Quy định Ghi Nhãn Sản Phẩm Thực Phẩm Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nếu doanh nghiệp đang lên kế hoạch in số lượng lớn nhãn để tung sản phẩm ra thị trường, hãy chắc chắn rằng nội dung trên nhãn đã thể hiện đúng và đủ các yêu cầu theo quy định ghi nhãn sản phẩm thực phẩm. Đây là việc quan trọng cần phải kiểm tra kỹ, bởi vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến doanh nghiệp phải hủy toàn bộ nhãn lỗi hoặc nếu tung sản phẩm có nhãn lỗi ra thị trường sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
10 thông tin ghi nhãn sản phẩm thực phẩm bắt buộc phải thể hiện
Căn cứ Nghị Định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và thông tư 05/2019/TT-BKHCN, tất cả thực phẩm đóng gói sẵn đều phải được dán nhãn để hiển thị một số thông tin bắt buộc. Các thông tin bao gồm:
Tên hàng hóa
Trên nhãn bao bì phải thể hiện tên của sản phẩm. Tên sản phẩm phải đủ rõ ràng, đúng kích thước và đặt ở vị trí dễ quan sát để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt nó với các loại thực phẩm khác. Theo quy định ghi nhãn thực phẩm, tên hàng hóa sẽ do tổ chức, cá nhân sản xuất tự đặt nhưng không được trình bày một cách sai lệch, gây hiểu lầm hoặc lừa dối người mua.
Nếu thực phẩm đã được chế biến theo một cách nào đó thì quy trình đó phải được bao gồm trong tiêu đề, ví dụ: “thịt xông khói hun khói”, “đậu phộng rang muối” hoặc “trái cây sấy khô”. Trường hợp nếu doanh nghiệp sử dụng tên của thành phần làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
Thành phần
Các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần của khối lượng tại thời điểm sản xuất và phải đủ chi tiết để mô tả thành phần, đảm bảo không gây hiểu lầm cho người mua.
Trên nhãn phải ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm ngay cả khi trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”;
Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn về cách chuẩn bị và nấu chín thực phẩm một cách thích hợp, kể cả để hâm nóng trong lò vi sóng, phải được ghi trên nhãn nếu cần. Nếu thức ăn phải được làm nóng, nhiệt độ của lò và thời gian nấu thường sẽ được nêu rõ.
Hướng dẫn bảo quản
Nhãn trên bao bì phải có hướng dẫn cách bảo quản sản phẩm. Ví dụ: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sang mặt trời.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng
Hầu hết thực phẩm được đóng gói sẵn sẽ yêu cầu thời ghi rõ hạn sử dụng hoặc sử dụng tốt nhất trước ngày… tùy thuộc vào bản chất của thực phẩm và thời gian dự kiến có thể ăn được mà không ảnh hưởng đến mùi vị cảm quan hoặc sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng phải được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Các số chỉ ngày, tháng được ghi bằng hai chữ số còn số chỉ năm được phép ghi bằng bốn chữ số.
Tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm hàng hóa
Các cơ sở sản xuất ra sản phẩm phải thể hiện thông tin đầy đủ trên bao bì hoặc trên nhãn. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
Định lượng hàng hóa
Tất cả thực phẩm đóng gói phải ghi định lượng trên nhãn và tuân thủ quy định ghi nhãn sản phẩm thực phẩm sau:
Thông tin cảnh báo
Khi một sản phẩm thực phẩm chứa bất kỳ chất gây dị ứng nào thì bắt buộc phải được liệt kê và nhấn mạnh trong danh sách thành phần. Điều này cho phép người tiêu dùng hiểu thêm về các thành phần trong thực phẩm đóng gói và rất hữu ích cho những người bị dị ứng và không dung nạp với một số thành phần.
Ngoài ra, một số thông tin cảnh báo khác như: Không sử dụng sản phẩm khi đã hết hạn hoặc không dùng cho phụ nữ có thai…
Nguồn gốc xuất xứ
Theo quy định ghi nhãn thực phẩm, việc chỉ ra quốc gia xuất xứ hoặc nơi xuất xứ của thực phẩm là yêu cầu bắt buộc. Nếu không ghi rõ điều này có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về quốc gia xuất xứ thực sự hoặc nơi xuất xứ của thực phẩm. Người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn nếu không có thông tin này.
Ví dụ như bánh Melton Mowbray Pork được sản xuất tại Ý.
Quy định cách thể hiện thông tin ghi nhãn sản phẩm thực phẩm
Kích thước phông chữ tối thiểu áp dụng cho thông tin bắt buộc có chiều cao tối thiểu là 1,2mm. Nếu diện tích bề mặt lớn nhất của bao bì nhỏ hơn 80 cm2, bạn có thể sử dụng chiều cao tối thiểu là 0,9mm. Chữ hoặc chữ số của thông tin phải có màu sắc tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
Thông tin bắt buộc về thực phẩm phải rõ ràng và không được che khuất dưới bất kỳ hình thức nào. Thông tin bắt buộc yêu cầu không thể tẩy xóa được, vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng loại mực không bị chảy hoặc có thể chà ra, đặc biệt là thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Tất cả thông tin bắt buộc phải bằng tiếng việt mặc dù bạn có thể thêm nhãn bằng các ngôn ngữ khác ngoài nhãn tiếng Anh.
>> Xem thêm các yêu cầu tại Nghị Định 43/2017/NĐ-CP
Quy định ghi giá trị dinh dưỡng lên nhãn áp dụng từ năm 2024
Vừa qua, ngày 30/12/2023 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Theo đó, chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
Chi tiết xem tại bài viết sau: Hướng dẫn ghi giá trị dinh dưỡng lên nhãn sản phẩm
Trên đây là các thông tin bắt buộc và quy định cần phải tuân thủ khi ghi nhãn sản phẩm thực phẩm. Hiện nay, ghi nhãn hàng hóa là yêu cầu bắt buộc khi muốn đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường, tùy theo từng loại sản phẩm sẽ có cách ghi nhãn khác nhau. Nếu có khó khăn hay bất cứ câu hỏi nào về thủ tục công bố sản phẩm, vui lòng liên hệ Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết nàyNguyễn Ngọc Phụng
Nguyễn Ngọc Phụng Tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế, từng giữ vị trí chuyên gia ISO tại các nhà máy sản xuất thực phẩm. Với những cọ xát và ứng dụng thực tế, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho doanh nghiệp bạn.
Các bài viết liên quan
Bán hàng shopee cần giấy công bố thực phẩm không ?
Bạn đang muốn bán hàng trên shopee nhưng không rõ có cần công bố thực...
08 Th403 tiêu chuẩn an toàn vệ sinh bao bì thực phẩm
Bao bì chứa đựng thực phẩm giúp bảo vệ sản phẩm tránh được các tác...
16 Th8Giấy an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói yến sào
Giấy an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói yến sào hay còn gọi là...
31 Th3Cơ sở sản xuất rượu cần có những loại giấy phép gì ?
Nếu bạn có ý định mở cơ sở sản xuất rượu thủ công tại thì...
04 Th11Dịch vụ của FSC
Giấy phép an toàn thực phẩm
Giấy công bố sản phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm
Giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá
Giấy phép thành lập công ty
Đăng ký mã số mã vạch
Đăng ký sở hữu trí tuệ
Giấy phép quảng cáo
Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
Giấy phép sản xuất rượu thủ công và rượu công nghiệp
Tin tức mới
Hàn Quốc đề xuất sửa đổi “Các tiêu chuẩn ghi nhãn đối với thực phẩm”
5 cách xác định hạn sử dụng thực phẩm phổ biến
6 phương pháp đánh giá cảm quan thông dụng
Mẹo phòng chống virut corona khi mua hàng ở siêu thị
Rượu có hết hạn không? Hết hạn uống có sao không?
8 rủi ro mất an toàn thực phẩm trong siêu thị
Chất ethylene oxide có thể gây ra những căn bệnh gì ?
Cách xác định hạn sử dụng của sữa lỏng
Đặc tính cảm quan của sữa và các sản phẩm từ sữa
10 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cảm quan
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Về chúng tôi
- Đội ngũ nhân sự
- Khách hàng nói về FSC
- Dịch vụ
- Công bố sản phẩm
- Chứng nhận an toàn thực phẩm
- Giấy phép sản xuất rượu
- Đăng ký mã số mã vạch
- Đăng ký sở hữu trí tuệ
- Chứng nhận HACCP/ ISO/ FSSC
- Chuỗi thực phẩm an toàn
- Kiểm nghiệm thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá
- Kiến thức
- Kiến thức pháp luật
- Video hướng dẫn
- Văn Bản Pháp Luật
- Tin tức
- Liên hệ
Từ khóa » Cách Ghi Nhãn Thực Phẩm
-
Quy định Về Ghi Nhãn Hàng Hóa Thực Phẩm Theo Nghị định 43 Chính ...
-
Quy định Về Ghi Nhãn Thực Phẩm Và Hướng Dẫn Ghi Nhãn Dinh Dưỡng
-
Quy định Về Ghi Nhãn Sản Phẩm - Eurofins Scientific
-
Hướng Dẫn Ghi Nhãn đối Với Thực Phẩm, Phụ Gia Thực Phẩm Và Chất ...
-
Nghị định 43/2017/NĐ-CP Về Nhãn Hàng Hóa
-
Thông Tư Ghi Nhãn Dinh Dưỡng đối Với Thực Phẩm - Thư Viện Pháp Luật
-
Cách Ghi Nhãn Thực Phẩm được Thực Hiện Như Thế Nào ? - Công Ty ...
-
Quy định Ghi Nhãn Thực Phẩm Mới Nhất - Luật Hoàng Phi
-
Quy định Ghi Nhãn Thực Phẩm Mới Nhất Ra Sao?
-
Quy định Ghi Nhãn Thực Phẩm Mới Nhất 2018 - Mison Trans
-
Quy định Về Ghi Nhãn Hàng Hóa Thực Phẩm đúng Luật
-
Cách Ghi Nhãn Thực Phẩm Như Thế Nào Là đúng Quy định?
-
Quy định Mới Về Nội Dung Bắt Buộc Thể Hiện Trên Nhãn Hàng Hóa