Quy định Giấy Khám Sức Khỏe Lái Xe Mới Nhất Khi Cấp đổi Bằng

- Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 khi đổi bằng lái không cần phải có giấy khám sức khỏe;

- Người có GPLX hạng A4, GPLX ô tô còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng đổi từ loại giấy bìa sang thẻ nhựa không cần phải có giấy khám sức khỏe;

- Khi đổi giấy phép lái xe ô tô các hạng (từ hạng B, C, D, E, F...) thì trong hồ sơ xin cấp đổi phải có giấy khám sức khỏe, bất kể GPLX còn thời hạn sử dụng hay không.

- Trường hợp tách giấy phép lái xe (có thời hạn và không thời hạn) thì cũng không cần giấy khám sức khỏe;

Giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị bao lâu?

Thời hạn sử dụng giấy khám sức khỏe của người lái xe: 06 tháng kể từ ngày khám sức khỏe và được cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe lái xe. Từ 01/01/2025, giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận.

Khám sức khỏe đổi giấy phép lái xe (bằng lái xe) ở đâu?

Người đổi bằng lái xe phải khám sức khỏe đổi giấy phép lái xe tại một trong các cơ sở y tế có thẩm quyền sau đây:
  • Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, BVĐK khu vực;
  • Bệnh viện đa khoa cấp Quận, huyện, thành phố;
  • Bệnh viện Đa khoa tư nhân;
  • Phòng Khám Đa khoa có đủ điều kiện (do Sở Y tế tỉnh, TP thuộc Trung ương công bố danh sách đủ điều kiện).
Ngoài ra, để đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4 (nhận GPLX tại nhà) trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch công của Bộ GTVT thì cần phải có giấy khám sức khỏe điện tử hoặc giấy được chứng thực điện tử. Tức là, người đổi bằng phải đi khám tại:
  • Bệnh viện có hỗ trợ cấp giấy khám sức khỏe điện tử. Ví dụ: Danh sách Bệnh viện cấp giấy khám sức khỏe điện tử tại Hà Nội
  • Bệnh viện có liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe với sở GTVT. Ví dụ: Danh sách các Bệnh viện liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe tại Thành phố HCM
  • Nếu bệnh viện có không hỗ trợ cả 2 loại như trên thì sau khi khám và được bệnh viện cấp giấy khám sức khỏe thì đến UBND phường, xã để chứng thực điện tử giấy này.

Một số lưu ý về giấy khám sức khỏe khi đổi bằng lái

- Theo quy định hiện hành, các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe của người lái xe sau khi hoàn thành việc khám bệnh phải cập nhật thông tin trên hệ thống. Hệ thống này liên thông giữa Bộ GTVT và Bộ Y tế để người dân thực hiện việc đổi GPLX cấp độ 4. Việc này giúp người dân có thể thực hiện thủ tục đổi GPLX online mà không cần phải đến trực tiếp.

- Theo quy định cũ, thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe, khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô là các thủ tục hành chính. Theo quy định mới thì bãi bỏ các thủ tục hành chính này, chuyển thành dịch vụ, chứ không phải là bãi bỏ việc khám sức khỏe. Do đó, khi thi bằng lái xe, đổi GPLX, người dân cũng phải thực hiện khám sức khỏe và xuất trình giấy khám sức khỏe lái xe như quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

- Từ 01/01/2025, trường hợp khám sức khỏe để cấp, đổi giấy phép lái xe bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ 5 loại ma túy, trước đây là 4 loại, song không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn như hiện hành mà chỉ xét nghiệm khi có chỉ định của bác sĩ với trường hợp nghi ngờ. Riêng trường hợp khám sức khỏe định kỳ với người hành nghề lái ôtô bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn và 5 loại ma túy.

Tham khảo thêm bài viết:
Đổi bằng lái ô tô buộc phải có giấy khám sức khỏe

Thủ tục, lệ phí khám sức khỏe để lấy giấy chứng nhận

Lệ phí khám sức khỏe đối với người lái xe (không bao gồm xét nghiệm, X-quang): 160.000 - 180.000 đồng/người (quy định tại (quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BYT về khung giá dịch vụ khám bệnh). Nếu bao gồm xét nghiệm là từ 320.000 đồng.

Về thủ tục khám sức khỏe, cũng như khám sức khỏe thông thường. Đầu tiên cần điền Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất (TỰ TẢI VỀ rồi in ra hoặc lấy tại bệnh viện). Sau đó kê khai các mục theo mẫu bên dưới (Chỉ kê khai hết Mục I).

Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ kết luận và ghi rõ trong giấy khám sức khỏe như sau:

  • Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng…
  • Không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng…
  • Đạt tiêu chuẩn sức khỏe lái xe hạng…..nhưng yêu cầu khám lại (ghi cụ thể thời gian khám lại)………
giấy khám sức khỏe lái xe
Kết luận sức khỏe của Bệnh viẹn

Hướng dẫn kê khai giấy khám sức khỏe

……..(1)……... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……...(2)…….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /GKSKLX-....(3)....

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE

Ảnh (4) (4x6cm) Họ và tên (chữ in hoa): …… Giới: Nam □ Nữ □ Tuổi ......... Số CMND hoặc Hộ chiếu:......…cấp ngày……/............/…........ tại…………………...….............… Chỗ ở hiện tại: ………........ Đề nghị khám sức khỏe để lái xe hạng: …...…...………......

I. TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE

1. Tiền sử gia đình: Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: a) Không □; b) Có □; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:……………………………………………… 2. Tiền sử, bệnh sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không (Bác sỹ hỏi bệnh và đánh dấu X vào ô tương ứng) Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:…………………………………………… 3. Câu hỏi khác (nếu có): a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:………………………………………………… b) Hiện tại đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hay không? (Đối với phụ nữ……………………………………………… Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. …ngày…tháng…năm… Người đề nghị khám sức khỏe

Từ khóa » Giấy Khám Sức Khỏe Lái Xe A2