Quy định đo Lường đối Với Hàng đóng Gói Sẵn - Luật Việt Tín
Có thể bạn quan tâm
Quy định hiện nay quy định những yêu cầu về đo lường đối với hàng hoá được ghi nhãn và đóng gói với lượng định mức bằng nhau theo khối lượng hoặc thể tích (sau đây gọi tắt là hàng đóng gói sẵn) và dùng để kiểm tra hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục phải quản lý nhà nước về đo lường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Văn bản này có thể được tham khảo áp dụng đối với hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục nói trên.
1.2.Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sang bao (chai), đóng gói và buôn bán hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục nói trên (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phải đảm bảo hàng đóng gói sẵn đúng định lượng theo quy định này.
1.3.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm trahàng đóng gói sẵn. Việc kiểm tra hàng đóng gói sẵn được thực hiện tại doanh nghiệp.
1.4.Những thuật ngữ sử dụng trong quy định này được hiểu như sau:
1.4.1.Hàng đóng gói sẵn là hàng hoá được định lượng và đóng gói không có sự chứng kiến của khách hàng.
1.4.2.Lượng định mức (Qn) của đơn vị hàng đóng gói sẵn là lượng hàng hoá được ghi trên bao bì.
1.4.3.Lượng chứa thực (Qr) của đơn vị hàng đóng gói sẵn là lượng thực của hàng hoá chứa trong bao bì; trường hợp đóng gói theo khối lượng là khối lượng tịnh, theo thể tích là thể tích tịnh.
1.4.4.Lượng chứa tối thiểu cho phép (Qmin) của đơn vị hàng đóng gói sẵn là hiệu số giữa lượng định mức (Qn) và giới hạn thiếu cho phép (T) đượcquy định trong Bảng 1.
1.4.5.Đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp (gọi tắt là đơn vị không phù hợp) là đơn vị hàng đóng gói sẵn có lượng chứa thực (Qr) nhỏ hơn lượng chứa tối thiểu cho phép (Qmin).
1.4.6.Lô hàng đóng gói sẵn (gọi tắt là lô) là tập hợp các đơn vị hàng đóng gói sẵn cùng một lượng định mức được đóng gói trong cùng một điều kiện.
1.4.7.Cỡ lô (N) là số đơn vị hàng đóng gói sẵn có trong lô.
Tại Doanh nghiệp thực hiện việc sang bao (chai), đóng gói, cỡ lô được tính bằng số đơn vị hàng đóng gói sẵn của một đợt nhập kho nhưng không quá 10.000 đơn vị. Tại Doanh nghiệp sản xuất, cỡ lô được tính bằng sản lượng của dây chuyền đóng gói trong một giờ; trường hợp này cỡ lô có thể lớn hơn 10.000 đơn vị.
1.5.Hàng đóng gói sẵn phải được ghi nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hoá.
2. Yêu cầu về đo lường
2.1 Giới hạn thiếu cho phép
Giới hạn thiếu cho phép của đơn vị hàng đóng gói sãn có lượng định mức Qn được qui định trong bảng 1 dưới đây:
Bảng1.
Lượng định mức (Qn) | Giới hạn thiếu cho phép T (*) | |
(g hoặc mL) | Theo phần trăm của Qn | theo g hoặc mL |
Đến 50 | 9 | – |
Trên 50 đến 100 | – | 4,5 |
Trên 100 đến 200 | 4,5 | – |
Trên 200 đến 300 | – | 9 |
Trên 300 đến 500 | 3 | – |
Trên 500 đến 1000 | – | 15 |
Trên 1000 đến 10 000 | 1,5 | – |
Trên 10 000 đến 15 000 | – | 150 |
Trên 15 000 đến 25 000 | 1,0 | – |
Trên 25 000 | 2,0 | – |
(*) Ghi chú: Giá trị T được làm tròn lên, đến phần mười của g ( hoặc mL) đối với Qn nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 g (hoặc mL) và đến hàng đơn vị của g (hoặc mL) đối với Qn lớn hơn 1 000 g (hoặc mL).
2.2.Giá trị trung bình
2.2.1.Khi kiểm tra 100% lô hàng đóng gói sẵn, giá trị trung bình lượng chứa thực Qtb của lô hàng đóng gói sẵn phải không nhỏ hơn lượng định mức Qn.
2.2.2.Khi kiểm tra lô hàng đóng gói sẵn theo phương pháp lấy mẫu, giá trị trung bình lượng chứa thực Xtb của mẫu không được nhỏ hơn trị số quy định dưới đây:
t
Xtb³ Qn – ———— s
n
Trong đó:
-n là số lượng mẫu kiểm tra;
-t là hằng số Student ứng với P = 99 %;
-s là độ lệnh bình phương trung bình lượng chứa thực của các mẫu tính theo công thức sau:
1n
s= ——– ồ (Xi – Xtb)2
n-1 i = 1
VớiXi là lượng chứa thực của đơn vị thứ i trong mẫu.
2.3.Số đơn vị không phù hợp
2.3.1.Khi kiểm tra 100% lô hàng đóng gói sẵn, số đơn vị không phù hợp có trong lô không được lớn hơn 2% của cỡ lô (N); trong đó không có đơn vị hàng đóng gói sẵn nào có lượng thiếu lớn hơn hai lần giới hạn thiếu cho phép.
2.3.2.Khi kiểm tra lô hàng đóng gói sẵn theo phương pháp lấy mẫu, số đơn vị không phù hợp có trong mẫu không được lớn hơn số đơn vị không phù hợp cho phép tuỳ theo phương pháp lấy mẫu.
3. Tiến hành kiểm tra
3.1.Đối với hàng đóng gói sẵn định lượng theo khối lượng:
Xác định khối lượng tịnh của hàng hoá cho từng đơn vị hàng đóng gói sẵn bằng cách cân để xác định khối lượng cả bì sau đó trừ đi khối lượng bì.
3.2.Đối với hàng đóng gói sẵn định lượng theo thể tích:
Xác định thể tích tịnh của hàng hoá cho từng đơn vị hàng đóng gói sẵn bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Đong chất lỏng bằng phương tiện đong (bình đong định mức, ống đong khắc độ).
Phương pháp gián tiếp: Xác định thể tích hàng hoá bằng cách cân để xác định khối lượng và khối lượng riêng của hàng hoá.
3.3.Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra hàng đóng gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định.
Subscribe Nhận thông báo khi có bình luận mới khi có người phản hồi Tôi cho phép sử dụng địa chỉ email của mình và gửi thông báo về các bình luận và trả lời mới (bạn có thể hủy đăng ký bất kỳ lúc nào). Label {} [+] Tên của bạn* Địa chỉ Email* Tôi đã xem chính sách bình luận Label {} [+] Tên của bạn* Địa chỉ Email* Tôi đã xem chính sách bình luận 0 Bình luận cũ nhất mới nhất Inline Feedbacks Xem tất cả bình luận Xem thêm- Trang chủ
- Công Bố Sản Phẩm
- Công bố mỹ phẩm
- Công bố thực phẩm
- Công bố thực phẩm chức năng
- Công bố hợp quy sản phẩm
- Công bố sản phẩm bánh kẹo
- Đăng ký kinh doanh
- Thành lập công ty
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi địa chỉ công ty
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Thay đổi người đại diện
- Thay đổi thành viên góp vốn
- Tăng vốn điều lệ
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Giải thể công ty
- Bảng tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Xin giấy phép
- Sở hữu trí tuệ
- Con dấu
- Thông tin pháp luật
Từ khóa » Trọng Lượng Tịnh Luật định
-
3 Phương Pháp Xác định Trọng Lượng: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trọng Lượng Bì (Tare Weight) Là Gì ? Khối Lượng Tịnh (Net Weight) Là ...
-
Hợp đồng - SlideShare
-
Khối Lượng Tịnh Là Gì? Ý Nghĩa Khối Lượng Tịnh Trên Bao Bì?
-
Trọng Lượng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập San - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Đồng Nai
-
Cách Tính Trọng Lượng Bao Bì
-
Điều Khoản Số Lượng Hàng Hóa Trong Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế
-
Cách Tính Trọng Lượng Tính Cước Hàng Không - HP Toàn Cầu
-
Trọng Lượng Tịnh Là Gì
-
Net Weight / Trọng Lượng Tịnh Trên Bao Bì Là Gì? Định Nghĩa, Ví ...
-
Chuyên đề Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương
-
Số: 34/1999/TT-BTM - Bộ Công Thương
-
Net Weight Và Gross Weight Là Gì? Cách Tính Và ứng Dụng