QUY ĐỊNH THỰC HIỆN 5S - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Cơ khí - Chế tạo máy
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN 5S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.9 KB, 9 trang )

Quy định thực hiện cải tiến 5S QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẢI TIẾN 5SMỤC LỤC TrangCHƯƠNG I:NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1: Mục đích ban hành1. 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất pháttừ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoángđãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và cóđiều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.Việctriển khai áp dụng 5S tại công ty nhằm mục đích nâng cao công tác quản lý,điều hành, góp phần nâng cao uy tín, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh củaCông ty trên thị trường. Cải tiến nơi làm việc thông thoáng, chuyên nghiệp gọngàng ngăn nắp .2. Công ty TNHH Minh Long I đã triển khai thực hiện 5S từ khá lâu và cũng đạtđược những cải tiến nhất định. Tuy nhiên việc tuyên truyền, hướng dẫn triểnkhai, áp dụng, đánh giá chưa có sự thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban đơnvị nên hiệu quả mang lại từ chương trình 5S chưa cao. Việc ban hành quy địnhnày sẽ tạo cơ sở để công ty tiến hành cải tiến việc thực hành và đánh giá 5S.Điều 2: Giải thích thuật ngữ1. Công ty: là Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Minh Long I2. Đơn vị là Khối, phòng ban, bộ phận chức năng/ nghiệp vụ trực thuộc công ty,người đứng đầu đơn vị gọi là Trưởng đơn vị3. Họp là một hình thức của hoạt động quản lý Công ty, một cách thức giải quyếtcông việc, thông qua đó Trưởng Đơn vị trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạoTrang 1 Quy định thực hiện cải tiến 5Sđiều hành hoạt động trong việc giải quyết công việc thuộc chức năng, thẩmquyền Đơn vị mình4. Đánh giá nội bộ là đánh giá do công ty tự tiến hành đối với các mục đích nộibộ và có thể làm cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp với các tiêu chuẩn đangđược áp dụng.5. CBNV là Cán bộ nhân viên.6. Chuyên viên đánh giá nội bộ là người có năng lực hiểu biết, kinh nghiệm vềtriển khai thực hiện 5S được công ty công nhận và giao nhiệm vụ7. Kỳ đánh giá là Tâp hợp một hay nhiều cuộc đánh giá được hoạch định cho mộtkhoảng thời gian nhất định và nhằm một mục đích cụ thể tại công tyĐiều 3: Đối tượng và phạm vi áp dụng.1. Đối tượng và phạm vi: Tất cả CBNV Minh Long I. Đối với chi nhánh, VPĐDthì Trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về kếtquả thực hiện chương trình 5S tại đơn vị trong từng thời điểm đánh giá.Chương trình 5S thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động trong côngty, từ phòng làm việc, nơi làm việc, phòng họp, các xưởng sản xuất, showroom,…2. Hiệu lực thực hiện: Kể từ ngày quy định này được Ban Tổng Giám Đốc ký banhành, áp dụng đến khi có một văn bản mới thay thế hoặc có quy định khác. Điều 4: Nguyên tắc chung.1. Thực hiện chương trình 5S nói một cách nào đó là tiến hành thay đổi hành vivà hình thành thói quen tốt, thói quen làm việc chuyên nghiệp và hướng tớikhía cạnh năng suất, chất lượng của công việc. Đây là một trong những yêu cầucủa công ty đối với CBNV, phù hợp với xu thế phát triển thời đại. 2. Tất cả CBNV trong công ty từ cán bộ quản lý đến công nhân tại xưởng, phảinắm vững nội dung chương trình 5S để áp dụng vào công việc hàng ngày tạinơi làm việc. Đây là một nội dung đánh giá hoàn thành mực tiêu công việc vớicá nhân, đơn vị.3. Trách nhiệm hướng dẫn chung thuộc về Ban 5S công ty, Trưởng các đơn vị cótrách nhiệm phối hợp với Ban 5S để triển khai thực hiện quy định này.Trang 2 Quy định thực hiện cải tiến 5SĐiều 5: Nội dung chương trình 5S.1. Sàn lọc: Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, Chọn và loại bỏnhững thứ không cần thiết. - Loại bỏ những thứ không cần thiết; - Xác định đúng số lượng đối với những thứ cần thiết.2. Sắp xếp: Sắp xếp đồ vật đúng chỗ theo quy tắc, chuẩn mực nhất định - Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ; - Sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, con người sao cho tiến trình làm việctrôi chảy và liên tục, không bị tắc nghẽn hay chậm trễ.3. Sạch sẽ : Làm vệ sinh và giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ- Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ;- Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi;- Luôn lau chùi có “Ý thức”4. Săn sóc : thực hiện thường xuyên 3S trên. Tiêu chuẩn hóa và duy trì.- Thiết lập một chương để duy trì việc thực hiện thường xuyên và có ý thức 3Strên;- Tổ chức việc thi đua và đánh giá kết quả thực hiện giữa các phòng, ban để giữvững và làm tăng sự quan tâm của nhiều người về 5S. 5. Sẵn sàng:Thực hiện tốt, thường xuyên, có kỷ luật và tự giác 4S trên.CHƯƠNG II.QUY ĐỊNH VỀ BAN 5SĐiều 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành. 1. Cơ cấu tổ chức Ban 5S Công ty gồm có: 01 Trưởng ban do Phó tổng giám đốcđảm nhiệm; 01 Phó ban thường trực do Trưởng phòng nhân sự đảm nhiệm; Bộphận chuyên trách 5S. Trong quá trình hoạt động, tùy theo yêu cầu của từnggiai đoạn, cơ cấu tổ chức của Ban 5S sẽ được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.2. Cơ cấu tổ chức Tiểu Ban 5S tại đơn vị: 01 Trưởng Tiểu ban do trưởng/ phó đơnvị đảm nhiệm; 01nhân viên phụ trách 5S. Tiểu Ban 5S do trưởng các đơn vịquản lý. Trang 3 Quy định thực hiện cải tiến 5S Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn.1. Ban 5S Công ty có trách nhiệm chỉ đạo việc áp dụng, duy trì và cải tiến HIỆNTRƯỜNG theo Hệ thống 5S trong phạm vi toàn Công ty. Mọi thành viên Ban5S có trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan đến quản lý hệ thống5S theo sự phân công của Trưởng Ban 5S Công ty.2. Tiểu Ban 5S của đơn vị làm việc theo chương trình, kế hoạch và chỉ đạo trựctiếp của Ban 5S Công ty. Mỗi thành viên Tiểu Ban 5S phải có trách nhiệm phụtrách công tác 5S của đơn vị mình, thường xuyên đôn đốc CBCNV thực hiệnvà cải tiến hiện trường .3. Trưởng các đơn vị thể hiện đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trongviệc đảm bảo 5S và phải không ngừng cố gắng để cải tiến liên tục hiện trường như chính sách Công ty đã đề ra; thông qua nhân viên 5S để nắm bắt, duy trì vàđôn đốc nhân viên thuộc quyền thực hiện đầy đủ các yêu cầu của hệ thống tàiliệu; đưa mọi hoạt động tác nghiệp cụ thể vào các thủ tục, hướng dẫn công việcmột cách chặt chẽ, rõ ràng; đề xuất loại bỏ các quy định quản lý điều hànhkhông còn phù hợp, tiến tới quá trình đơn nhất hóa hệ thống quản lý trong toànCông ty.4. Nhân viên 5S kiêm nhiệm tại các phòng ban, đơn vị có trách nhiệm giúp lãnhđạo theo dõi công tác quản lý 5S của đơn vị mình; trực tiếp quản lý hệ thống tàiliệu tại đơn vị đầy đủ, khoa học và chính xác, đảm bảo tài liệu sẵn có tại nơi sửdụng; phổ biến kịp thời tài liệu mới có liên quan cho CBCNV của đơn vị, thuhồi tài liệu lỗi thời, hướng dẫn CBCNV thực hiện đúng yêu cầu của hệ thốngtài liệu hiện hành; tham gia biên soạn, hiệu chỉnh bộ tài liệu của đơn vị ; thamgia hỗ trợ công tác đào tạo, huấn luyện và hoạt động đánh giá nội bộ của Côngty; trực tiếp theo dõi, đề xuất cải tiến, hợp lý hóa hiện trường tại đơn vị mìnhcông tác.5. Tất cả các chuyên viên đánh giá nội bộ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các khóađào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng do Công ty tổ chức và không ngừng nâng caotrình độ, kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá, góp phần duy trì tính hiệu lực vànâng cao sự hiệu quả cho toàn hệ thống. Các chuyên viên đánh giá nội bộ cótrách nhiệm tham gia các đợt đánh giá nội bộ theo kế hoạch và sự phân côngcủa Ban 5S Công ty. Trong quá trình đánh giá, các chuyên viên phải thể hiệnTrang 4 Quy định thực hiện cải tiến 5Stinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và vận dụng mọi kỹ năng đánh giá để thựcthi nhiệm vụ được phân công; xác định các nội dung không phù hợp; thốngnhất với đơn vị được đánh giá biện pháp khắc phục và kiểm tra xác nhận hiệulực của các hành động khắc phục khi được ủy quyền.6. Các phòng ban, đơn vị phải xem hoạt động 5S là một trong những công táctrọng tâm của đơn vị. Hoạt động quản lý 5S phải gắn liền với tất cả hoạt độngcủa từng cá nhân, bộ phận trong toàn Công ty. Hàng tháng, quý, năm tất cả cácphòng ban, đơn vị phải xây dựng mục tiêu 5S cụ thể gắn liền với hoạt độngnghiệp vụ của đơn vị mình, đồng thời phải hướng đến và góp phần đạt đượcmục tiêu chung của Công ty. Mục tiêu 5S của đơn vị phải được phân công cụthể cho từng bộ phận, cá nhân trong đơn vị và phải có kế hoạch tổ chức thựchiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều 8: Quyền lợi của các cá nhân, đơn vị tham gia chương trình cải tiến 5S.1. Đối với các cá nhân chuyên trách, quyền lợi được quy định cụ thể trong quyếtđịnh điều động, bổ nhiệm của Ban Tổng Giám đốc. 2. Mỗi thành viên Ban 5S và Tiểu Ban 5S sẽ được phụ cấp từ 150.000 ¸ 200.000đồng/người/tháng tùy theo nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra, các thành viên sẽ được Ban Tổng Giám đốc Công ty khen thưởng tương xứng với những đónggóp thiết thực cho chương trình 5S của Công ty.3. Tất cả nhân viên 5S kiêm nhiệm tại các phòng ban, đơn vị sẽ được hưởng mứcphụ cấp 100.000 đồng/người/tháng. Các nhân viên 5S sẽ được tham gia cácchương trình đào tạo, tham quan nhằm nâng cao kiến thức về quản lý hệ thống5S do Công ty tổ chức.4. Các chuyên viên đánh giá nội bộ khi tham gia đánh giá sẽ được bồi dưỡng200.000 đồng/người/đợt. Ngoài ra, những chuyên viên nào phát hiện ra cácđiểm không phù hợp chính có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệntrường của Công ty và có ý kiến đề xuất khắc phục hiệu quả, triệt để và đượcTrưởng Ban 5S đề xuất, sẽ được Ban Tổng Giám đốc Công ty khen thưởngxứng đáng theo đúng quy chế thi đua khen thưởng hiện hành của Công ty.Trang 5 Quy định thực hiện cải tiến 5SCHƯƠNG III.TỔ CHỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCĐiều 9: Nguyên tắc giải quyết công việc.1. Mọi vấn đề liên quan đến hiện trường đều có thể liên hệ trực tiếp với Đại diệnlãnh đạo hoặc Thường trực Ban 5S dưới mọi hình thức (bằng văn bản, E-mail,Fax, điện thoại hoặc gặp trực tiếp) để được xem xét, giải quyết. Trong trườnghợp nằm ngoài khả năng và quyền hạn của mình, Đại diện lãnh đạo có tráchnhiệm báo cáo Ban Tổng Giám đốc Công ty (hoặc người được ủy quyền) đểgiải quyết kịp thời.2. Trưởng các đơn vị phải tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệntrường do CBCNV của phòng báo cáo hoặc do bên ngoài phát hiện.Điều 10: Chế độ báo cáo.1. Chế độ báo cáo tuân thủ theo nguyên tắc trực tuyến. Các đơn vị báo cáo trựctuyến lên Ban 5S Công ty, Ban 5S Công ty báo cáo trực tiếp lên Ban TổngGiám đốc Công ty mọi vấn đề liên quan đến hiện trường .2. CBCNV các phòng ban, đơn vị phải báo cáo trực tiếp trưởng đơn vị mìnhnhững vấn đề liên quan đến 5S.Điều 11: Tổ chức họp về 5S.1. Việc tổ chức các cuộc họp 5S đột xuất tùy thuộc vào hoạt động quản lý 5S thựctế của Công ty. Khi có vấn đề cấp bách hoặc đột xuất, Ban 5S và / hoặc TiểuBan 5S đơn vị phải tổ chức ngay cuộc họp để giải quyết vấn đề.2. Định kỳ 03 tháng, Ban 5S phải tổ chức cuộc họp xem xét lãnh đạo nhằm xemxét, đánh giá hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Kết thúc một chu kỳ đánh giá, Ban5S cũng phải tổ chức cuộc họp để xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinhvà xác định các cơ hội cải tiến. Tất cả thành viên Ban 5S phải tham dự đầy đủcác cuộc họp 5S (trường hợp vắng mặt phải báo trước và cử người khác thayTrang 6 Quy định thực hiện cải tiến 5Sthế nếu được chấp thuận). Mọi thành viên phải nghiên cứu kỹ nội dung cuộchọp để tham gia ý kiến.3. Ngay sau khi có thông báo kết luận của các cuộc họp xem xét lãnh đạo hoặccuộc họp Ban 5S Công ty, Tiểu Ban 5S của các đơn vị trực thuộc phải tổ chứcngay cuộc họp 5S để triển khai giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quantrong quá trình áp dụng 5S tại đơn vị mình. Biên bản cuộc họp phải được gửivề Thường trực Ban 5S để theo dõi, hỗ trợ giải quyết và lưu hồ sơ.4. Chế độ sinh hoạt của các chuyên viên đánh giá nội bộ tối thiểu 01 tháng/lần,nhân viên 5S 01 quý/lần và do Đại diện lãnh đạo Ban 5S công ty chủ trì.Điều 12: Hoạt động đánh giá 5S nội bộ.1. Hàng năm, Đại diện lãnh đạo Ban 5S có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánhgiá nội bộ định kỳ, trình Ban Tổng giám đốc Công ty phê duyệt và tổ chức triểnkhai thực hiện. Tùy thuộc vào tình trạng, tầm quan trọng của các quá trình vàkhu vực được đánh giá, cũng như kết quả của những lần đánh giá trước để điềuchỉnh tần suất đánh giá cho phù hợp.2. Kế hoạch đánh giá nội bộ phải bao phủ toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của cácphòng ban, đơn vị trong Công ty có thực hiện theo Hệ thống 5S.3. Hoạt động đánh giá nội bộ phải xác định rõ sự phù hợp hoặc không phù hợpcủa hệ thống tài liệu so với yêu cầu của bộ Hệ thống 5S và hoạt động thực tiễntại các phòng ban, đơn vị.CHƯƠNG IV.CHẾ ĐỘ THƯỞNG, PHẠTĐiều 13: Khen thưởng động viên sáng kiến hay về 5S Ban Tổng Giám đốc Công ty khuyến khích tất cả CBCNV vận dụng mọi kỹnăng, kiến thức và kinh nghiệm để tham gia đóng góp, đề xuất cải tiến, hợp lýhóa hiện trường của Công ty nhằm hoàn thiện và góp phần mang lại giá trị giatăng cho Công ty. Tất cả cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho việc triểnTrang 7 Quy định thực hiện cải tiến 5Skhai áp dụng, duy trì và cải tiến hiện trường đều được Ban Tổng Giám đốcCông ty khen thưởng động viên theo đúng như quy chế thi đua khen thưởnghiện hành của Công ty.Điều 14: Chế độ phạt vi phạm 5S Bên cạnh đó, Công ty áp dụng chế độ phạt dưới hình thức hạ điểm thi đuakhen thưởng trong các kỳ xét thi đua khen thưởng của Công ty trên cơ sở đềxuất của Ban 5S. Việc đề xuất phải dựa trên kết quả thực hiện mục tiêu 5S; sốlượng và mức độ nặng nhẹ của các điểm không phù hợp được phát hiện trongcác đợt đánh giá nội bộ và các đợt đánh giá do bên ngoài thực hiện; số lượngphiếu yêu cầu khắc phục nội bộ được lập trong quá trình hoạt động tác nghiệphàng ngày; kết quả thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa (thể hiện quasố lần chưa khắc phục xong).Điều 15: Trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm trước tiên về những kết quả vàsự trì trệ do đơn vị mình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới của Công ty.Tùy theo mức độ xâm hại, và trên cơ sở đề xuất của Trưởng Ban 5S, Ban TổngGiám đốc Công ty sẽ xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm.Điều 16: Các thành viên Ban 5S, Tiểu Ban 5S và tất cả nhân viên phục trách 5S phảichịu toàn bộ trách nhiệm về những sai lỗi (NC chính, phụ) được phát hiện tạiđơn vị mình và được xem như là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quảthực hiện công việc được giao.Trang 8 Quy định thực hiện cải tiến 5SCHƯƠNG V.TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 17: Trưởng các đơn vị và Ban 5S công ty có trách nhiệm thực hiện quy định nàyvà tổ chức phổ biến cho tất cả CBCNV thuộc quyền biết để thực hiện. Trongquá trình thực hiện nếu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, Giámđốc Công ty sẽ xem xét quyết định.Trang 9

Tài liệu liên quan

  • QUY ĐỊNH THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP ppsx QUY ĐỊNH THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP ppsx
    • 18
    • 953
    • 3
  • QUY ĐỊNH THỰC HIỆN 5S QUY ĐỊNH THỰC HIỆN 5S
    • 9
    • 9
    • 426
  • QUY ĐỊNH THỰC HIỆN LUẬN văn tốt NGHIỆP   DÀNH CHO SINH VIÊN QUY ĐỊNH THỰC HIỆN LUẬN văn tốt NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN
    • 14
    • 751
    • 0
  • ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI UBND CẤP HUYỆN  TÌNH HUỐNG UBND HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TÌNH HUỐNG UBND HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
    • 90
    • 410
    • 1
  • Quyết định 30 2016 QĐ-UBND Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Quyết định 30 2016 QĐ-UBND Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
    • 18
    • 384
    • 1
  • Quyết định 1478 QĐ-UBND năm 2016 Quy định thực hiện chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Quyết định 1478 QĐ-UBND năm 2016 Quy định thực hiện chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
    • 9
    • 391
    • 0
  • Thông tư 21 2016 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 21 2016 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
    • 2
    • 213
    • 0
  • Thông tư 40 2015 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc Thông tư 40 2015 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
    • 2
    • 232
    • 0
  • Thông tư 40 2015 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Thông tư 40 2015 TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
    • 2
    • 258
    • 0
  • Thông tư số: 32 2012 TT-BCT Quy định thực hiện phát triển điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió năm 2012. Thông tư số: 32 2012 TT-BCT Quy định thực hiện phát triển điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió năm 2012.
    • 12
    • 253
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(42.75 KB - 9 trang) - QUY ĐỊNH THỰC HIỆN 5S Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nội Dung Thực Hiện 5s