Quy định Uốn Móc Cốt Thép

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN.

Rất nhiều bạn Inbox trong Page Revit Đà Nẵng hỏi tôi, nên hôm nay tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn thấy hay thì cho tôi một lời cảm ơn bên dưới comment nhé, keke.

Để hiểu được bản chất của các Quy định này, các bạn chịu khó đọc kỹ và lưu lại đường link khi cần nhé

Trong thi công xây dựng, cốt thép đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu. Vậy nên việc nối thép, móc thép rất quan trọng, sau đây mình xin chia sẽ các bạn đọc để triển khai bản vẽ cho đúng nhé

A/ KÍCH THƯỚC BAREM TRONG KẾT CẤU : 1. CÔNG THỨC TÍNH TỈ TRỌNG CỐT THÉP : Tỉ trọng = Kg / md Trong đó : – Kg là đơn vị tính khối lượng của thép. – md là chiều dài 1 mét của thanh thép. Bảng tra tỉ trọng cốt thép trong sách kết cấu của PGS. Vũ Mạnh Hùng như sau : Ví dụ : bạn đã biết tỉ trọng của thép Ø6 là 0,222 (dễ nhớ nhất) muốn tìm tỉ trọng của thép Ø12 thì áp dụng công thức trên như sau : 0,222 : 36 x (12 x 12) = 0,88799 => tương đương với bảng tra tỉ trọng của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở trên (sai số không đáng kể). – Cách 2 : tìm tỉ trọng cốt thép bất kỳ khi biết kích thước đường kính thép mình cần tìm. Ví dụ : bạn cần tìm tỉ trọng của thép có đường kính là Ø12 thì áp dụng công thức trên như sau : (12 : 2)² : 40,55 = 0,88779 => tương đương với bảng tra tỉ trọng của PGS. Vũ Mạnh Hùng ở trên (sai số không đáng kể). – Còn đối với thép tấm và thép hình ta có công thức sau : Diện tích x chiều dày (0.000) x 7850 Trong đó khối lượng riêng của thép tấm là 7850 kg/m³ (7,85 tấn/m³) a. CÁCH TÍNH ĐỘ DÀI BẺ ĐẦU CU ĐÊ CỦA MỖI LOẠI THÉP : Thông số bẻ đầu cu đê dưới đây chỉ thích hợp với thép tròn trơn, với thép gân nhà thầu thi công chỉ bẻ ke vuông góc vì thép khá cứng. – Cách bẻ uốn thép dầm vào đoạn giao của cột btct : một số Quy định (quan trọng) cần lưu tâm khi thiết kế kết cấu Nhà nhiều tầng:

– Công thức tính cách bẻ uốn thép thông dụng trong các dầm đà và cột bê tông cốt thép : – Chiều dài đoạn nối thép nằm trong vùng bêtông chịu nén : b. CÁCH BỐ TRÍ THÉP TĂNG CƯỜNG ĐÀ : – Gối : Lo/4 (tính từ tim cột). – Bụng : Lo – 0.3Lo (trừ 2 mép trong cột 0.15Lo x 2 theo hình minh họa trên) – Trong đó Lo được tính từ tim cột đến tim cột.- Nếu đúng chuẩn thì phải bẻ thép theo dạng vai bò để chống lực cắt xiên, nhưng với qui mô nhà phố thì thường các thầu xây dựng bỏ qua kiểu bẻ này vì khá phức tạp trong việc lắp đặt thanh thép. c. CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN : – Thép sàn được bố trí theo kiểu đan vuông góc với nhau và nằm sát mép dưới của bê tông sàn. Trong tính toán thường dùng thép Ø6. Tùy theo chiều dài và chiều rộng của sàn mà ta có khoảng cách đặt thép khác nhau. – Bố trí thép theo phương ngắn có khoảng cách a=120 – Bố trí thép theo phương dài có khoảng cách a=150 – Bố trí thép mũ theo phương ngắn có khoảng cách a=100 – Bố trí thép mũ theo phương dài có khoảng cách a=120 – Khoảng cách bố trí giữa các thanh thép mũ cấu tạo là 250 và dùng sắt Ø6. Thép mũ cấu tạo này có tác dụng giữ cho các thanh sắt mũ không bị xô lệch. – Thông thường để cho chắc các nhà thầu dùng thép Ø8 với khoảng cách a=200 để bố trí thép sàn, còn thép mũ thì dùng Ø10 vì trong quá trình bô sắt & đổ bê tông các người thợ hay đi qua lại đạp lên thép mũ làm cho nó bị cong xẹp xuống nên dùng thép Ø10 sắt gân làm mũ sẽ an toàn do cứng hơn. d. CÁCH TÍNH CHIỀU DÀI SẮT CHỜ : Khi thi công đổ cột bê tông thì lúc cắt thép đứng chịu lực bao giờ người thợ làm sắt họ cũng chừa dư ra 1 đoạn thép để đổ bê tông nối cột ở tầng lầu tiếp theo. Thông thường trong cột bê tông sẽ có 4 cây thép này và kích thước chiều dài phần sắt chờ sẽ tính từ mặt sàn hay mặt đà bê tông trở lên. Theo kinh nghiệm thi công thì barem sẽ là : – Sắt chờ cột cổ móng : 1000 – Sắt chờ cột trên sàn : 600 – Còn theo công thức tính toán thì xem hình minh họa bên dưới : – Chiều dài đoạn nối thép ở hình minh họa trên áp dụng cho tiết diện cột giảm dần theo số tầng cao của công trình. Còn chiều dài nối thép thông thường thì theo hình dưới đây : – Chiều dài đoạn nối thép trên là không thay đổi cho các tầng khác nhau. e. CÁCH TÍNH SỐ LƯỢNG ĐAI THÉP SÁT 2 BÊN VỊ TRÍ DẦM GIAO NHAU : – Hình minh họa dưới đây có thép vai bò ghi là 2Ø16 dùng để chịu lực cắt xiên thường được các nhà thầu thi công bỏ qua trong thi công nhà phố vì khó bẻ và khó bố trí trong dầm. Có lẻ theo họ khả năng chịu tải của nhà phố không lớn lắm nên ít bị tác động đến lực này. Hồi trước mình thấy người ta hay dùng sắt vai bò này chứ không có bố trí thép tăng cường gối và bụng giống như hiện nay. Chỗ giao nhau giữa 2 dầm chính và dầm phụ hoặc vị trí cấy cột trên dầm chính thì theo barem sẽ bố trí thép đai là 5Ø8 với khoảng cách đặt là cách nhau 50. f. CHIỀU DÀY LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ CỐT THÉP : – Nhằm bảo vệ cho thép không bị gỉ sét người ta thường tính toán tiết diện khung thép nhò hơn tiết diện lớp bê tông bao bên ngoài nó và bề dày khoảng cách từ mép bê tông này đến mép ngoài của thép được qui định như sau : – Khoảng cách a ở trên là đối với cốt thép chịu lực hoặc cột dầm có tiết diện lớn, còn tính luôn cốt thép đai thì khoảng cách từ mép đến mép đúng chuẩn là 25. – Khoảng cách giữa các thanh thép đặt trong dầm đà : g. CÁC CÁCH BỐ TRÍ THÉP TRONG THI CÔNG : – Cách bố trí thép tại vị trí sàn consol : – Cách bố trí thép tại các vị trí chừa lỗ thoát sàn : – Cách bố trí thép đà lanh tô đặt trong tường xây dày 100 và tường xây dày 200 :

Xem Thêm: Trong xây dựng có những cách nối thép nào?

Từ khóa » Chiều Dài Móc Uốn Thép