Quy định Về Ban Kiểm Soát Trong Công Ty TNHH 2 Thành Viên
Có thể bạn quan tâm
- info@luathungthang.com
- 19000185
- T2 - T6: 8.00 Sáng – 5.00 Chiều | T7: 8.00 Sáng - 12.00 Trưa | Chủ nhật: Đóng cửa
- Tư vấn miễn phí
- Trang chủ
- Tư Vấn Pháp Luật
- Tư vấn luật doanh nghiệp
- Quy định về Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên
Chủ đề liên quan
Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như giấy khai sinh của Công ty/Doanh…
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
Mã số 10-MST Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế là mẫu giấy chứng nhận về đăng k…
Vốn đăng ký kinh doanh là gì?
Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ. Những lưu ý quan trọng khi đă…
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Hiện nay để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều…
Ban kiểm soát là bộ phận rất quan trọng trong công ty, có trách nhiệm giám sát hoạt động quản lý và điều hành công ty của Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên được quy định theo Luật doanh nghiệp ra sao? Căn cứ pháp lý theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung tư vấn như sau:
1. Quy định về Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên
Theo quy định tại Điều 54 Luật doanh nghiệp thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước thì phải có Ban kiểm soát còn các trường hợp còn lại sẽ do doanh nghiệp quyết định.
Trường hợp công ty có Ban kiểm soát thì Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành Kiểm soát viên
Điều 169 Luật doanh nghiệp quy định về tiêu chuẩn của kiểm soát viên như sau:
- Không thuộc đối tượng không được quyền tham gia thành lập, góp vốn và quản lý công ty theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp;
- Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
- Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là thành viên công ty hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
3. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Điều 170 Luật doanh nghiệp như sau:
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng thành viên và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Hội đồng thành viên thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng thành viên và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng thành viên.
- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
- Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Hội đồng thành viên.
- Khi có yêu cầu của thành viên công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến thành viên công ty có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng thành viên, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kiến nghị Hội đồng thành viên biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng thành viên, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
- Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác của công ty.
- Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng thành viên trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Hội đồng thành viên.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và nghị quyết Hội đồng thành viên.
Trên đây là những quy định về Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
>>Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viênCơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viênQuy Định Về Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ Phần
- Thành Lập Công Ty, Thành Lập Doanh Nghiệp 2022
- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Thành lập văn phòng đại diện công ty
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng
- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
- Số đăng ký kinh doanh
Tư vấn miễn phí
Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa.. Gọi ngay: 19000185 Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tư vấn luật đất đai Tư vấn điều kiện để hưởng đặc xá và án treo Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Công Nợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Luật Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp Tư Vấn Hợp Đồng Tư Vấn Luật Lao Động Luật Sư Hành Chính Tư Vấn Đầu Tư - Dự Án Gửi tin nhắn19000185
Tìm kiếmTừ khóa » Chức Năng Của Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Tnhh
-
Công Ty Cổ Phần Có Bắt Buộc Phải Thành Lập Ban Kiểm Soát?
-
Quy định Và Vai Trò Của Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ Phần
-
1. Ban Kiểm Soát Của Công Ty? - Luật Minh Khuê
-
Ban Kiểm Soát Trong Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên - AZLAW
-
Vai Trò Của Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ Phần - Luật Việt Tín
-
Quyền Và Nhiệm Vụ Của Ban Kiểm Soát Nội Bộ Công Ty Cổ Phần
-
Công Ty Có Bắt Buộc Phải Có Ban Kiểm Soát Không? - Luật Long Phan
-
Quy định Về Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ Phần - Luật Minh Gia
-
Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ban Kiểm Soát Nội Bộ - Luật Hoàng Phi
-
Ban Kiểm Soát Trong Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên - - ASLAW Law
-
Ban Kiểm Soát Công Ty Cổ Phần Là Gì? Đặc điểm Ban Kiểm Soát?
-
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Ban Kiểm Soát - Công Ty Luật Việt An
-
Chức Năng, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ ...
-
QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN