Quy định Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Quân đội nhân dân là lực lượng vũ trang của đất nước, tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh, trật tự đất nước. Các cá nhân làm việc trong Quân đội cũng được phong các cấp bậc hàm theo quy định, tiêu chuẩn. Trong Quân đội nhân dân Việt nam, có sự tham gia của các lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ. Do đó cấp bậc quân hàm cũng được sắp xếp, phân chia khác nhau. Cùng tìm hiểu quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm trong từng lực lượng theo quy định pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Văn bản hợp nhất Số: 24/VBHN-VPQH năm 2019.
– Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.
– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Cấp bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân hiện nay được quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự. Trong khi cấp bậc quân hàm của sĩ quan chuyên nghiệp được quy định trong Luật quân nhân chuyên nghiệp năm 2015. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Cấp bậc quân hàm của sĩ quan:
- 1.1 1.1. Sĩ quan là ai?
- 1.2 1.2. Cấp bậc hàm của Sĩ quan:
- 2 2. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp:
- 2.1 2.1. Quân nhân chuyên nghiệp là ai?
- 2.2 2.2. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp:
- 3 3. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
- 3.1 3.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ là ai
- 3.2 3.2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
1. Cấp bậc quân hàm của sĩ quan:
Sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt nam là các chủ thể được tuyển chọn học tập tại các đơn vị, cơ sở đào tạo Đại học và tương đương. Họ được rèn luyện về phẩm chất, tham gia môi trường quân đội và tiếp cận với tính chất nghiệp vụ. Các đối tượng này đủ điều kiện để nắm giữ chức danh, quản lý, có vai trò nhất định trong quân đội và đơn vị đóng quân.
1.1. Sĩ quan là ai?
Sĩ quan theo cách nhìn nhận trên thế giới:
Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Đây là chức vụ được xác định cho cá nhân có năng lực, trình độ và chuyên môn. Trong lực lượng quân đội, đây là thành phần chính đóng góp vai trò trong hoạt động củ đơn vị. Từ đó đảm bảo thực hiện các sứ mệnh, nhiệm vụ trong bảo vệ tổ quốc.
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác. Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Sĩ quan được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau.
Dựa trên cấp bậc quân hàm, có thể đánh giá vị trí, các đóng góp trong lực lượng quân đội.
Sĩ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt nam:
Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hợp nhất năm 2019, tại Điều 1:
“Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.”
Như vậy, Sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam phải là cá nhân tham gia vào đội ngũ của Đảng. Được thực hiện trong tư tưởng của Đảng trong phong trào lãnh đạo đất nước.
1.2. Cấp bậc hàm của Sĩ quan:
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:
– Cấp Tướng có bốn bậc:
Lần lượt theo mức độ giảm dần là:
+ Đại tướng;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Được xác định tên gọi tương đương đối với Sĩ quan thực hiện quản lý lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.
– Cấp Tá có bốn bậc:
Lần lượt theo mức độ giảm dần là:
+ Đại tá;
+ Thượng tá;
+ Trung tá;
+ Thiếu tá.
– Cấp Úy có bốn bậc:
Các bậc quân hàm giảm dần là:
+ Đại úy;
+ Thượng úy;
+ Trung úy;
+ Thiếu úy.
Như vậy, Cấp được phân ra làm Cấp Tướng, Tá, Úy. Và có các bậc giảm dần là Đại, Thượng, Trung, Thiếu.
2. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp:
Quân nhân chuyên nghiệp được tham gia huấn luyện, đào tạo ở các cơ sở Giáo dục đại học và tương đương. Do đó họ được huấn luyện, đào tạo đầy đủ về kỹ năng, tiêu chuẩn và kỹ thuật nghiệp vụ. Các đối tượng này được giữ các chức vụ trong đơn vị làm nghiệp theo chuyên môn và lĩnh vực đào tạo.
2.1. Quân nhân chuyên nghiệp là ai?
Khoản 1, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp năm 2015 giải thích quân nhân chuyên nghiệp là gì. Theo đó:
Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong quân đội nhân dân Việt nam trước tiên phải là công dân Việt Nam. Sau đó, xem xét đến các điều kiện về có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân. Các năng lực, tiêu chuẩn nghiệp vụ được xem xét đánh giá theo quy định pháp luật.
Quân nhân chuyên nghiệp được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Do đó các cá nhân này có vai trò, chức năng quan trọng trong lực lượng vũ trang.
– Quân nhân chuyên nghiệp được coi là một lực lượng chính yếu và nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. Bởi tính chất chuyên nghiệp đảm bảo trong huấn luyện, trong năng lực phản ánh.
– Quân nhân chuyên nghiệp là có vai trò chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý. Các quân nhân không chỉ được rèn luyện nghiệp vụ, còn thực hiện được các chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.
Phân loại Quân nhân chuyên nghiệp:
– Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Họ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động của đơn vị làm việc. Do đó được hưởng các chế độ theo quy định, chức danh nghề nghiệp tại đơn vị đóng quân.
– Quân nhân chuyên nghiệp ngạch dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật. Tính chất dự bị cũng đảm bảo năng lực, nghiệp vụ. Tuy nhiên, họ được nhà nước gọi khi thiếu lực lượng, đảm bảo vai trò dự bị, cũng như tham gia sản xuất ở địa phương.
2.2. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp:
Theo Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:
– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp:
Cấp bậc quân hàm được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương. Theo đó, không có cấp tướng đối với hoạt động nghiệp vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Cấp bậc quân hàm bao gồm:
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
Cho thấy sự khác biệt nhất định so với nghiệp vụ, cấp bậc quân hàm của lực lượng sĩ quan. Các quân nhân chuyên nghiệp đảm bảo hiệu quả quản lý, thực hiện vai trò kỹ thuật nhiều hơn trong đơn vị.
– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
+ Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
Các chức danh được đọc kèm để xác định cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp. Qua đó giúp ta xác định được loại. Bậc quân hàm cao nhất.
3. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
3.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ là ai
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, Hạ sĩ quan, binh sĩ là lực lượng tham gia trong quân đội nhân dân. Tuy nhiên, họ chưa được đào tạo về tính chuyên nghiệp, nghiệp vụ đầy đủ để đảm bảo hiệu quả hoạt động trong đơn vị. Do đó, quá trình đóng quân, lực lượng này thực hiện huấn luyện, tham gia vào công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Họ được tham gia hoạt động theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự. Đây là các đối tượng đảm bảo sức khỏe, điều kiện tham gia huấn luyện tập chung. Từ đó đảm bảo các lực lượng có sức khỏe, được tiếp cận với môi trường quân đội. Được tham gia huấn luyện để thực hiện mục tiêu bảo vệ tổ quốc.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Họ đăng ký nhưng chưa được tham gia vào đơn vị theo tính chất nhập ngũ. Các cá nhân này vẫn thực hiện sinh hoạt của địa phương và đợi lệnh của nhà nước. Tính chất dự bị đảm bảo cho số lượng, chỉ tiêu cũng như nâng cao chất lượng công dân trong lực lượng quân đội. Từ đó đảm bảo hiệu quả hoạt động và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt nam.
3.2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
Theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ gồm:
– Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm:
+ Thượng sĩ;
+ Trung sĩ;
+ Hạ sĩ.
– Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm:
+ Binh nhất;
+ Binh nhì.
Các bậc quân hàm được xác định căn cứ trên thời gian tham gia vào lực lượng, chất lượng huấn luyện theo tiêu chuẩn của bậc quân hàm. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ không thuộc đối tượng tham gia huấn luyện chuyên nghiệp. Cho nên không có Cấp theo quy định pháp luật. Các đối tượng này được ưu tiên đăng ký, xét tuyển vào các trường đào tạo quân sự, lực lượng cho Quân đội nhân dân Việt nam.
Từ khóa » Cấp Bậc Quân đội Việt Nam
-
Hệ Thống Cấp Bậc Trong Quân đội Năm 2022? Làm Sao để Nhận Biết ...
-
Quân Hàm Quân đội Nhân Dân Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cập Nhật Chi Tiết Hệ Thống Cấp Bậc Trong Quân đội - LuatVietnam
-
Cấp Bậc Hàm Trong Quân đội Việt Nam - Luật LawKey
-
Các Cấp Bậc Trong Quân đội Mới Nhất
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân Và Công An ...
-
Toàn Văn - Trung ương
-
Hệ Thống Cấp Bậc Của Sĩ Quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam
-
Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân Việt Nam
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Của Sĩ Quan Quân đội Nhân Dân, Sĩ ...
-
Toàn Văn - VietLaw
-
Phân Biệt Quân Nhân Chuyên Nghiệp Và Sĩ Quan Khác Nhau Thế Nào?
-
Về Hệ Thống Chức Vụ Và Cấp Bậc Quân Hàm Của Sĩ Quan Quân đội ...