Quy định Mới Nhất Về Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm - ISOHA

Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

  • Tên giao dịch quốc tế của Ban Quản lý: Food Safety Management Authority of Ho Chi Minh City.
  • Tên viết tắt: FSMA

Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

Nội dung chính

  • 1. Căn cứ pháp lý thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm
  • 2. Thời gian bắt đầu hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm
  • 3. Các lĩnh vực do Ban quản lý ATTP quản lý
  • 4. Vậy các hồ sơ trước ngày 22/05/2017 thì giải quyết ra sao?

1. Căn cứ pháp lý thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm

  • Căn cứ Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Ban Quản lý An ATTP thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Quản lý);
  • Căn cứ Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh;
  • Căn cứ vào sự thống nhất bàn giao các thủ tục hành chính giữa các Sở có liên quan như Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự chứng kiến của Sở Tư pháp ngày 15 tháng 5 năm 2017.

Thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM

Lễ thành lập Ban Quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh

2. Thời gian bắt đầu hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm

Kể từ ngày 22/05/2017, Ban Quản lý ATTP sẽ tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các vấn đề an toàn thực phẩm.

3. Các lĩnh vực do Ban quản lý ATTP quản lý

Các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm do Ban Quản lý tiếp nhận và giải quyết bao gồm:

  • Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Cấp Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định và cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy.
  • Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
  • Thủ tục về chuỗi thực phẩm an toàn.

4. Vậy các hồ sơ trước ngày 22/05/2017 thì giải quyết ra sao?

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận các thủ tục nêu trên theo thẩm quyền trước ngày 22/5/2017 thì sẽ tiếp tục giải quyết đến khi hoàn tất hồ sơ.

Trụ sở chính của Ban Quản lý: Trước mắt đặt tại trụ sở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, địa chỉ số 18, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

==> Xem thêm:

➦  Lễ công bố quyết định thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM

Mọi thủ tục hồ sơ vẫn được các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết, nên các doanh nghiệp không cần quá lo lắng. Nếu có vướng mắc về thủ tục hồ sơ, vui lòng liên hệ ISOHA theo thông tin bên dưới để được hướng dẫn, hỗ trợ tốt nhất!

5/5

Từ khóa » Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tphcm