QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIÊM XÃ HỘI NĂM 2020 - Kế Toán ATT

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • DỊCH VỤ
    • DỊCH VỤ ĐẠI LÝ THUẾ
    • KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
    • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ ĐẦU TƯ FDI
    • TƯ VẤN CHUYỂN NHƯỢNG DOANH NGHIỆP
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ
    • HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
    • CHỮ KÍ SỐ
    • GIẤY PHÉP CON
    • PHẦN MỀM KẾ TOÁN
    • KHAI BÁO BẢO HIỂM XÃ HỘI
    • QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
  • Tin tức
  • Chia sẻ kiến thức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIÊM XÃ HỘI NĂM 2020
  • Trang chủ
  • Chia sẻ kiến thức

 

QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIÊM XÃ HỘI NĂM 2020

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối với Doanh nghiệp năm 2018 cụ thể như sau:

1.     Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN bắt buộc:

-         Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

-         Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

-         Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

-         Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

-         Chú ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.

2.     Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (từ 1/6/2017):

Tỷ lệ đóng

BHXH

BHYT

BHTN

Tổng

DN phải đóng

17,5%

3%

1%

21.5%

Người lao động

8%

1,5%

1%

10,5%

Tổng cộng

25,5%

4,5%

2%

32%

 

·        Trong đó:

-         Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

-         Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 17% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

-         Trước ngày 1/6/2017:

-         Mức đóng BHXH là 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

-         Tổng cộng DN phải đóng là 32.5% (Trong đó: BHXH là 26%, BHYT là 4.5%, BHTN là 2%)

·        Lưu ý:

-         Ngoài BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì hàng DN còn phải đóng KPCĐ: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH và Nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)

3.     Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

-         Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ

Chú ý:

-         Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

-         Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

-         Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

a.     Mức tiền lương đóng tổi thiểu:

-         Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

-         Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Nếu là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn ít nhất 7%.

-         Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

b.     Mức tiền lương đóng tối đa:

-         Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

-         Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

-         (Mức lương cơ sở không phải là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản của DN… mà là mức lương cơ sở được quy định tại Nghị Quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc Hội. Từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

·        Như vậy: Mức lương đóng BHXH tối đa là:

-         Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/ tháng x 20 = 26.000.000

-         Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.390.000 đ/ tháng

4.     Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:

a.     Đóng hằng tháng:

-         Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

b.     Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

-         Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

c.      Đóng theo địa bàn:

-         Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

-         Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

-         Sau khi đã xác định được những ai phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN, mức tiền lương phải đóng, các bạn tiến hành làm thủ tục đăng ký tham gia BH.

 

Tin khác
  • QUY ĐỊNH KÝ HIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THEO THÔNG TƯ 78/2021/TT-BTC
  • HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH SỐ LIỆU SAU KHI THANH TRA KIỂM TRA THUẾ
  • NỘP LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
  • Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
  • ĐIỂM MỚI VỀ HƯỚNG DẪN VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TẠI THÔNG TƯ 48/2019/TT-BTC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 10/10/2019

Danh mục bài viết

  • Tin tức
  • Chia sẻ kiến thức

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3 Hôm nay: 321 Hotline tư vấn: 0905.654.656 Thứ 2 - Thứ 7 08:00 - 17:30 Tầng 4, 168 Lý Thái Tông, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Tổng đài tư vấn 0935 069 669 (Ms Toan) - 0905 654 656 (Ms Trang) ×

Đăng nhập

Số điện thoại: Mật khẩu: Đăng nhập Đăng ký nếu chưa có tài khoản Đóng

Từ khóa » Tổng Mức đóng Bhxh Năm 2020