc xoá (погашение) cũng không được nhập cảnh vào Nga.

Bất cứ người nào (người nước ngoài lưu trú tại Nga) bị tòa kết án đều có hồ sơ hình sự. Chỉ sau một thời gian nhất định theo quy định của Luật thì hồ sơ mới được xoá, hủy và lúc đấy người ấy mới có đủ các quyền của một người nước ngoài bình thường. Nếu như hủy (снятие судимости) do Tòa quyết định thì việc xóa án (погашение судимости) sẽ tùy theo tội mà được xóa sớm hay muộn.

–  Bị án treo, thì 1 năm sau án hết hiệu lực hồ sơ hình sự sẽ không còn giá trị. – Tội nhẹ và trung bình, thì 3 năm sau khi thi hành án. – Tội nặng, thì 5 năm sau khi thi hành án. – Tội giết người, hiếp dâm,  thì 10 năm sau thi hành án.

Hiện nay nhiều đại biểu quốc hội Nga đang đề nghị cấm tất cả những người nước ngoài đã phạm tội hình sự tại Nga và đã bị Tòa án Nga kết án,  sẽ cấm nhập cảnh kể cả khi hồ sơ hình sự đã được xóa

7. Năm 2016, người nước ngoài cần những giấy tờ gì để sống và làm việc hợp pháp tại Nga:

(i) Миграционный учёт – Đăng ký khẩu tạm trú: Người nước ngoài nhập cảnh vào Nga, trong vòng 7 ngày phải đăng ký tạm trú. Trách nhiệm đăng ký thuộc về bên mời. Thường thường người lao động và ăn theo đăng ký theo địa chỉ của công ty. Nếu không đăng ký đúng thời hạn sẽ bị phạt 2 000 – 7 000 rúp và có thể trục xuất.

(ii) ДМС – Bảo hiểm y tế tự nguyện: Ngay những ngày đầu tiên người nước ngoài phải mua bảo hiểm y tế. Nếu không có BHYT sẽ bị phạt 2 000 – 5 000 rúp.

(iii) ИНН – Mã số thuế: Mã số thuế do phòng thuế cấp một lần cho suốt đời. Từ ngày 27/03/2016 người lao động phải có mã số thuế mới xin được quyền lao động. Có mã số người ta có thể kiếm tra được đã nộp thuế bao nhiêu và còn nợ những gì.

(iv) СНИЛС – Mã số bảo hiểm hưu tri. Mã Số hưu trí do quỹ hưu phát một lần cho suốt đời. Khi xin việc chính thức người lao động phải có những giấy tờ này thì công ty mới có thể trả lương, trả thuế

(Nguồn: Ban công tác cộng đồng và Phòng Lãnh sự

Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga)​

​​​ ​​​​​​​​​​​​​ ​​​
  • QUOCHOI.jpg 

    vanphongchinhphu3.jpg

    BONGOAIGIAO-EN.jpg

     BOKEHOACH-en.jpg​​

    BOCONGTHUONG-en.jpg

    dulich-en.jpgvietnamplus.jpgvov.jpgQUEHUONG.jpg
  • QUOCHOI2.jpg 

    vanphongchinhphu4.jpg

    BONGOAIGIAO-EN.jpg

    BOKEHOACH-en.jpg

    BOCONGTHUONG-en.jpg

    dulich-en.jpgvietnamplus.jpgvov.jpgQUEHUONG.jpg
    Về đầu trang
  • Bản quyền thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam​Liên hệ  |  đồ trang   |  Quyền riêng tư​  |  Q​&A​Lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ekaterinburg22 Karla Libknesta Street Ekaterinburg, 620075 - Nga Tổng đài : (00-7-343) 2530280 (81,83,84)Fax : (00-7-343) 2530282Email : consul.ekaterinburg@mofa.gov.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Visa Mở Là Gì