Quy định Mã Số, Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Bác Sĩ

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ trong lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đảm nhận. Đồng thời đó cũng chính là tiêu chuẩn, điều kiện để tuyển dụng bác sĩ trong các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám… Vậy mã số, hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ được quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ
  • Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Thông tư liên tịch số 10/2015 TTLT-BYT-BNV quy định rất rõ về mã số và các hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ. Cụ thể chúng tôi sẽ tổng hợp trong bảng sau đây:

Chức danhHạng chức danh nghề nghiệpMã số chức danh nghề nghiệp
Bác sỹBác sĩ cao cấp hạng IMã số: V.08.01.01
Bác sĩ chính hạng IIMã số: V.08.01.02
Bác sĩ hạng IIIMã số: V.08.01.03
Bác sỹ y học dự phòngBác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng IMã số: V.08.01.04
Bác sĩ y học dự phòng chính hạng IIMã số: V.08.01.05
Bác sĩ y học dự phòng hạng IIIMã số: V.08.01.06

Như vậy, chức danh nghề nghiệp bác sĩ được chia làm ba hạng: I, II, III trong đó cao nhất là hạng I. Mỗi hạng chúng sẽ có những mã số riêng. Mỗi mã số sẽ đi kèm với những tiêu chuẩn chức năng và nhiệm vụ riêng.

chức danh nghề nghiệp của bác sĩ
Chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Xem thêm:

  • Chức danh nghề nghiệp y tế
  • Chức danh nghề nghiệp y sỹ
  • Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Điều 4, 5, 6 mục 1 Chương II thông tư liên tịch 10/2015 quy định cụ thể về nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ. Do đó, chúng tôi sẽ tổng hợp bảng sau đây để các bạn nắm được những tiêu chuẩn giống và khác nhau giữa các hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ.

Tiêu chuẩnBác sỹ Hạng IBác sỹ Hạng IIBác sỹ Hạng III
Nhiệm vụChủ trì tổ chức, khám chữa bệnh.

Thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân.

Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp.

Chủ trì tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa học lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật.

Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao.

Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi chuyên môn được giao.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học

Khám chữa bệnh

Thông tin truyền thông, giáo dục về sức khỏe cho nhân dân.

Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp.

Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao.

Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa học lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

Khám bệnh, chữa bệnh theo sự phân công, công tác.

Thông tin tuyên truyền về giáo dục sức khỏe cho người dân.

Tư vấn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.

Vận hành, sử dụng thiết bị y học vào công tác chữa bệnh.

Tiến hành giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần…

Đào tạo và nghiên cứu y học.

Tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡngBằng tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, hoặc bằng tiến sỹ y học ( trừ y học dự phòng)

Trình độ tiếng Anh B2 theo khung năng lực 6 bậc áp dụng tại Việt Nam.

Bằng tin học theo thông tư 03/2014 của Bộ.

Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sỹ cao cấp hạng I.

Tốt nghiệp bằng bác sỹ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ ngành y học ( trừ y học dự phòng)

Trình độ tiếng Anh B1 trở lên

Trình độ tin học cơ bản theo quy định tại thông tư 03/2014

Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sỹ hạng II.

Tốt nghiệp bác sỹ trở lên ( Trừ bác sỹ y học dự phòng)

Trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam

Bằng tin học theo chuẩn thông tư 03/2014 của Bộ truyền Thông tin và truyền thông.

Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sỹ hạng III

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụHiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, chính sách pháp luật về công tác khám chữa bệnh.

Có kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa;

Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật chuyên môn và đề xuất giải pháp; đánh giá kết quả biện pháp can thiệp dựa vào bằng chứng.

Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.

Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.

Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm.

Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.

Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa.

Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh.

Tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.

Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.

Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ (hạng III) lên chức danh bác sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú; trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ (hạng III) tối thiểu là 02 năm….

Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành.

Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường;

Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh

Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân.

Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

Tiêu chuẩn chungTận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Tôn trọng quyền của người bệnh.

Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Như vậy tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng I, II, III về cơ bản có nhiều điểm giống nhau. Chỉ khác nhau ở một số tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng đào tạo. Hy vọng với những thông tin này sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn!

Rate this post

Từ khóa » Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Bác Sĩ