Quy định Về Bầu Và Nhiệm Vụ Chi ủy, Bí Thư, Phó Bí Thư Chi Bộ?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chi ủy là gì?
  • 2 2. Bí thư chi bộ là gì?
  • 3 3. Phó Bí thư chi bộ là gì?
  • 4 4. Quy định bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ:
  • 5 5. Nhiệm vụ chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ:
    • 5.1 5.1. Nhiệm vụ của Chi ủy:
    • 5.2 5.2. Nhiệm vụ của Phó bí thư chi bộ:
    • 5.3 5.3. Nhiệm vụ của bí thư chi bộ:

1. Chi ủy là gì?

Chi ủy là cơ quan thuộc tổ chức Đảng, lãnh đạo cấp trên của chi bộ cơ sở. Chi ủy thực hiện các nhiệm vụ quản lý, thực hiện theo phân công của chi bộ.

Trong chi ủy có từ 9 đảng viên trở lên, thực hiện chủ trì cuộc họp đại hội chi bộ.

Trong các chi bộ lại có hoạt động nghiệp vụ của các chi ủy viên. Thường sẽ có 03 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì bầu không quá 7 chi ủy viên.

2. Bí thư chi bộ là gì?

Bí thư chi bộ chính là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo. Chức vụ bí thư thể hiện vai trò của người quản lý, đứng đầu của tổ chức. Chính vì vậy người ta thường ví họ là những linh hồn của Đảng.

Các tính chất lãnh đạo được thể hiện trong hoạt động quản lý, điều hành tổ chức. Do đó mỗi đồng chí đảm nhận chức vụ này cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực, đủ sự nhiệt huyết thì mới có thể làm tốt được vai trò đầu tàu của mình. Mỗi chi bộ cần tiến hành các công việc chuyên môn trong tổ chức Đảng nói chung.

Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi ủy, thực hiện các công việc sau:

+ Đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy;

+ Thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ; với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể;

+ Đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên, trực tiếp là đảng ủy cơ sở.

3. Phó Bí thư chi bộ là gì?

Phó Bí thư chi bộ là chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Đối với những chi bộ có ít Đảng viên. Phó bí thư giúp việc cho bí thư, thực hiện triển khai và quản lý thực hiện công việc trên thực tế. Trong chi bộ,

– Dưới 9 Đảng viên thì không nhất thiết phải bầu phó bí thư chi bộ. Khi đó, Bí thư thực hiện quán xuyến để đảm bảo hiệu quả thực hiện công việc chung. Tùy theo nhu cầu của chi bộ có thể bầu hoặc không.

– Còn đối với những chi bộ có từ 9 Đảng viên trở lên thì bắt buộc phải bầu chức danh này. Phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục và quy trình bầu, bổ nhiệm.

Quy định về bầu Phó bí thư chi bộ:

Chính vì vậy chúng ta thường thấy ở một số tổ chức Đảng không có chức danh phó bí thư chi bộ. Dựa trên số lượng Đảng viên thực tế mà chức danh này có hoặc không. Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Họ đảm nhận công việc trong chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực đảm bảo. Chức danh này được tổ chức bầu cử tại Đại hội cơ sở.

Chi bộ tiến hành bầu cử tối đa 03 lần để tìm được người có lá phiếu tín nhiệm cao thỏa mãn điều kiện. Nếu không, phải chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.

4. Quy định bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ:

– Diễn ra Đại hội chi bộ:

Khoản 9, Điều 19, Quy chế bầu cử trong Đảng, quy định:

“Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ”.

Các quy định xác định yêu cầu, cần đảm bảo các chức danh làm việc. Trong đó, việc bầu cử phải thực hiện theo thứ tự, cách thức pháp luật quy định.

– Quy định bầu Bí thư, Phó bí thư chi bộ:

Khoản 4, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:

“… Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên”.

Tùy thuộc vào số lượng, nhu cầu đảm bảo công việc thực tế để bầu chức danh phó bí thư. Trong khi chức danh bí thư phải có để đảm bảo hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tổ chức.

5. Nhiệm vụ chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ:

5.1. Nhiệm vụ của Chi ủy:

– Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội.

– Chi ủy do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định.

– Chi bộ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trong đơn vị. Bao gồm:

+ Các nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

+ Thực hiện giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên;

+ Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên;

+ Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên;

+ Thu nộp đảng phí.

Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng 1 lần (Điều 24.2 Điều lệ Đảng). Các quy định nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt công việc quản lý Đảng viên. Đồng thời, chi ủy phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể được phân công trong tổ chức Đảng. Đó là các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ gắn với quản lý và phong trào của quần chúng nhân dân.

– Chi ủy giúp chi bộ thực hiện nhiệm vụ trên theo quy định và phân công của chi bộ. Các công việc thực tế được xác định trong nhiệm vụ cụ thể được phân công ở lĩnh vực quản lý.

5.2. Nhiệm vụ của Phó bí thư chi bộ:

Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ là giúp việc cho Bí thư chi bộ. Các phó bí thư thực hiện chính các công việc điều hành, tổ chức thực hiện công việc phân công. Thay mặt bí thư chi bộ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng và hoạt động kinh tế xã hội khác. Chịu trách nhiệm trước Bí thư trong công việc của họ.

Cụ thể như sau:

– Đảm bảo chuyên môn, thực hiện công việc được phân công. Bao gồm:

+ Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên; công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng.

+ Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người phó bí thư chi bộ phải có tư tưởng vững vàng; kiên định đi theo đường lối của Đảng.

+ Phải nắm chắc tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước; các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của người Đảng viên.

+ Phải am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội.

+ Phải linh hoạt và nhạy bén.

– Thực hiện các công việc điều hành chính:

+ Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ; đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này người phó bí thư chi bộ cần phải đạt được kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.

+ Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt hoặc khi được ủy quyền.

– Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách.

Các báo cáo cung cấp thông tin thực hiện, đánh giá công việc. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó.

Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin; kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo. Đặc biệt là đảm bảo hiệu quả quản lý, điều hành mang đến kết quả thành công trong công việc.

5.3. Nhiệm vụ của bí thư chi bộ:

– Trong hoạt động quản lý tổ chức:

– Đề xuất tổ chức các hoạt động về lãnh chỉ đạo chi ủy cơ sở. Chủ thể này thực hiện trách nhiệm quản lý và điều hành chính các hoạt động của tổ chức mình. Cũng như phân công, triển khai các công việc đến cấp dưới và các Đảng viên trong tổ chức.

– Làm tốt công tác tư tưởng cho các ủy viên. Giúp các Đảng viên được xây dựng và giữ vững các tư tưởng thực hiện công việc, nhiệm vụ trong tổ chức. Từ đó mang đến ý nghĩa, hiệu quả hoạt động trong tổ chức Đảng.

– Trong hoạt động chi bộ bí thư chư bộ phải thể hiện sự cởi mở, vui vẻ với các chi ủy viên. Phải hòa mình, đặt cá nhân mình vào vị trí của mỗi ủy viên để tạo nên sự đồng thuận, thấu hiểu và đoàn kết. Người lãnh đạo phải phát huy, xây dựng các phong trào có tính xây dựng, đoàn kết trong tổ chức mình.

Thường xuyên cập nhật và phổ biến các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đến các chi Ủy viên và quần chúng. Giúp tất cả các chủ thể thấm nhuần tư tưởng đảng, xác định rõ mục tiêu và lý tưởng trong sự nghiệp của đất nước.

– Trong trách nhiệm với nhân dân:

– Ngoài ra trong hoạt động chi bộ thì bí thư nên thường xuyên tiếp xúc với các đảng viên, quần chúng. Gần gũi quần chúng, lắng nghe những ý kiến, phản ánh của quần chúng, kịp thời nắm bắt được tư tưởng của quần chúng. Nếu có những lệch lạc, sai phạm chưa đúng sẽ kịp thời uốn nắn, thay đổi phù hợp.

Người lãnh đạo phải cho thấy sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Đặc biệt là đứng ở phía nhân dân, thực hiện nhiệm vụ trên quyền lợi của nhân dân. Có như vậy, họ mới có thể được dân tin tưởng, được nắm vai trò lãnh đạo lâu dài.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ban Chi ủy Chi Bộ