QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA ACFTA (C/O Form E)

Tin tức Quy Tắc xuất xứ hàng hóa ACFTA (C/O Form E) Áp dụng từ ngày 12/09/2019 Đăng ngày: 05/09/19 Chia sẻ Ngày 30/07/2019 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ACFTA). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/09/2019 thay thế các quy định tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM, Thông tư số 36/2010/TT-BCT, số 01/2011/TT-BCT, số 37/2011/TT-BCT, số 21/2014/TT-BCT và số 14/2016/TT-BCT.Chi cục Hải quan cảng Cái Lân tổng hợp một số nội dung và gửi tài liệu kèm theo (bản word) để các doanh nghiệp thuận tiện trong tiếp cận thông tin, nghiên cứu, thực hiện:I. VỀ KẾT CẤU THÔNG TƯ:Thông tư gồm 4 chương với 34 điều, và 04 phụ lục kèm theo:- Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng- Phụ lục II: Mẫu C/O mẫu E- Phụ lục III: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu E xuất khẩu- Phụ lục IV: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Việt Nam.So với quy định cũ, Quy tắc xuất xứ và Chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa đã được đưa từ phụ lục vào nội dung chính của Thông tư (Chương 2 và Chương 3).II. VỀ NỘI DUNG CỤ THỂ:- Thông tư: https://tinyurl.com/122019ttbct- Các phụ lục: https://tinyurl.com/122019ttbctplIII. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ:1. Về hàng hóa có xuất xứ thuần túy: Bổ sung Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô được coi là có xuất xứ thuần túy.2. Về hàng hóa được coi là có xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan: Đối với hàng hóa nói chung, ngoài yêu cầu hàm lượng giá trị khu vực (RVC) >= 40% so với trước đây thì yêu cầu thêm công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một Nước thành viên. Mở rộng thêm đối với hàng hóa thuộc các Chương 25, 26, 28, 29, 31 và 39; 42-49; 57-59, 61, 62, 64; 66-71; 73-83; 86-88; 91-97 sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH) ngoại trừ các Nhóm 29.01, 29.02, 31.05, 39.01, 39.02, 39.03, 39.07, 39.08 áp dụng tiêu chí xuất xứ RVC 40% và bổ sung quy định “De minimis” đối với hàng hóa thuộc chương 50-63.3. Về công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC), được quy định trực tiếp như sau: RVC=(FOB – VNM)/FOB * 100%. Trong đó: VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ.4. Về quy định hàng hóa vận chuyển trực tiếp để được hưởng ưu đãi thuế quan: Ngoài các điều kiện yêu cầu phải đáp ứng thì nay quy định chặt chẽ hơn so với trước là hàng hóa chỉ được vận chuyển qua MỘT nước không phải là thành viên (trước có thể vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ACFTA nếu đáp ứng các điều kiện).5. Về màu sắc: C/O mẫu E mới được làm trên giấy trắng, khổ A4, gồm 1 bản gốc (Original) và 2 bản sao (Duplicate và Triplicate), khác với mẫu C/O trước (bản gốc màu be, 2 bản sao màu xanh nhạt).6. Về thời điểm cấp C/O: quy định rõ là được cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng (trước đây quy định cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu, thời điểm xuất khẩu là gì thì lại phải tham chiếu các quy định khác liên quan).7. Về cơ quan cấp C/O giáp lưng: C/O giáp lưng của Trung Quốc sẽ do Cơ quan Hải quan cấp, C/O giáp lưng của các nước thành viên ASEAN sẽ do Tổ chức cấp C/O cấp.8. Về áp dụng quy định miễn nộp C/O mẫu E: Để tránh trường hợp lợi dụng miễn C/O mẫu E đối với hàng hóa có có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ để nhập khẩu các lô hàng liên tiếp, Thông tư quy định cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu không cho miễn C/O mẫu E.9. Về cơ quan được cấp C/O mẫu E của Việt Nam: Thay Sở Công Thương Hải Phòng bằng Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng và bổ sung thêm 03 cơ quan: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình và Ban Quản lý Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.10. Một số nội dung hướng dẫn mới về ghi các ô trên C/O:+ Ô số 8: Bổ sung thêm 2 tiêu chí xuất xứ “PE” và ‘CTH” vào nội dung khai báo.+ Ô số 9: Ghi trọng lượng cả bao bì hoặc trọng lượng tịnh hoặc đơn vị đo lường khác và trị giá FOB chỉ ghi trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC.+ Ô số 10: Có thể khai báo số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba. Hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.+ Ô số 13: Trường hợp C/O cấp sau, nếu không thể đánh dấu bằng điện tử hay đánh máy thì được đóng dấu với dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY” (trước đây bắt buộc phải tích). Trường hợp sử dụng C/O giáp lưng thì trị giá trên Ô số 9 là trị giá hóa đơn của sản phẩm được xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian và chỉ cần ghi nếu áp dụng tiêu chí RVC. Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc ghi tại Ô số 7.Nguồn: Tổng hợp Chia sẻ

Bản tin khác

Tin nổi bật

  • 05 Jun
    Thủ tục nhập khẩu quả dừa
    Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dừa đang rất phát triển, các sản phẩm được làm từ dừa của Việt Nam đã có mặt tại gần 90 quốc gia trên thế giới. Sản lượng các sản phẩm sản xuất xuất khẩu từ dừa của VN chỉ xếp sau 1 vài nước trên thế giới: Indonesia, Philippines, India, Sri Lanka.
  • 01 Jun
    Hướng dẫn kiểm tra thông tin C/O trên trang điện tử của nước xuất khẩu
    Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra thông tin một số mẫu C/O trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.
  • 29 May
    Hiệp định ILP (Import Licensing Procedures - ILP) là gì?
    Hiệp định ILP (tiếng Anh: Import Licensing Procedures, viết tắt: ILP) hay còn được gọi là hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu.
  • 29 May
    Hiệp định PSI (Pre-Shipment Inspection - PSI) là gì?
    Hiệp định PSI (tiếng Anh: Pre-Shipment Inspection, viết tắt: PSI) là một cách mà chính phủ các nước bảo vệ doanh thu nhập khẩu cho quốc gia của mình.
  • 29 May
    Trị giá hải quan (Customs Valuation) là gì?
    Trị giá hải quan (tiếng Anh: Customs Valuation) là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
  • 27 May
    Thủ tục xuất khẩu hàng dệt may sang Châu Âu
    Hiện nay với việc khai hải quan đối với hàng may mặc được quy định trong thông tư 38/2015/TT-BCT và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng Dệt May xuất khẩu như mặt hàng bình thường, chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ: Invoice, Packing List, Bill of Lading, Certificate of Origin (bắt buộc FORM EVFTA để được giảm thuế bên EU), tờ khai hải quan.

Thông tin liên hệ

Tòa nhà Melody 1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM T. +84 28 355 11 657F. +84 28 355 11 675 E. info@melodylogistics.comTổng đài tiếp nhận và giải quyết phản ánh chất lượng dịch vụ từ khách hàng và đại lý+84 941 83 00 66

Facebook Feed

Melody Logistics

Từ khóa » Tiêu Chí Acfta Là Gì