Quy định Số 30-QĐ/TW, Ngày 26/7/2016 Của Ban Chấp Hành Trung ...

  • Trang chủ
  • C. Mác; Ph. Ăngghen; V. I. Lênin; Hồ Chí Minh
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương
  • Các Ban Đảng Trung ương
  • Các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
  • Tư liệuvăn kiện Đảng
  • Hệ thống văn bản
  • Hồ sơ - Sự kiện Nhân chứng
Thứ Bảy, 30/11/2024 Hệ thống văn bản
  • Văn bản của Đảng
  • |
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • |
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • |
  • Nghị quyết của Chính phủ
Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
  • Trích yếu: Về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
  • Số hiệu: 30-QĐ/TW
  • Loại văn bản: Quy định
  • Lĩnh vực: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
  • Ngày ban hành: 26/07/2016
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2016
  • Cơ quan BH: Ban Chấp hành Trung ương
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Đính kèm:
Nội dung:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ---------------

Số: 30-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2016

QUY ĐỊNH

THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóaXII;

- Xét Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóaXII,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUY ĐỊNH THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

I- CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

Điều 30:

1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

1.1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà khôngkiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo

- Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưuđiểm, khuyếtđiểmhoặc vi phạm của cấpủy,tổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trênkiểm tratổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên.

- Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấpủy, tổ chức đảngcấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.

1.1.1- Chủ thể kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảngủybộ phận, ban thường vụ đảngủycơ sở, đảngủycơ sở; cấpủy, ban thường vụcấpủytừcấptrên cơ sởtrở lên;ủy bankiểm tra; các ban đảng, văn phòngcấpủy(gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).

1.1.2- Đối tượng kiểm tra và giám sát

Chiủy, chi bộ, đảngủybộ phận, ban thường vụ đảngủycơ sở, đảngủycơ sở; cấpủy, ban thường vụ cấpủy, thường trực cấpủytừ cấp trêncơ sở trở lên;ủy bankiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.

1.2- Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

1.2.1- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủytiến hành công tác kiểm tra, giám sát:

a) Công tác kiểm tra:

- Phối hợp vớiủy bankiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấpủyxây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; tham gia các cuộckiểm tracủa cấpủyhoặc chủ trì kiểm tra khi được cấpủygiao.

Xây dựngchương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của cơ quan mình tiến hànhkiểm tratổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên hoặcphối hợpvớiủy bankiểm travà các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấpủyđtiến hành công tác kiểm tra.

Giúp cấpủy, ban thường vụ cấpủytheo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp cấpủy, ban thường vụcấpủykết luận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao.

- Nội dung kiểm tra:Như nội dung kiểm tra của cấpủytại Tiết 2.2.1, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 30 có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấpủygiao.

- Đối tượng kiểm tra:

+ Chiủy, chi bộ, cấpủy, ban thường vụ cấpủy, thường trực cấpủy, trước hết là cấp dưới trực tiếp.

+ Đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách và các đối tượng khác do cấpủy, ban thường vụ cấpủycùng cấp giao.

b) Công tác giám sát:

-Phối hợpvớiy bankiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấpủy, ban thường vụ cấpủyxây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của cơ quan mình hoặcphối hợpvớiủy bankiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác củacấpủyđể tiến hành công tác giám sát.

- Nội dung giám sát:

+ Đối vớitổ chứcđảng:

Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

+ Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Đi tượng giám sát:

+ Chi ủy, chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới.

+ Đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thm quyn và trách nhiệm:

+ Thành viên các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủyvà cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát và phải giữ bí mật nội dung thông tin, tài liệu đó.

+ Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở đối tượng được giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyếtđiểm; nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

+ Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành các văn bản sai trái thì báo cáo cấpủy, ban thường vụ cấpủycùng cấp xem xét, xử lý.

c) Chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ Chính trị hoặc cấpủycùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấpủycùng cấp quản lý có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

1.2.2- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện lãnh đạo công táckiểm tra:

a) Lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

b) Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnhủy, thànhủyvề tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế đxác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra:

- Nội dung lãnh đạo:

+ Triển khai quán triệt và chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, hướng dẫn của Đảng về công táckiểm tra, giám sát, kluật đảng.

+ Lãnh đạo các thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát.

+ Lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của ban cán sự đảng, đảng đoàn; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát.

+ Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Đi tượng lãnh đạo:

+ Thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

+ Những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Phương pháp lãnh đạo:

+ Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Phân công các thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công táckiểm trathuộc phạm vi phụ trách.

+ Trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của ban cán sự đảng, đảng đoàn đối với đối tượng lãnh đạo.

+Phối hợpvới cấpủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụkiểm tra.

1.2.3-y bankiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát:

- Chủ trìphối hợpvới các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp tham mưu, giúp cấpủythực hiện các nội dung tạiĐiểm2.1, Khoản 2, Điu 30; xem xét, xử lý kỷ luật và giải quyết tcáo, khiếu nại kluật đảng.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại Điều 32, Điều lệ Đảng.

- Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấpủy, ban thường vụ cấpủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp chủ trì. Quakiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý thì đề nghị cấpủy, ban thường vụ cấpủyxem xét, quyết định.

- Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp tham mưu, giúp cấpủy, ban thường vụ cấpủykết luận các cuộc kiểm tra, đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định của cấpủy, ban thường vụ cấpủysau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng cấpủygiúp cấpủy, ban thường vụ cấpủylập và nộp lưu hồ sơ.

- Hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn và cấpủy,tổ chứcđảngcấpdướivềcông táckiểm tra, giám sát,kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sátủy bankiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toànủy bankiểm tra, tổ chức bộ máy cơ quanủy bankiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộkiểm tra.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

1.3- Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu; không đểlộ bí mật nội dung kiểm tra, giám sát chotổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Được sử dụng bằng chứng về các nội dungkiểm tra, giám sát; được bảo lưu ý kiến và đề nghị vớitổ chứcđảng cóthẩm quyềnxem xét lại nhận xét, đánh giá,kếtluận, quyết định đối với mình hoặc xem xét lại việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm,thẩm quyềncủa cấpkiểm tra, giám sát.

2- Các cấpủyđảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụkiểm tra, giám sát cáctổ chứcđảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng

2.1- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấpủy, ban thường vụcấpủycáccấp:

- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của cấpủycấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấpủycùng cấp và cấpủycấpdưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấpủyviên, các cơquan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo,kiểm tra, đôn đốc cấpủycấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạchkiểm tra, giám sát.

- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát.

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữaủy bankiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủy,giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủyvới ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc với các cơ quan liên quan.

- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công táckiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động củaủy bankiểm tra, cơ quanủy bankiểm tra,vềxây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng.

- Đềxuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

2.2-Tổ chứcthực hiện nhiệm vụ kiểm tra

2.2.1- Kiểm tra chấp hành:

a) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấpủy, ban thường vụcấpủytừ cấp trên cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công táckiểm tra.Cấpủy, ban thường vụ cấpủycăn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượngkiểm tracho phù hợp.

- Nội dung kiểm tra:

* Đối với tổ chức đảng:

+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

+ Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Đối tượng kiểm tra:

+ Tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.

+ Đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư,cấpủycáccấpquản lý và cán bộ giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng.

b) Đảngủy, ban thường vụ đảngủycơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chứcthực hiệncông tác kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ. Nội dung,đối tượng kiểm tranhư của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở và những nội dung do cấp ủy cấp trên giao.

c) Đảngủybộ phận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và những nội dung do đảngủy, ban thường vụ đảngủycơ sở giao.

d) Chi bộxây dựngkế hoạch và tiến hành kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về những điều đảng viên không được làm.

2.2.2- Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi thật sự cần thiết.

2.3- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát

2.3.1- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấpủy, ban thường vụcấpủytừcấptrên cơ sởtrở lên xây dựng chương trình,kế hoạchtổ chứcthực hiện giám sát. Xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cấpủyviên,ủy bankiểm travà các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủythực hiện.

a) Nội dung giám sát:

-Đối vớitổ chức đảng:Như nội dung kiểm tra chấp hành của cấpủytại Tiết 2.2.1, Điểm 2.2 nêu trên.

- Đối với đảng viên:Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

b) Đối tượng giám sát: Tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý.

c)Thẩm quyềnvà trách nhiệm:

- Cấpủy, ban thường vụ cấpủyphân công cấpủyviên dự các hội nghị của cấpủy,tổ chứcđảng cấp dưới.

Cấpủyviên khi thực hiện giám sát được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản hoặc báo cáo theo yêu cầu giám sát.

Cấpủyviên có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho ban thường vụ hoặc cho cấpủy; chịu trách nhiệm về việc giám sát; giữ bí mật về thông tin, tài liệu cung cấp cho việc giám sát.

- Cấpủy, ban thường vụ cấpủycử cấpủyviên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức đảng cấp dưới sửa chữa, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.

- Qua giám sát, cấpủy, ban thường vụ cấpủynhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện;bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết.

Nếu phát hiện đối tượng giám sát không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành các văn bản sai trái thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theothẩm quyền; nếu cần thiết thì yêu cầu hủybỏ các văn bản sai trái đó.

Nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì giaoủy bankiểm tratiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

2.3.2-Đảngủy, ban thường vụ đảngủycơ sở tổ chức thực hiện công tác giám sáttổ chứcđảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý như công tác giám sát của đảngủy, ban thường vụđảngủycấp trên cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2.3.3-Đảngủybộ phận thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và do đảngủy, ban thường vụ đảngủycơ sở giao. Nội dung, đối tượng giám sát như của đảngủycơ sở.

2.3.4-Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Điều 31.

1- Ủy ban kiểm tra các cấp do cấp ủy cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy

1.1- Nguyên tắctổ chức

-Ủy bankiểm tra các cấp được lập từ đảngủycơ sở trở lên, do cấpủycùng cấp bầu; bầuủyviênủy bankiểm tratrước, sau đó bầu chủ nhiệmủy bankiểm tra trong sốủyviênủy bankiểm tra. Phó chủ nhiệmủy bankiểm tra doủy bankiểm tra bầu trong sốủyviênủy bankiểm tra. Việc bầu cử được thực hiện theo Quy chế bầu cử trong Đảng.

- Nhiệm kỳ củaủy bankiểm tracác cấp theo nhiệm kỳ của cấpủycùng cấp.Ủy bankiểm tra khóamới điều hành công việc ngay sau khi được bầu và nhận bàn giao từủy bankiểm tra khóatrước. Chủ nhiệmủy bankiểm tra được ký ban hành văn bản ngay sau khi được bầu.

1.2- Cơcấutổ chứcvà sốlượngủyviênủy bankiểm tra

1.2.1-y banKim tra Trung ương

Số lượng từ 19 đến 21ủyviên chuyên trách; trong đó không quá một phần ba làỦyviên Ban Chấp hành Trung ương. Thường trựcỦy banKiểm tra Trung ương gồm Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm; số lượng phó chủ nhiệm do Bộ Chínhtrị quyết định.

1.2.2-Ủy bankiểm tra tỉnhủy, thànhủytrực thuộc Trung ương

- Số lượng từ 9 đến 11ủyviên, trong đó có 2ủyviên kiêm chức; riêng ThànhủyHà Nội,Thành phốHồ Chí Minh số lượng từ 13 đến 15ủyviên; Thanh Hóa, Nghệ An số lượng từ 11 đến 13ủyviên (do tỉnhủy, thànhủyquyết định).

- Cácủyviên chuyên trách gồm: Chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm vàmột sốủyviên. Trong đó, 1ủyviên ban thường vụ cấpủylàm chủ nhiệm và một cấpủyviên làm phó chủ nhiệm thường trực (riêngủy banKiểm tra ThànhủyHà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phó chủ nhiệm,Ủy banKiểm tra TỉnhủyThanhHóa, Nghệ An từ 3 đến 4 phó chủ nhiệm).

- Ủyviên kiêm chức gồm: Trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức của cấpủycấpủyviên và chánhthanh tra tỉnh,thành phố.

1.2.3-Ủy banKiểmtra ĐảngủyKhối các cơ quan Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13ủyviên (do ĐảngủyKhối quyết định).

- Cácủyviên chuyên trách gồm: Chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và từ 4 đến 6ủyviên; trong đó, có 2 cấpủyviên, 1ủyviên ban thường vụ cấpủylàm Chủ nhiệm và 1 cấpủyviên làm Phó Chủ nhiệm thường trực.

-Ủyviên kiêm chức là cấpủyviên phụ trách công tác tổ chức, cấpủyviên phụ trách công tác khác, bí thư hoặc phó bí thư, chủ nhiệmủy bankiểm tra đảngủytrực thuộc ĐảngủyKhối.

1.2.4-Ủy banKiểm tra ĐảngủyKhối Doanh nghiệp Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13ủyviên (do ĐảngủyKhối quyết định).

- Cácủyviên chuyên trách gồm: Chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và từ 4 đến 6ủyviên; trong đó có 2 cấpủyviên, 1ủyviên ban thường vụ cấpủylàm Chủ nhiệm và 1 cấpủyviên làm Phó Chủ nhiệm thường trực.

-Ủyviên kiêm chức là cấpủyviên phụ trách công táctổ chức, bí thư, hoặc phó bí thư, chủ nhiệmủy bankiểm tra đảngủytrực thuộc ĐảngủyKhối.

1.2.5-Ủy banKiểm traQuânủyTrung ương

- Số lượng từ 11 đến 13ủyviên (do QuânủyTrung ương quyết định), trong đó có 8ủyviên chuyên trách và từ 3 đến 5ủyviên kiêm chức; có 2 đến 3ủyviên là cấpủyviên cùng cấp.

- Cácủyviên chuyên trách gồm: 4 phó chủ nhiệm, trong đó có 1 Phó Chủ nhiệm thường trực.

-Ủyviên kiêm chức gồm: Chủ nhiệm Ủybanlà Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tổ chức; Cục trưởng Cục Cán bộ; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng.

1.2.6-Ủy banKiểm traĐảngủyCông an Trung ương

- Số lượng từ 11 đến 13ủyviên (do ĐảngủyCông an Trung ương quyết định), trong đó có từ 9 đến 11ủyviên chuyên trách và 3ủyviên kiêm chức; có 2 đến 3ủyviên làcấpủyviên cùng cấp.

- Cácủyviên chuyên trách gồm: 4 phó chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm thường trực là Đảngủyviên ĐảngủyCông an Trung ương.

- Cácủyviên kiêm chức gồm: Chủ nhiệmỦy banlà đồng chí Phó Bí thư hoặcỦyviên Thường vụ ĐảngủyCông an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Chánh Thanh tra Bộ Công an.

1.2.7-Ủy banKiểm tracủa ĐảngủyNgoài nước

Số lượng từ 7 đến 9ủyviên (do đảngủycùng cấp quyết định), trong đó có 3ủyviên chuyên trách và từ 4 đến 6ủyviên kiêm chức; từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm; có 2 cấpủyviên cùng cấp.

Ủyviên chuyên trách: Chủ nhiệm làủyviên ban thường vụ đảngủy; Phó Chủnhiệm thường trực là cấpủyviên cùngcấpvà 1ủyviên.

Ủyviên kiêm chức: Phó chủ nhiệm là Trưởng ban hoặcPhó TrưởngBanTổ chức, các ủy viên là Trưởng ban hoặcPhó Trưởng BanTuyên giáo, Trưởng banhoặc Phó Trưởng ban công tác quần chúng,Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh văn phòng và cán bộ thuộc các ban của ĐảngủyNgoài nước.

1.2.8-Ủy bankiểmtra của cấpủytrực thuộc tỉnhủy, thànhủy

Số lượng từ 7 đến 9ủyviên (do cấpủyquyết định); trong đó đồng chí chủ nhiệm làủyviên banthường vụ cấpủy, từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm (phó chủ nhiệm thường trực là cấpủyviên) và một sốủyviên chuyên trách; 2ủyviên kiêm chức gồm trưởng banhoặcphó trưởng ban tổ chức là cấpủyviên và chánh thanh tra cùngcấp(nơi không có chánh thanh tra cùngcấplà đồng chí phó bí thư củacấpủytrực thuộc).

1.2.9-Ủy bankiểm tra đảngủycấp trên cơ sở

- Số lượng từ 5 đến 7ủyviên (do cấpủycấp trên cơ sở quyết định), trong đó chủ nhiệm làủyviên ban thường vụ cấpủy, có từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm (phó chủ nhiệm thường trực là chuyên trách) và một sốủyviên chuyên trách.

-Ủyviên kiêm chức gồm đồng chí trưởngban hoặc phó trưởng ban tổ chức là cấpủyviên và chánh thanh tra cùng cấp (nơi không có chánh thanh tra cùng cấp là đồng chí phó bí thư hoặc chủ nhiệmủy bankiểm tra đảngủytrực thuộc).

1.2.10-Ủy bankiểm trađảngủycơ sở

- Số lượng từ 3 đến 5ủyviên (do đảngủycơ sở quyết định), trong đó đồng chí phó bí thư hoặcủyviên ban thường vụ, thường trực cấpủylàm chủ nhiệm. Trường hợp không có ban thường vụ cấpủythì đồng chí phó bí thư làm chủ nhiệm; phó chủ nhiệm là cấpủyviên hoặc đảng viên.

- Cácủyviên khác có thể là cấpủyviên hoặc đảng viên phụ trách công tác đoàn thể, bí thư chi bộ,thanh tra nhân dân.

Ủy bankiểm tra của đảngủycơ sở xã, phường, thị trấn; những tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan và doanh nghiệp có từ 300 đảng viên trởlên thìbố trí 1ủyviên chuyên trách làm phó chủ nhiệm.

1.2.11-Đảngủybộ phận và chi bộ không lậpủy bankiểm tra; tập thể cấpủy, chi bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và phân công 1cấpủyviên phụ trách. Ngoài ra, có thể lựa chọn phân công một số đảng viên giúp đồng chí cấpủyviên phụ trách làm công táckiểm tra, giám sát.

1.2.12-Tổ chức bộmáy, số lượngủyviênủy bankiểm tra đảngủycấp trên cơ sở và đảngủycơ sởthuộc Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng bộNgoài nước doỦy banKiểm tra Trung ương hướng dẫn sau khi thống nhất với các đảngủytrên và Ban Tổ chức Trung ương.

1.3-Trường hợpcó những yêu cầu khác với quy định nêu tại các Điểm 1.1 và 1.2, khoản 1, Điều 31, cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủyphải báo cáo với cấpủycấp trên trực tiếp, khi được sự đồng ý mớitổ chứcthực hiện.

2- Các thành viênủy bankiểm tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệmủy bankiểm tra cấpdưới phải được cấpủycấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệmủy bankiểm trasang công tác khác phải được cấpủycấp trên trực tiếp đồng ý

Ngoài việc thay đổi chủ nhiệmủy bankiểm tranhư quy định của Điều lệ Đảng, khi thay đổi phó chủ nhiệm hoặcủyviênủy bankiểm trathìcấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp dưới phải traođổi vớiủy bankiểm tracấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.

Khi điều động thành viênủy bankiểm tra(kểcảủyviên kiêm chức) sang công tác ở các đơn vị khác trong đảng bộ nhưng không cơ cấu chức danh tham giaủy bankiểm trathì đương nhiên thôi tham giaủy bankiểm trađương nhiệm.

3-Ủy bankiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấpủycùng cấp và sự chỉ đạo,kiểm tracủaủy bankiểm tracấp trên

3.1-Ủy bankiểm tra thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.Ủy bancó thểủyquyền cho tập thể thường trựcủy ban(nơi có từ 2 phó chủ nhiệm trở lên) quyết định một số vấn đề cụ thể (theo quy chế làm việc củaủy banvà quy định chế độ làm việc của cơ quanủy bankiểm tra). Thường trựcủy bangồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm. Đối với Đảng bộ Quân đội, thường trựcủy bangồm chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm và cácủyviên chuyên trách.

3.2-Ủy bankiểm tralàm việc dưới sự lãnh đạo của cấpủycùng cấp; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ Đảng và quy chế làm việc củaủy bankiểm tra; định kỳ báo cáo với cấpủy, ban thường vụ cấpủychương trình, kế hoạch, kết quả thực hiện nhiệm vụkiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của cấpủy, ban thường vụ cấpủyvề công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, về quy chế làm việc củaủy bankiểm tra và các nhiệm vụ do cấpủy, ban thường vụ cấpủygiao; chịu sự kiểm tra, giám sát của cấpủy.

3.3-Ủy bankiểm tra làm việc dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát củaủy bankiểm tracấp trên:

-Về phương hướng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

-Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng, của Trung ương và hướng dẫn củaủy banKiểm traTrung ương.

- Khi cần thiết,ủy bankiểm tra cấp trên trực tiếp chỉ đạo giải quyết một số vấn đề cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật củaủy bankiểm tracấpdưới.

- Phối hợp với bantổ chứccủacấpủycùngcấpcấpủycấpdưới chuẩn bị nhân sựủy bankiểmtra cấp dưới theo hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên;giúp cấpủy banhànhquy chế làm việc của ủy ban kiểm tra; kiện toàn cơ quan ủy bankiểm tra về tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách,xây dựng đội ngũ cánbộ kiểm tra.

-Ủy banKiểm tra Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướngdẫn về tổ chức, bộ máyvà cán bộ của cơ quanủy bankiểm tra cấp dưới.

3.4-Trường hợpủy bankiểm tra và ban thường vụ cấpủy, cấpủycó ý kiếnkhác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaủy bankiểm tra thìủy bankiểm traphải chấp hành kết luận, quyết định của ban thường vụ cấpủy, cấpủy, đồng thời báo cáoủybankiểm tracấp trên. Trường hợpủy bankiểm tra cấp trên có ý kiến khác với ban thường vụ, cấpủycấp dưới thìủy bankiểm tra cấp trên báo cáo cấpủycùng cấp xem xét, quyết định. Trường hợpỦy banKiểm tra Trung ương có ý kiến khác với tỉnhủy, thànhủy, đảngủytrực thuộc Trung ương thì báo cáo Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

3.5-Ủy banKiểm tra QuânủyTrung ương chỉ đạo, hướng dẫnủy bankiểm tra đảngủycác quân khu, Bộ đội Biên phòngphối hợpvớiủy bankiểm tra các tỉnhủy, thànhủytiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với Đảng bộ Quân sự, bộ đội biên phòng địa phương, doủy bankiểm tra tỉnhủy, thànhủychủ trì.

Ủy banKiểm tra ĐảngủyCông an Trung ương phối hợp vớiủy bankiểm tra các tỉnhủy, thànhủytiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với cáctổ chứcđảng trong Công an nhân dân các địa phương, doủy bankiểm tra tỉnhủy, thànhủychủ trì.Trường hợpcó yếu tố nước ngoài hoặc những vấn đề nội bộ của ngành thì báo cáo cấp có thẩm quyền chủ trì giải quyết.

Điều 32: Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ:

1- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấpủyviên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêuchuẩncấpủyviên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên

1.1-Khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên là khi có những thông tin, tài liệu thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội, với chính sách, pháp luật của Nhà nước có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái.

1.2- Phát hiện, xácđịnh dấu hiệu vi phạm của đảng viên thông qua

- Công tác quản lý,kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cấpủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tếvàgiám sát của nhân dân.

- Tự phê bìnhvà phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét phân tíchchấtlượng đảng viên,tổ chứcđảng.

- Tố cáo, khiếu nại, phản ảnh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng.

- Phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng đãđược kiểm chứng.

1.3- Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Thường trựcủy bankiểm tra hoặcủy bankiểm tra (nơi không có thường trựcủy bankiểm tra) cóthẩm quyềnquyết địnhkiểm trakhi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng cấp dưới.

1.4- Nội dung kiểm tra

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấpủyviên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

1.5- Đối tượng kiểm tra

Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấpủyviên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủycùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên dotổ chứcđảngcấpdưới quản lý.

2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắctổ chứccủa Đảng;kiểm traviệc thực hiện nhiệm vụkiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng

2.1- Kiểm tratổ chứcđảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm

2.1.1-Tổ chức đảng cấp dưới là đối tượng kiểm tra củaủy bankiểm tra gồm tổ chức đảng do cấpủy, ban thường vụ cấpủycùng cấp lập ra và cấpủy, tổ chức đảng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấpủycùng cấp.

2.1.2- Phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới thông qua:

- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cấpủy, tổ chức đảng,tổ chứcnhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứckinh tế.

- Báo cáo, kiến nghị của cấpủy, tổ chức đảng cấp dưới.

- Tố cáo, khiếu nại, phản ảnh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng.

- Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; chất vấn của đảng viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

2.1.3- Nội dung kiểm tra:

- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

- Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Việc quản lý,giáo dục, rèn luyệnphẩmchất, đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên.

- Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

2.1.4- Đối tượng kiểm tra:

Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp. Khi kiểm tra tổ chức đảng có thể kết hợp kiểm tra đảng viên của tổ chức đảng đó.

2.2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

2.2.1- Nội dung kiểm tra:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát củacác tổ chức đảng cấp dướitheo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của ủy ban kiểm tra, xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của cơ quan ủy ban kiểm tra cấp dưới.

2.2.2- Đốitượngkiểm tra:

Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấpủy, ban thường vụ cấpủy,ủybankiểm tracấp dưới trực tiếp.

2.3- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng

2.3.1- Nội dung kiểm tra:

Việc thực hiệnphương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền thi hànhkỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên và việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Xem xét các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng mức. Việc chấp hành các quyết định, chỉ thị, kết luận, thông báo của tổ chức đảng cấp trên có liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

2.3.2- Đối tượng kiểm tra:

Các tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

3- Giám sát cấpủyviên cùng cấp, cán bộ diện cấpủycùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của ban Chấphành Trung ương

3.1- Nội dunggiám sát

3.1.1- Đối với tổ chức đảng:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệĐảng,chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luật của Đảng,củacấpủycấptrên vàcấpmình, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3.1.2- Đối với cấpủyviên và cán bộ diện cấpủycùng cấp quản lý:

- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấpủycấp trên và cấp mình, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chếđộ công tác.

- Việc giữ gìn đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

-Về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấpủyviên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

3.2- Đối tượng giám sát

Cấpủyviên cùngcấp, cán bộ diện cấpủycùng cấp quản lý vàtổ chứcđảng cấp dưới.

3.3-Thẩm quyềnvà trách nhiệm

-Ủy bankiểm tra phân công thành viênủy ban, cử cán bộ kiểm tra dự các hội nghị của cấpủy,tổ chứcđảng cấp dưới.

Thành viênủy bankiểm tra, đoàn giám sát và cán bộ kiểm tra được yêu cầu các cấpủy,tổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên giải trình, cung cấp tài liệu, báo cáo về các vấn đềgiám sát; có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm về việc giám sát trướcủy bankiểm tra.

- Qua giám sát, phải kịp thời báo cáo đểủy bankiểm tra kiến nghị cấpủy, tổ chức đảng và đảng viên được giám sát phát huy ưu điểm, nhắc nhở, uốn nắn, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyếtđiểm.

Nếu phát hiện cấpủy, tổ chức đảng cấp dưới ban hành các nghị quyết, quyết định, kết luận hoặc đảng viên ban hành các quyết định sai trái thìủy bankiểm tra yêu cầu xem xét lại, nếu không khắc phục thì báo cáo cấpủycùng cấp xem xét trách nhiệm của cấpủy,tổ chứcđảng cấp dưới và đảng viên có liên quan.

Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáoủy bankiểm tra hoặc thường trựcủy bankiểm tra quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

4- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấpủythi hành kỷ luật

Căn cứkết quảkiểm tra, đề nghị của tổ chức đảng và kết luận của cơ quan pháp luật, nếu thấy đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thìủy bankiểm tra quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị ban thường vụ cấpủy, cấpủy, xem xét, quyết định kỷ luật.

5- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng vàđảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng

5.1- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên

Tố cáo trong Đảng là việc công dân Việt Nam, đảng viên báo cho tổ chứcđảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biếtvềhành vi củatổ chứcđảnghoặc đảng viên mà người tố cáo cho là có dấu hiệu vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, kết luật của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân.

Trường hợpcơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin, báo cáo cho tổ chứcđảng, đảngviên có trách nhiệm về dấu hiệu vi phạm củatổ chức đảng hoặc đảngviên thì khôngphải làtố cáo.

5.1.1- Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo:

-Ủy bankiểm tracó nhiệm vụ giảiquyếttốcáo đối vớitổ chứcđảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấpủycùng cấp.

Khi nhận đượctố cáo phải phân loại, chuyển các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; giải quyết cáctrường hợpthuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phốihợp với các tổ chứcchứcđảng cóthẩm quyềnđểgiảiquyết.

Chậm nhất 90 ngày làm việc theo quy định của Luật Lao động (gọi tắt là ngày làm việc)đối với cấptỉnh, thành, huyện, quận và tương đươngtrởxuống; 180ngàylàm việc đối với cấp Trung ương,kể từngày nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trựctiếp hoặc theodấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết.

Trường hợp hếtthời hạn mà chưa giải quyết xong thì được gia hạn nhưngkhông quá 30ngày làm việc, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo biết.Saukhi giải quyếtxong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thứcthíchhợp.

Tổ chứcđảng vàđảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật chongười tố cáo, hướng dẫn ngườitố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và biện pháp bảo vệ người tố cáo. Không để người bị tố cáo chủ trì giảiquyếttố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tốcáo giải quyết tố cáo.Ủy bankiểm tra giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấpủyxử lý nghiêm những trường hợp sau: Truy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo; bao che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội dung tốcáo cho người không có trách nhiệm biết; lợi dụng tốcáo đểxuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích, gây dư luận xấuđối với người khác.

Trường hợptố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành,ủy bankiểmtrabáo cáo cấpủycùng cấp chỉ đạo phối hợp giảiquyết.

Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

- Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản. Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổbiến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.

-Tổ chứcđảngvà đảngviênbị tốcáo phải trình bày rõ,trung thực,đầy đủ,kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thểgiải quyết tố cáo; tự giác nhận rõ sai lầm, khuyếtđiểmvà có quyền sử dụng bằng chứng đểchứng minh nội dung tố cáo không đúng; không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thểgiải quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.

- Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu củatổ chứcđảng có thẩm quyền giải quyết tốcáo.

Trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận thì tổ chức đảng quản lý đảng viên phải bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo; giáo dục và tạo điều kiện đểđảng viên,tổ chứcđảng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu củaủy bankiểm tra.

- Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

- Không giải quyết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã đượccấpthẩm quyền(do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét,kếtluận, nay tốcáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bảnchấtvụ việc; đơn tốcáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ đểthẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

5.1.2- Nội dung tố cáo phải giải quyết:

- Đối với tổ chức đảng: Những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoànkếtnội bộ.

- Đối với đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấpủyviên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức,lối sống của cán bộ, đảng viên.

- Những nội dung tố cáo màủy bankiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấpủyhoặcphối hợphay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

5.1.3- Đối tượng:

Tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và cấp ủycác cấp.

5.2- Giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng

5.2.1-Thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giảiquyếtkhiếu nại:

-Ủy bankiểm tra có thẩm quyền, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cho người khiếu nại biết; hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng. Chậm nhất là 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giảiquyếtkhiếu nại. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong phải thông báo cho người khiếu nại biết.

- Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặcquyếtđịnh giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên các tổ chức đảng cóthẩm quyềngiải quyết cấp trên. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bốquyếtđịnh kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.

Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giảiquyết. Không khiếu nại hộ.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đảng viên phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại,ủy bankiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại củatổ chứcđảng cấp trên.

- Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp vớiủy bankiểm tra để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu củaủy bankiểm tra; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại củaủy bankiểm tracấp trên.

5.2.2- Phạm vi giải quyết khiếu nại:

- Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình,thẩm quyềnthi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định.

-Ủy bankiểm tra cấp trên giải quyết khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp đã quyết định kỷ luật hoặc đã quyết định giải quyết khiếu nại.

- Đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết hoặc đang giải quyết đã qua đời thìtổ chứcđảng vẫn phải xem xét, giải quyết; nếu thân nhân (cha, mẹ, vợ, hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) đề nghị cho biết kết quả thì thông báo kết quả giải quyết khiếu nại bằng văn bản chotổ chứcđảng nơi cư trú và thân nhân người đó biết.

- Không giải quyết nhữngtrường hợpkhiếu nại sau: quá thời hạn khiếu nại theo quy định; đang được cấp trên cóthẩm quyềngiải quyết; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận, quyết định; bị tòaán quyết định hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên chưa được tòaán có thẩm quyền quyết định hủybỏ bản án; khiếu nại hộ, khiếu nại khi chưa nhận được quyết định kỷ luật bằng văn bản củatổ chứcđảng cóthẩm quyền.

Đơn khiếu nại về xử lý hành chính, lịch sử chính trị, tuổi đảng, xóatên trong danh sách đảng viên thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khiếu nại biết.

5.2.3- Quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóabỏ hình thức kỷ luật:

-Ủy bankiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóabỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới đã quyết định.

Trường hợpphải thay đổi bằng hình thức kỷ luật cao hơn, vượt quá thẩm quyền phải báo cáotổ chứcđảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

-Ủy bankiểm tra của đảngủycơ sở có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảngủycơ sở xem xét, quyết định.

6-Kiểm tratài chính của cấpủycấp dưới và củacơquan tài chính cấpủycùng cấp

6.1- Nội dungkiểm tra

- Đối với cấpủycấp dưới:

+ Việc ban hành các chủ trương, quy định, quyết định về tài chính, tài sản của cấpủy.

+ Việc chấp hành và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới (cơ quan tài chính của cấpủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp và cấpủycấp dưới) chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, chế độ, nguyên tắc về tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước.

+ Việc chấp hành các quy định về chế độ kế toán, chứng từ; về thanh quyết toán, chi tiêu tài chính, quản lý tài sản của Đảng; việc kiểm tra tài chính đốivớitổ chức đảng trực thuộc.

- Đối với cơ quan tài chính cấpủycùng cấp:

+ Việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước.

+ Việc chấp hành sự chỉ đạo, các chủ trương, quy định, quyết định của cấpủycấp mình và cơ quan tài chính cấpủycấp trên.

+ Việc tham mưu cho cấpủyquyết định các chủ trương, chính sách, chế độ thu chi, quản lý tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước.

+ Việc hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ công tác tài chính đối với cơ quan tài chính cấpủycấp dưới.

- Đốivớinhững khoản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp,ủy bankiểm tra và cơ quan tài chính cấpủycó trách nhiệmphối hợpvới cơ quan chức năng nhà nước tổ chức kiểm tra.

- Nội dung kiểm tra thu, nộp đảng phí chủ yếu do đảngủycơ sở tiến hành.

6.2- Đối tượng kiểm tra

Cấpủycấp dưới và cơ quan tài chính cấpủycùng cấp. Khi cần thiết thì kiểm tra tài chính các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc cấpủycùng cấp.

Điều 33:

Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu củaủy bankiểm tra.Ủy bankiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của cấpủy, tổ chức đảng,ủy bankiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Khi cấpủy, ban thường vụ cấpủy, tổ chức đảng cấp dưới gửi các văn bản, báo cáo cho cấpủy, ban thường vụ cấpủycấp trên thì đồng gửiủy bankiểm tra cấp trên.

II- VIỆC THI HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG

Điều 35:

1- Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời

1.1-Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.

- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thấtthoáttài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.

- Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sangtổ chứcđảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việckiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó.

- Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

1.2-Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tínhchất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đểxem xét, quyết định cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

- Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ, chính xác.Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyếtđiểmdo trình độ, năng lực; động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn hoặc có hành vi đối phó; phân biệt đảng viên khởi xướng,tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi kéo, đồng tình làm sai.

- Đảng viên là người dân tộc thiểu số công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Nhà nước), đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ tình hình thực tế vận dụng xử lý cho phù hợp.

1.3-Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với cáctổ chứccó trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.

Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên, phải chủ động thông báo ngay chotổ chứcđảng quản lý đảng viên đó để xem xét, xử lý kỷ luật đảng. Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật, tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính, về đoàn thể.

- Đối với đảng viên là cấpủyviên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấpủycáccấpquản lý đã nghỉ hưu, nếu phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của cáctổ chứcđảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.

- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừtrường hợpcó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

1.4-Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủybỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấpủyhoặcủy bankiểmtra cấp trên xem xét, quyết định.

Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

2- Hình thức kỷ luật

2.1- Đối với tổ chức đảng:khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

2.2- Đối với đảng viên chính thức:khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng. Cấpủyviên vi phạm đến mức cách chức thìphải cách chức, không đểthôi giữ chức.

2.3- Đối với đảng viên dự bị:khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

Điều 36: Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

1- Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấpủyviên các cấp, đảng viên thuộc diện cấpủycấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao)

Nhiệm vụ do cấp trên giao là công việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền giao cho đảng viên. Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,quyếtđịnh.

Đối với cấpủyviên các cấp sinh hoạt tại chi bộ từ cấpủyviên đảngủycơ sở trở lên và cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý, nếu vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao phải áp dụng hình thức kỷ luật thì chi bộ đề nghị cấp cóthẩm quyềnxem xét, quyết định.

Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo của chi bộ đối với cấpủyviên các cấp, cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý phải báo cáo lên cáccấpủymà đảng viên đó là thành viên và cấpủy,ủy bankiểm tra của cấpủyquản lý cán bộ đó.

Việc cách chức, khai trừ cấpủyviên của chi bộ cơ sở do chi bộ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấpủyhuyện, quận hoặc tương đương quyết định.

- Đảngủycơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấpủyviên cấp dưới.

Quyết định cách chức bí thư, phó bí thư, cấpủyviên của chi bộ hoặc đảngủybộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý.

Đối với cấpủyviên cấp trên trực tiếp trởlên và cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý sinh hoạt tại đảng bộ, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đảngủycơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Đảngủycơ sở đượcủyquyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý.

- Đảngủybộ phận và ban thường vụ đảngủycơ sở không được quyền thi hành kỷ luật đảng viên, nhưng có trách nhiệm thẩm tra việc đề nghị thi hành kỷ luật của chi bộ. Ban thường vụ đảngủycơ sở có trách nhiệm thẩm tra đề nghị củaủy bankiểm tra đảngủycơ sở để đề nghị đảngủycơ sở xem xét, quyết định theothẩm quyền.

- Trường hợp tất cả cấpủyviên của chi bộ và của đảng bộ cơ sở đều bị thi hành kỷ luật thì báo cáo để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định.

2- Cấpủytỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hìnhthức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên các cấp, đảng viên thuộc diện cấpủycấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấpủygiao

Đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên các cấp, đảng viên thuộc diện cấpủycấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên và cấpủyviên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấpủygiao (là công việc do tập thể cấpủycó thẩm quyền giao cho đảng viên, cấpủyviên), sau khi cấpủybiểu quyết đủ đa số phiếu theo quy định thì ra quyết định.Trường hợpcách chức, khai trừ thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.

Trường hợpcấpủyviên cùng cấp đồng thời là cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên trực tiếp quảnvi phạm nhiệm vụ docấptrên giao, sau khicấpủybiểu quyết đềnghị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì báo cáo đểban thường vụcấpủyhoặcủy bankiểm tracấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; ở cấp tỉnh, thành và đảngủytrực thuộc Trung ương thì báo cáoỦy banKiểm tra Trung ương xem xét, quyết định; những trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật thìỦy banKiểm tra Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với các hình thức cách chức, khai trừ cấpủyviên cùng cấp, sau khi cấpủybiểu quyết đủ số phiếu quy định thì đề nghịủy bankiểm tra cấp trên báo cáo ban thường vụ cấpủycùng cấp xem xét, quyết định. Ởcấp tỉnh, thành và đảngủytrực thuộc Trung ương thì báo cáoỦy banKiểm tra Trung ươngđể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban thường vụcấpủyquyếtđịnh các hình thức kỷ luật đảng viên;quyếtđịnh khiển trách, cảnh cáocấpủyviên các cấp, đảng viên thuộc diện cấpủycấp trên quản lý vi phạmphẩmchất chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nhiệm vụ chuyên môn được giao là công việc đảng viên thường xuyên thực hiện theo chức trách, cương vị công tác trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mà đảng viên đó là thành viên.

Trường hợpcách chức, khai trừ thì báo cáotổ chứcđảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quyết định các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư,ủyviên ban thường vụ, cấpủyviên cấp dưới trực tiếp và cán bộ thuộc diệncấpủycùng cấp quản lý nhưng không phải là cấpủyviên cùngcấp.

3- Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cảỦyviên Ban Chấp hành Trung ương,Ủyviên Ban Bí thư,Ủyviên BộChính trị

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáoỦyviên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Trường hợp cáchchức, khai trừ BộChính trị, Ban Bí thư báo cáo Ban Chấp hành Trung ươngxem xét, quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương làcấpquyếtđịnh kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp kết quả biểu quyết các hình thức cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào màkết quảcó đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định.

4-Ủy bankiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủycùng cấp quản lý và cấpủyviên cấp dưới trực tiếp

4.1-Ủy bankiểm tra đảngủycơ sở không có thẩm quyền kỷ luật đảng viên nhưng có trách nhiệm xem xét, kết luận, đề xuất đảngủycơ sở vàủy bankiểm tracấp trên xem xét, quyết định.

4.2-Ủy bankiểm tra cấpủyhuyện, quận và tương đương quyết định khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên cơ sở và cán bộ thuộc diện cấpủycùng cấp quản lý nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp; quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư, cấpủyviên của chi bộ, đảngủybộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc cán bộ thuộc diện đảngủycơ sở quản lý nhưng không phảiđảngủyviên đảngủycơ sở hay cán bộ do cấpủyhuyện, quận và cấp tương đương quản lý.

4.3-Ủy bankiểm tra tỉnhủy, thànhủyvà đảngủytrực thuộc Trung ương quyết định khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên huyện, quận và tương đương (kểcả bí thư, phó bí thư,ủyviên ban thường vụ cấpủy), đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủycùng cấp quản lý nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp; quyết định các hình thức kỷ luật đối với đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư, cấpủyviên cơ sở trở xuống nhưng không phải là cấpủyviên cấp huyện, quận và tương đương hoặc cán bộ do cấpủytỉnh, thành và đảngủytrực thuộc Trung ương quản lý.

4.4-Ủy banKiểm tra Trung ương quyết định khiển trách, cảnh cáo cấpủyviên tỉnhủy, thànhủyvà đảngủytrực thuộc Trung ương (kểcả bí thư, phó bí thư,ủyviên ban thường vụ), đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng không phải làỦyviên Ban Chấp hành Trung ương. Quyết định các hình thức kỷ luật đối với các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Đảng.

5- Cấpủyủy bankiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thayđổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định

5.1-Quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật củaủy bankiểm tra cấp trên đã nêu ở Tiết 5.2.3, Điểm 5.2, Khoản 5, Điều 32.

5.2-Khi giải quyết khiếu nại kỷ luật, đảngủycơ sở, đảngủycấp trên cơ sở, ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủytừ cấp huyện và tương đương trở lên có thẩm quyềnchuẩny, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng do tổ chức đảng cấp dưới quyết định.

5.3-Tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên khi phát hiện cấpủyviên các cấp, đảng viên thuộc diệncấpủycấp trên quản lý có vi phạm phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Trường hợptổ chứcđảngcấpdưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng cóthẩm quyềncấp trên xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời xem xét trách nhiệm củatổ chứcđảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức đảng đó.

6- Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thìtùymức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ

6.1-Chức vụ nêu tại khoản này là chức vụ trong Đảngdo bầu cử, do chỉ định hoặc bổ nhiệm đối với đảng viên theo quy định của Đảng.

6.2-Đảng viên tham gia nhiều cấpủy(trừỦyviên Ban Chấp hành Trung ương) vi phạm đến mức phải cách chức cấpủyviên cao nhất hoặc khai trừ thì do ban thường vụ cấpủycấp trên trực tiếp của cấpủycấp cao nhất mà đảng viên đó là thành viên quyết định. Nếu phải cách chức cấpủyviên ở một cấpủycấp dưới thì do ban thường vụ cấpủyquản lý đảng viên đó quyết định.

6.3-Đảng viên giữ nhiều chức vụ (kể cả chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ ở các nhiệm kỳ trước đó) vi phạm kỷ luậtphải cách chức một,một số haytất cả các chức vụ hoặc phải khai trừthì tổ chức đảng quản lý đảng viên đóquyết định.

6.4-Trong mộtcấpủycó ban thường vụ, nếu chỉ cách chức bí thư, phó bí thư thì còn chứcủyviên ban thường vụ. Nếu cách chứcủyviên ban thườngvụ thìcòn chức cấpủyviên. Cách chức cấpủyviên thì đương nhiên không còn chức bí thư, phó bí thư,ủyviên ban thường vụ. Cách chứcủyviênủy bankiểm tra thì đươngnhiên không còn là chủnhiệm, phó chủ nhiệmủy bankiểm tra của cấpủyđó.

Đối với chi bộcó chi ủy, nếu chỉ cách chức bí thư hoặc phó bí thư chi bộ thìcòn là chiủyviên; nếucách chức chiủyviên thì đương nhiên không còn là bíthưhoặc phó bí thư chi bộ.

Đối với chi bộkhông có chi ủy, nếu cách chức bí thư hoặc phó bí thư chi bộthì đương nhiên cònlà đảng viên.

6.5-Đảng viêntham gia nhiều cấp ủy, giữ nhiều chức vụ, bị kỷ luật cách chức một chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ trước đó, thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét các chức vụ khác, có thể cách chức hoặc cho thôi giữ một hoặc nhiều chức vụ khác.

6.6-Việc kỷluậtđối vớiủyviênủy bankiểm tra là cấpủyviên tiến hànhnhư đối với cấpủyviên. Nếuủyviênủy bankiểm tra không phải làcấpủyviên thìviệc kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tiến hành như đối với cán bộ do cấpủycùngcấpquản lý;trường hợpkỷ luật cách chức, khai trừ do cấpủycùng cấp quyết định.

6.7-Cấpủyviên vi phạm đến mức cách chức nhưngchủđộng xin rút khỏi cấpủythì phải kỷ luật cách chức, không chấp nhận cho rút khỏi cấpủy.

6.8-Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạttạm thời, thì cấpủynơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấpủynơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.

Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn, cấpủynơi đảng viên sinh hoạt tạm thời phải thông báo bằng văn bản nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm để cấpủynơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời báo cáo với cấpủycấp trên của tổ chức đảng nơi quản lý chính thức đảng viên đó biết và chỉ đạo việc xử lý.

Trường hợp đảng viên có vi phạm ở tổ chức đảng sinh hoạt chính thức, sau khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát hiện thì do cấpủynơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật.

Điều 37. Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:

1- Cấpủycấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảngcấp dưới

1.1-Đảngủycơ sở, đảngủycấp trên cơ sở; cấpủy, ban thường vụ cấpủyhuyện, quận và tương đương trở lên có quyền kỷ luậttổ chứcđảng theo quy định của Điềulệ Đảng.Ủy bankiểm tra các cấp không cóthẩm quyềnkỷ luật tổ chức đảng nhưng có trách nhiệm xem xét, kết luận, đề xuất ý kiến với cấpủytrong việc xử lý kỷ luật.

1.2-Kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét và quy rõ trách nhiệm của tổ chức đó để xử lý cho đúng. Đồng thời, phải xem xét trách nhiệm cá nhân đểxử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm và xem xét trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng đó.

1.3-Tổ chức đảng bị kỷ luật thì tất cả thành viên trongtổ chứcđó đều phải chịu trách nhiệm, phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm quyết định, tổ chức đảng quyết định kỷ luật, nội dung, hình thức kỷ luật đối với tổ chức vào lý lịch từng thành viên. Những thành viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến quyết định sai lầm của tổ chức đó cũng được ghi rõ vào lý lịch đảng viên.

2- Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấpủycấp trên trực tiếp đề nghị, cấpủycấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấpủycấp trên trực tiếp vàỦy banKiểm tra Trungương

Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo do cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp trên trực tiếp quyết định. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán do cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp trên trực tiếp đề nghị, cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp trên một cấp quyết định.

3- Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đảng đó phạm một trong các trường hợp: có hành động chống đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.

Nhữngtổ chứcđảng vi phạm một trong các nội dung sau đây thì giải tán:

3.1-Có hành động chống đối quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng với các hành vicụ thểnhư:tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức quần chúng mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; có hành độngcụ thểchống Đảng.

3.2-Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như: bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt; cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, các nguyên tắc, quy chế, quy định, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, đơn vị.

Điều 38.

1- Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định

1.1-Các tổ chức đảng có quyền quyết định thi hành kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng; nếu không thuộc thẩm quyền thì đề nghị tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

1.2-Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểuquyếtđềnghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín.

Trường hợp kết quả biểu quyết quyết định các hình thứckỷ luậtcụ thểmà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn,đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấyhình thức kỷ luậtđó để quyết định.

2- Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đốivớitổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấpủyhoặcủy bankiểm tracấptrênquyếtđịnh các hình thức kỷ luật theothẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó

Trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xửlý không đúng mức thì cấpủy, ban thường vụ cấpủyhoặcủy bankiểm tracấp trên trực tiếp quyết định xem xét, xử lý kỷ luậttheothẩm quyền, không phải làm thủ tục từ dưới lên. Đồng thời, phải xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và người đứng đầu của tổ chức đảng đó, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải xử lý đúng mức.

3- Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên củatổ chứcđảng cấp dưới đề nghị và dotổ chứcđảng có thẩm quyền quyết định

3.1-Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên, khiển trách, cảnh cáo đối vớitổ chứcđảng phải được biểuquyếtvới sự đồng ý củatrên một nửa số đảng viên chính thức hoặc thành viên củatổ chứcđảng đó.

3.2-Trường hợp khai trừ đảng viên, giải tán tổ chức đảng phải được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc thành viên củatổ chứcđảng cấp dưới đề nghị và được sự đồng ý của trên một nửa số thành viên củatổ chứcđảng cấp trên cóthẩm quyềnquyếtđịnh.

Nếu đảng viên vi phạm đến mức phải khai trừ hoặc tổ chức đảng vi phạm đến mức phải giải tán nhưng chưa đủ hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ hoặc thành viên của tổ chức đảng cấp dưới biểu quyết đề nghị thì chuyển hồ sơ để tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Một nửa hay hai phần ba quy định ở trên được tính trên tổng số thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đảng (ở chi bộ là số đảng viên chính thức, trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt không có mặt tại cuộc họp; ở cấpủy, ban thường vụ cấpủyhoặcủy bankiểm tra là tổng số cấpủyviên,ủyviên ban thường vụ hoặc tổng số thành viênủy bankiểm tra), không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp.

Điều 39:

1- Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật

1.1-Cấpủyhướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tựkiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấpủytham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên làcấpủyviên hoặc cán bộ thuộc diện cấpủyquản lý.Trường hợpđảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thìtổ chứcđảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.

1.2-Đảng viên vi phạm là cấpủyviên hoặc cán bộ thuộc diện cấpủyquản lý cùng với việc kiểmđiểmở chi bộ còn phải kiểmđiểmở những tổ chức đảng nào nữa thì docấpủy, ban thường vụ cấpủyhoặcủy bankiểm tra của cấpủyquản lý đảng viên đó quyết định.

Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấpủyủy bankiểm tra cóthẩm quyềntrực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạmtrướckhi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.

2- Tổ chứcđảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấpủycấp trên quyết định

2.1-Tổ chứcđảng vi phạm kỷ luật thì cơ quan lãnh đạo (thường trực cơ quan lãnh đạo) hoặc người đứng đầu của tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm,báo cáo trước hội nghị tổ chức mình để kiểm điểm làm rõ đúng, sai, nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm, xác định trách nhiệm của tổ chức, từng thành viên và biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức, của từng thành viên có liên quan và biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức, của từng thành viên có liên quan và báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đại diện của tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền tham dự hội nghị này.

2.2-Nếu tổ chức đảng sau khi sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt độngmớiphát hiện có vi phạm thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên của tổ chứcđảng đó xem xét, xử lý.

3- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyềnnghe đảng viên vi phạm hoặc đại diệntổ chứcđảng vi phạm trình bày ý kiến

3.1-Trước khihọp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chứcđảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng cóthẩm quyềnhọp xem xét, quyết định kỷ luật.

3.2-Đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền là đại diện của cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền kỷ luật hoặc cấp ủy, ủy ban kiểm tra ủy nhiệm đối với những trường hợp đặc biệt.

3.3-Trình bàyýkiến với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị xemxét,thi hành kỷ luật là quyền và trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên. Nếuđảngviên hoặc người đạidiệntổ chứcđảng vi phạm vìmột lý do nào đó mà không trựctiếp trình bày ý kiếnvớitổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báocáovớitổ chứcđảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi quyết định kỷ luật.

4- Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấpủy,ủy bankiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên

5- Quyết địnhcủacấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấpủycó thẩm quyền quyết định

5.1-Quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luậtđối vớitổchức đảng hoặc đảngviên vi phạm phải được trao cho tổ chức đảng và đảng viênvi phạm để chấp hành. Nếu cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật đối với đảng viên quyết định.

5.2-Phạm vi thông báo các quyết định thi hành kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đốivới đảngviên là cấpủyviên các cấp, cán bộ thuộc diện cấpủycấp trên quản lý do cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủyquản lý đảng viên đó quyết định.

6- Kỷluật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

6.1-Quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật. Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật trao cho đảng viên bị kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở) được đóng dấu của đảngủycơ sở vào phía trên, góc trái. Đảngủycơ sở hoặc cấpủycấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.

Trường hợp chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấpủycấp trên trực tiếp đểcử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết định kỷ luật, chậm nhất 5 ngày, chi bộ báo cáo kết quả đểtổ chứcđảng cóthẩm quyềncấptrên ban hành quyết định kỷ luật.

6.2-Tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải kịp thời công bố (trực tiếp hoặcủyquyền cho tổ chức đảng cấp dưới công bố) chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ký. Tổ chức đảng cấp dưới đượcủyquyền chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phải công bố quyết định cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật hoặc khiếu nại kỷ luật. Nếu quá hạn trên phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định.

6.3-Việc công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải có đại diện tổ chức đảng ra quyết định (hoặc đượcủyquyền công bố quyết định), đại diệntổ chứcđảng quản lý đảng viên bị kỷ luật, đại diện tổ chức đảng bị kỷ luật, đảng viên bị kỷ luật và lập biên bản lưu hồ sơ. Trường hợp đảng viên bị kỷ luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.

6.4-Đề nghị của cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đối với đảng viên và giải tán đốivớitổ chứcđảng nếu chưa đượctổ chứcđảng có thẩm quyền quyết định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấpủy, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.

7-Tổ chứcđảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấpủyhoặcủy bankiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trungương

7.1-Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ đảngủycơ sở, đảngủycấp trên cơ sở,ủy bankiểm tra, ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủytừ cấp huyện và tương đương trở lên.

Đảng viên là cấpủyviên các cấp, thuộc diện cấpủycấp trên quản lý, chi bộ đãquyếtđịnhxử lý kỷ luật theo thẩm quyền, nếu có khiếu nại thì do cấpủycơ sở hoặc ban thường vụ cấpủyquản lý đảng viên đó giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu.

Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, cókhiếunại tiếp thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên tiếptục giải quyết.

7.2-Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ,Ủy banKiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức do cấpủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định.

Đối với các hình thức kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,Ủy banKiểm tra Trung ương quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương làcấpgiải quyết khiếu nại cuối cùng.

8- Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấpủyhoặcủy bankiểm tra thông báo chotổ chứcđảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đốivớicấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương,sáu tháng đốivớicấp Trung ương,kể từngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng vàđảng viên khiếu nại biết

8.1-Sau khi xem xét, kết luận, tổ chức đảng phải biểu quyết bằng phiếu kín quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể không đủ số phiếu theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng cấp trên cóthẩm quyềnxemxét,quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủđa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đasốphiếu theo quy định thì lấy hình thức đó đểquyếtđịnh.

8.2-Những vụkhiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền giải quyết của ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủy(kể cả Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) thìủy bankiểm traphối hợpvới văn phòng cấpủyvà các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủycùng cấp hoặc các tổ chức đảng có liên quan giúp ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủy(Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) lập đoàn giải quyết khiếu nại. Đoàn giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và chuẩn bị hồ sơ vụ việc khiếu nại trình cấp cóthẩm quyềnxemxét, quyết định.

8.3-Ủy bankiểmtra sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cáo ban thường vụ cấpủycùng cấp. Ban thường vụ cấpủysau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báocáo cấpủycùng cấp.

8.4-Ban thường vụ đảngủycơ sở và đảngủybộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có quyền chuẩn y hay thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảngủycơ sở xem xét, quyết định.

8.5-Tổ chức đảng khi nhận được khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại biết.

9- Trong khi chờgiải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷluật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật

Điều 40:

1- Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng

1.1-Khi cơ quan có thẩm quyền bắt, khám xét khẩn cấp đối với công dân là đảng viên thì chậm nhất là 3 ngày làm việc, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó.

1.2-Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận rõ đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét, xử lý kỷ luật đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của tòaán, không cần quyết định cho đảng viên, cấpủyviên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòaán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng cóthẩm quyềnkỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.

1.3-Trường hợp bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ bản án của tòa án để quyết định khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và cáctổ chứcđảng nơi đảng viên đó là thành viên.

Đảng viên, cấpủyviên bị tòa án tuyên phạt hình phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng có thẩm quyền phải quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng, cấpủyviên trở lại sinh hoạt cấpủyvà căn cứ bản án của tòa án, nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy trình.

1.4-Trường hợp đảng viên bị xử oan, sai đã được tòa án quyết định hủybỏ bản án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức đảng có thẩm quyền phải khẩn trương xem xét lại kỷ luật đối với đảng viên đó, kể cả trường hợp đã chết.

2-Tổ chứcđảng bị kỷ luật giải tán, cấpủycấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại

2.1-Đối với chi bộ, đảng bộ bị kỷ luật giải tán, sau khi được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định giải tán, cấpủycấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ đó ra quyết định lập chi bộ, đảng bộ mới.

Ở chi bộ, đảngbộ bị kỷ luật giải tán,có đảng viên vi phạm chưa đến mứcphải khai trừ thìtổ chứcđảng có thẩm quyền kỷ luật căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm của từng đảng viên mà xem xét, xử lý kỷluậttrước khi quyết định chuyển sinh hoạt đảng hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng.

Những đảng viên vi phạm đến mức phải kỷluật khai trừ thì phải khai trừ. Tổchức đảng có thẩmquyền kỷ luật ra quyết định khai trừ từng người một.

2.2-Đối với cấpủy, ban thường vụ cấpủybịkỷ luật giải tán, cấpủycấp trên trực tiếp xem xét xử lý kỷ luật những thành viên của tổ chức đảng đó và chỉ định cấpủy, cấpủybầu ban thường vụ cấpủy.

3- Đảng viên bịkỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kểtừ ngày có quyết định, khôngđượcbầu vào cấpủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụtương đương và cao hơn

3.1-Đảng viênbịkỷ luật cách chức, bao gồm cả chức vụ do đại hội, cấpủy,ủy bankiểm trabầu, do chỉ định hoặc bổnhiệm, trong vòng một nămkể từngày công bố quyết định, không được bầu vào cấpủy, không chỉ định, bổ nhiệm vàocácchức vụ tương đương và cao hơn.

3.2-Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

4- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên, đình chỉhoạt động của tổ chức đảng phải đượccấpủyhoặcủy bankiểm trathẩm quyềnquyếtđịnh theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

4.1-Việc đình chỉsinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạtcấpủycủa cấpủyviên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặnhành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng cóthẩm quyền hoặc hành vi làmcho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đảng viên (kể cả cấpủyviên) có dấu hiệu vi phạmnghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấpủyvà công tác kiểmtra của Đảng hoặc bị cơquan pháp luật có thẩm quyền raquyếtđịnh truy tố, tạmgiam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.

- Cấpủyviên códấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hànhvi cố ý gây trở ngạicho hoạt động của cấpủyvà công tác kiểm tra của Đảng hoặcbịcơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấpủy. Cấpủyviên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạtcấpủy.

- Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.

4.2- Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt, hoạt động

- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.

Đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên do chi bộ và đảngủycơ sở đề nghị,ủy bankiểm tra cấp trên trực tiếp củatổ chứccơ sở đảng hoặc đảngủycơ sở đượcủy quyềnquyết định. Đốivớiđảng viên là cán bộthuộc diệncấpủycấptrên quản lý, chi bộ và đảngủycơ sở đề nghị, ban thường vụ cấpủyquản lý cán bộ đó quyết định.

- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên là tổ chức đảng có thẩm quyền cách chức cấpủyviên đó.

Đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên do chi bộ hoặc cấpủycùng cấp đề nghị, cấpủycấp trên trực tiếp quyết định. Nếu đảng viên tham gia nhiều cấpủythì cấpủyphát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm đề nghị, cấpủycó thẩm quyền cách chức cấpủyviên, khai trừ đảng viên đó quyết định.

-Ủy bankiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấpủyviên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủycùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấpủyviên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấpủyviêncấpdưới trực tiếp khi bị khởi tố.

- Tổ chức đảng quyết định đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng là tổ chức đảng cóthẩm quyềngiải tántổ chứcđó.

Đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng do cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp trên trực tiếp đề nghị, cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp trên cách mộtcấpquyết định. Đình chỉ hoạt động của một cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủytrực thuộc Trung ương do Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư quyết định và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương. Riêng đối với cấpủycác cấp bị đình chỉ hoạt động, sau khi cóquyếtđịnh đình chỉ, cấpủycấp trên trực tiếp chỉ định một cấpủylâm thời đểtiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của cấpủyđã bị đình chỉ hoạt động. Nếu cấpủybị đình chỉ được quyết định trở lại hoạt động hoặc bị kỷ luật giải tán và đã lập lạitổ chứcđảng, thì cấpủylâm thời đương nhiên giải thể.

- Khi có đủ căn cứ phải đình chỉ mà tổ chức đảng cấp dưới không đề nghị đình chỉ hoặc không đình chỉ thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên hoặc đình chỉ hoạt độngcủa tổ chức đảng. Quyết định đó được thông báo cho đảng viên,cấpủyviên bị đình chỉ sinh hoạt, tổ chức đảng bị đình chỉhoạt động và các tổchức đảng có liên quan để chấp hành.

-Ủy bankiểm tra của cấpủykiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc đình chỉ sinh hoạtđảng,sinh hoạt cấp ủy,đình chỉ hoạtđộngcủa tổchức đảng thuộc phạm vi quảncủa cấpủycùng cấp; giúp cấpủylàm các thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấpủy, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng theo đúng quy định.

4.3-Trường hợpđặc biệt, đốivớinhững vụ việc đang trong quá trình điều tra,kiểm tra, giám sát,nhận thấy đảng viên có dấu hiệu liên quan đến trách nhiệm cánhân hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, nếu để đương chức sẽ gây trở ngại cho việc xem xét, kết luật, thì ngoài việc đã đình chỉsinh hoạtđảng hoặc đình chỉ sinh hoạtcấpủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định đình chỉ chứcvụtrong Đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm; đồng thời giao trách nhiệm chobancán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấpủynơi quản lý đảng viên đó chỉ đạotổ chứcnhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội quyết định đình chỉ chứcvụ vềchính quyền, đoàn thể theo thẩm quyền.

- Sau khi kết thúcđiều tra, kiểm tra, nếu đảng viên đó vi phạm pháp luậtthìxử lý theo quy địnhcủa pháp luật; đồng thời phảixem xét, thi hành kỷ luật đảng. Nếu đảng viên đó không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức cách chức thì khôi phục lại chức vụ đã đình chỉ hoặc bố trí công tác khác.

- Trường hợp tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xãhộiđình chỉ chức vụ vềchính quyền, đoàn thểđốivớiđảng viên, thì đảng viên làthủ trưởng hoặctổ chứcđảng trong cơ quan của đảng viên đó phải kịp thời thông báo choủy bankiểm tracùng cấp đểủy bankiểm tra đề nghịtổ chứcđảng có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấpủyhoặc đình chỉ chức vụ về Đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm.

- Trong thời gian đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, cấpủyviên bị đình chỉ sinh hoạt cấpủy, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động, cán bộ bị đình chỉ chức vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của tổ chức đảng cóthẩm quyền(tường trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm, thực hiện các nhiệm vụ được giao...); được đề đạtýkiến của mình nhưng không được lấy danh nghĩa tổchức đảng hoặc danh nghĩacấpủyviên, danh nghĩa chức vụ đã bị đình chỉ để điều hành công việc.

4.4- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt, hoạt động

- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấpủylà 90 ngày làm việc. Trường hợp phải gia hạn, thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày làm việc. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày làm việc.

- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên (kể cả cấpủyviên) bị truy tố,bị tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

- Tổ chức đảng quản lý đảng viên bị khởi tố, tạm giam hoặc truy tố phải chủ động liên hệ với tổ chức đảng và đảng viên là thủ trưởng cơ quan pháp luật nắm chắc thời hạn khởi tố, truy tố, tạm giam của đảng viên, cấpủyviên, không để kéo dài so với quy định của pháp luật. Đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, tạm giam, truy tố đối với công dân là đảng viên, cấpủyviên phải chỉ đạo thông báo ngay bằng văn bản các quyết định nói trên (kể cả khi gia hạn) đến cấpủyhoặcủy bankiểm tra của cấpủyquản lý đảng viên, cấpủyviên đó.

4.5- Việc quyết định cho đảng viên, cấpủyviên trở lại sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấpủyvà tổ chức đảng trở lại hoạt động

- Tổ chức đảng có thẩm quyền phải xem xét, kết luận rõ nội dung vi phạm của đảng viên, cấpủyviên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấpủy, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động để quyết định cho đảng viên, cấpủyviên trở lại sinh hoạt, tổ chức đảng trở lại hoạt động và xem xét, xử lý kỷ luật đảng bằng hình thứcphù hợp; kịp thời chỉ đạo việc xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền, về đoàn thể.Trường hợpkhông thuộc thẩm quyền thì chỉ đạo hoặc kiến nghị với các tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Khi đảng viên, kể cả cấpủyviên không còn bị tạm giam và không bị truy tố, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật hoặc tổ chức đảng ở các cơ quan pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo thông báo kịp thời bằng văn bản đến cấpủyhoặcủy bankiểm tra của cấpủyquản lý đảng viên, cấpủyviên đó để xem xét việc quyết định cho đảng viên, cấpủyviên trở lại sinh hoạt đảng và xem xét, xử lý kỷ luật đảng.Trường hợpđình chỉ điều tra thì quyết định cho cấpủyviên trở lại sinh hoạt cấpủy.

Trường hợphết thời hạn tạm giam hoặc không bị tạm giam, nhưng vẫn bị truy tố, xét xử thìtổ chứcđảng chưa quyết định cho đảng viên, cấpủyviên trở lại sinh hoạt đảng.

-Về thủ tục ra quyết định trở lại sinh hoạt, hoạt động:

Tổ chức đảng nào quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấpủycủa cấpủyviên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng thì tổ chức đảng đó quyết định cho đảng viên, cấpủyviên, tổ chức đảng trở lại sinh hoạt, hoạt động.Ủy bankiểm tra giúp cấpủychuẩn bị văn bản, quyết định cáctrường hợpthuộc thẩm quyền của cấpủy.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1-Cấpủy, tổchức đảng các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Quy định này.

2-Ủy banKiểmtra Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp tham mưu, giúpBộ Chính trị, Ban Bíthư, cấp ủy cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Quy định.

3-Ủy ban Kiểm traTrung ương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy định.

4-Quy định này có hiệulực thi hành từ ngày ký, thay thế Quyết địnhsố 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóaXI ban hànhHướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra,giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trongChương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khóaXI.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấpủy, tổ chức đảng, đảng viên báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (quaỦy banKiểm tra Trung ương) xem xét, quyết định.

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỔNG BÍ THƯ (đã ký) Nguyễn Phú Trọng

Văn bản khác Số hiệu Trích yếu Ngày ban hành Ngày hiệu lực File 29-QĐ/TW Về thi hành Điều lệ Đảng 25/07/2016 25/07/2016 16/2016/TTLT-BYT-BQP Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 30/06/2016 15/08/2016 02/2016/TTLT-BNG-BTP Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài 30/06/2016 15/08/2016 1650/QĐ-TTg Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” 23/08/2016 23/08/2016 1649/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 23/08/2016 23/08/2016 1648/QĐ-TTg Về việc thành lập Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường 23/08/2016 23/08/2016 1644/QĐ-TTg Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn và nhà máy đóng tàu Ba Son 23/08/2016 23/08/2016 17/2016/TT-BTNMT Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên môi trường 19/07/2016 01/09/2016 16/2016/TT-BCT Quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu năm 2016 19/08/2016 05/10/2016 1638/QĐ-TTg Về chủ trương đầu tư dự án của các tỉnh: Cao Bằng và Bắc Kạn vay vốn quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) 17/08/2016 17/08/2016 1619/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ 16/08/2016 16/08/2016 1642/QĐ-TTg Về việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 19/08/2016 19/08/2016 1600/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 16/08/2016 16/08/2016 111/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển 01/07/2016 01/07/2016 96/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 01/07/2016 01/07/2016 529-CV/VPTW/nb Đính chính văn bản 27/07/2016 27/07/2016 90/2016/TTLT-BTC-BCT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu 24/06/2016 15/08/2016 129/2016/TT-BTC Sửa đổi Thông tư số 136/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí cầu Cổ Chiên quốc lộ 60, tỉnh Trà Vinh 12/08/2016 20/08/2016 124/2016/TT-BTC Hướng dẫn về quản lý số tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 03/08/2016 19/09/2016 15/2016/TT-BCT Hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương 10/08/2016 25/09/2016 Chủ trương, chính sách mới

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tư liệu văn kiện Đảng
  • Lịch sử Đảng
  • Đảng kỳ
  • Điều lệ Đảng
  • Sách chính trị
  • Văn kiện Đảng toàn tập
  • Giới thiệu văn kiện Đảng
  • Văn kiện Đại hội Đảng
  • Hội nghị BCH Trung ương
Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng
  • Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế
  • Các nước, vùng lãnh thổ Các nước, vùng lãnh thổ
  • Tổ chức quốc tế Tổ chức quốc tế
  • Luật quốc tế Luật quốc tế
  • Sự kiện và nhân chứng Sự kiện và nhân chứng
Liên kết website Liên kết website Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Trang tin điện tử Hồ Chí Minh Báo Nhân dân Tạp chí Cộng sản Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG. © 2018 Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Địa chỉ: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 08 048161 / 08 048160 / 08 048458 - Fax: 08 044175 Email: dangcongsan@cpv.org.vn Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi Acomm Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Biên tập: Nguyễn Công Dũng Phó Tổng Biên tập Thường trực: Đỗ Thị Thu Hiên Phó Tổng Biên tập: Phạm Đức Thái Ủy viên Ban Biên tập: Vũ Diệu Thu; Lương Thị Thanh Hoa; Nguyễn Thị Mai Phương

Từ khóa » điều Lệ 30 Của đảng