Quy định Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Theo Điều 330 BLHS
Có thể bạn quan tâm
Tội chống người thi hành công vụ quy định như thế nào theo Bộ luật hình sự năm 2015. Khi nào một hành vi được coi là chống người thi hành công vụ? Hình phạt mới nhất theo quy định của bộ luật hình sự đối với tội chống người thi hành công vụ? Tất cả những vướng mắc pháp lý khác liên quan sẽ được Luật Thành Đô trả lời tại bài viết này.
I. Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS năm 2015
Xin chào Luật sư, em hiện tại là sinh viên năm 2 Đại học luật Hà Nội, dạo gần đây em thấy trên mạng xã hội hay ghi lại hình một số người tham gia điều khiển giao thông sai quy định khi bị cảnh sát giao thông dừng xe yêu cầu xuất trình giấy tờ thì họ có thái độ chống đối và dùng những lời lẽ xúc phạm, thậm chí là đánh lại cảnh sát giao thông. Luật sư cho hỏi hành vi của những người kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là gì?
Luật sư trả lời:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Các dấu hiệu cơ bản cấu thành của tội phạm này là:
– Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).
+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
– Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
– Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.
Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu TNHS về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…).
– Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.
Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
Theo như phân tích trên, hành vi của những người chống đối, hành hung cảnh sát giao thông như em miêu tả phía trên đủ cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS 2015.
2. Cản trở, đe doạ người thi hành công vụ có phạm tội chống thi hành công vụ ?
Lực lượng Kiểm lâm phối hợp Công an huyện, UBND xã tiến hành kiểm tra tại nhà ông A phát hiện có lâm sản cất giữ trái phép, tiến hành lập biên bản VPHC và ông A đã ký, công nhận hành vi vi phạm của mình. Khi lực lượng chức năng tiến hành thuê xe ô tô để bốc xếp tang vật đưa về cơ quan Kiểm lâm để xác minh làm rõ thì có khoảng 40 người dân kéo đến không cho xe vào, liên tục chửi bới, lăng mạ, đe dọa tổ công tác (xác định được tên, địa chỉ của 3 người kích động trong số đông đó). Chị B (vợ ông A) và anh C (con ông A) mỗi người cầm 1 con dao liên tục chửi bới, đe dọa nếu vẫn thu gỗ sẽ chém, giết lực lượng chức năng và cuối cùng tổ công tác không thể thu giữ được tang vật đưa về.
Luật sư cho hỏi hành vi của chị B, ông C và các đối tượng nêu trên có cấu thành tội “chống người thi hành công vụ” không?
Luật sư trả lời:
Về mặt khách quan, chị B và C có hành vi đe doạ, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi nhằm cản trở lực lượng chức năng (kiểm lâm) thực hiện công việc thu giữ tang vật trái phép. Về mặt chủ quan, chị B và C hành động với lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện hành vi biết hành vi của mình cản trở ngươi thực hiện công vụ nhưng vì muốn giữ tài sản chiếm giữ trái pháp luật nên cố ý thực hiện hành vi đe doạ, uy hiếp kiểm lâm rừng.
Khách thể: xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người thi hành công vụ và thống qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính. Trong trường hợp này xâm phạm đến quyền quản lý tài nguyên rừng của kiểm lâm.
Chủ thể: chị B và anh C hoàn toàn có năng lực trách nhiệm hình sự
Từ các phân tích trên, chị B và anh C đã vi phạm khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự và có thể bị phả cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù
Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật Thành Đô.
Rất mong nhận được sự hợp tác
Trân trọng./.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Tội 330
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ (điều 330) - Luật Hoàng Sa
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Theo Bộ Luật Hình Sự 2022?
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Theo Điều 330 Bộ Luật Hình Sự
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ: Mức Phạt Thế Nào? - LuatVietnam
-
Các Yếu Tố Cấu Thành Tội Danh Chống Người Thi Hành Công Vụ
-
H Có Phạm Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ? - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Phân Biệt Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Với Một Số Tội Phạm ...
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Bị Xử Phạt Như Thế Nào ?
-
Thời Hạn Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự đối Với Tội Chống Người Thi ...
-
Tình Tiết định Khung “Đối Với Người đang Thi Hành Công Vụ Hoặc Vì Lý ...
-
Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Là Gì? Mức Phạt Thế Nào.
-
[PDF] Vướng Mắc Trong Xử Lý Hành Vi Chống Người Thi Hành Công Vụ... Gây ...
-
HÌNH THỨC XỬ PHẠT CHO TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG ...
-
Phân Biệt Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Và Tội Gây Thương Tích