Quy định Về Bình Chữa Cháy Trên Xe ô Tô: Cập Nhật Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Không lâu trước đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư này có thay đổi quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô không? Hãy cùng Blog thi bằng lái xe tìm hiểu thật chi tiết và chính xác trong bài viết dưới đây nhé!
Sự thật việc bỏ quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô
Vào năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chữa cháy và Luật Phòng chữa cháy sửa đổi cụ thể về quy định hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Trong nghị định có quy định xe ô tô từ 4 chỗ trở lên bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy tại Điều 10.
Đến năm 2015, Bộ Công an ban hành Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trong đó cũng nhắc đến quy định: từ ngày 6/1/2016 quy xe ô tô từ 4 – 9 chỗ phải trang bị 1 bình chữa cháy trọng lượng dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít. Các trường hợp vi phạm quy định, chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng – 500.000 đồng.
Vào thời điểm mới ban hành, quy định này đã gây ra không ít ý kiến trái chiều vì sự bất cập theo đánh giá không đồng nhất. Vấn đề lớn nhất là nhiều chủ xe bày tỏ sự lo lắng về chất lượng bình cứu hỏa và nguy cơ bình cứu hỏa có thể phát nổ nếu cất giữ trên xe trong mùa nắng nóng gây thiệt hại cả về xe và tính mạng.
Tuy nhiên, nước ta vẫn triển khai nghị định cho đến cuối năm 2020. Tức là sau 4 năm triển khai, quy định về việc xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi phải lắp bình cứu hỏa đã chính thức được bãi bỏ kể từ ngày 10/1/2021 (theo Nghị định 136/2020/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC).
Cụ thể, theo nghị định mới này, xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.Thay đổi đó chỉ áp dụng cho loại xe ô tô giới hạn từ 4 – 9 chỗ, còn các loại ô tô trên 9 chỗ vẫn phải trang bị bình cứu hỏa theo quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô như trước kia.
Chủ xe nên hiểu rõ vì rất nhiều nơi giật tít “bỏ quy định bình chữa cháy cho xe ô tô”, không giải thích rõ ràng gây hiểu lầm vi phạm luật. Thông tin chi tiết hơn liên quan đến các quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô theo luật mới nhất sẽ được cập nhật ở các phần ngay bên dưới đây.
Quy định về các loại bình chữa cháy trên xe ô tô
Hiện nay, có 4 loại bình cứu hỏa được phép trang bị trên xe ô tô từ 9 chỗ trở lên (theo đúng quy định) gồm dạng bột khô, dạng khí, dạng nước và dạng bọt. Cụ thể:
- Bình cứu hỏa bột khô (Powder): Là loại bình cứu hỏa hệ MFZ, sử dụng chất chữa cháy dạng bột khô. Đây là loại bột hoạt động theo nguyên lý làm loãng nồng độ Oxy dựa trên cơ chế sẽ tác dụng với nhiệt sinh ra khí CO2 giúp kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với oxi không khí, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy tự tắt.
- Bình cứu hỏa khí CO2 (Carbon Dioxide): Là loại bình cứu hỏa hệ MT, sử dụng chất chữa cháy dạng khí CO2 được nén lỏng trong bình áp suất cao. Loại bình cứu hỏa này hoạt động theo nguyên lý làm ngạt bằng cách dùng khí CO2 nén lỏng bên trong làm loãng Oxy khiến đám cháy tự tắt. Bình cực kỳ phù hợp với các đám cháy kín gió.
- Bình cứu hỏa dạng bọt: Tên gọi khác là bình cứu hỏa foam, là loại bình sử dụng chất chữa cháy dạng bọt, hoạt động theo nguyên lý cách ly. Cơ chế tác động là dùng bọt chữa cháy tạo ra một lớp màng phủ lên vật cháy để cách ly oxy với vật cháy, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa; làm mát; đồng thời khử hơi và làm bay hơi để chữa cháy nhanh chóng.
- Bình cứu hỏa dạng nước (water): Là loại bình cứu hỏa sử dụng chất chữa cháy dạng dung dịch gốc nước – thường là dung dịch chữa cháy có nguồn gốc sinh học. Cơ chế hoạt động là làm thay đổi mức giãn nở bề mặt phân tử nước và phân hoá phân tử nước, giúp hấp thụ nhiệt từ trong nguồn lửa sau đó lập tức tản nhiệt. Nó sẽ chuyển hóa nhiệt năng thành hơi nước, làm vật cháy nhanh chóng hạ nhiệt và dập tắt lửa hoàn toàn.
Tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ là phần lớn bình cứu hỏa dùng trên xe ô tô hiện nay đều sử dụng dạng bột. Bởi lẽ loại bình này có hiệu quả với các chế phẩm xăng, dầu… và không gây hại khi chẳng may tiếp xúc với người. Trọng lượng bình so với các loại khác cũng nhẹ nên dễ cất giữ và sử dụng. Kèm theo là giá thành tương đối rẻ.
Quy định về trọng lượng bình chữa cháy trên xe ô tô
Bên cạnh chủng loại, trọng lượng bình cứu hỏa cho xe ô tô cũng có rất nhiều loại trọng lượng và dung tích khác nhau. Lấy ví dụ như:
- Bình cứu hỏa mini với các loại: 500 ml, 1.000 ml…
- Bình cứu hỏa cỡ trung với các loại: 1 kg, 2 kg…
- Bình cứu hỏa cỡ lớn với các loại: 4 kg, 6 kg…
Trọng lượng này không thể chọn mua tùy tiện mà phụ thuộc vào loại xe riêng. Cụ thể, chủ xe trang bị bình cứu hỏa có trọng lượng hoặc dung tích theo quy định tương ứng như sau:
- Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi: Chọn 1 bình dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít (có thể bỏ vì luật hiện tại không bắt buộc).
- Xe ô tô từ 10 – 15 chỗ ngồi: Chọn 1 bình có trọng lượng từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).
- Xe ô tô từ 16 – 30 chỗ ngồi: Chọn 2 bình gồm 1 bình dưới 4 kg (hoặc dưới 5 lít) và 1 bình từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).
- Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi: Cần 3 bình gồm 1 bình dưới 4 kg (hoặc dưới 5 lít) và 2 bình từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).
Quy định về bảo quản an toàn bình chữa cháy trên xe ô tô
Nhiệt độ là yếu tố liên quan mật thiết đến việc xảy ra cháy nổ trên xe ô tô. Bởi vì nhiệt độ tăng cao có thể khiến áp suất chất cháy trong bình chữa cháy tăng theo. Một khi áp xuất vượt ngưỡng, cháy nổ có thể dễ dàng xảy ra cực kỳ nguy hiểm. Do vậy, khi cất giữ bình chữa cháy trong xe, chủ xe cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
Không để bình chữa cháy ở nơi nhiệt độ cao
Nếu nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình chữa cháy sẽ khiến thể tích chất chữa cháy trong bình tăng cao gây cháy nổ nghiêm trọng. Vì thế, bạn chú ý không đặt bình chữa cháy ở những nơi có nhiệt độ cao, những nơi dễ bị ánh nắng mặt trời chiếu đến trực tiếp như taplo, khay/hộc đựng đồ ở khu vực hàng ghế trước. Điều này nhằm mục đích đảm bảo an toàn tối đa.
Đặt bình chữa cháy trong tầm với của tài xế
Bình chữa cháy cần được đặt ở những nơi gần nhất trong tầm tay của tài xế để có thể xử lý nhanh nhất nếu hỏa hoạn không may xảy ra. Cụ thể, theo lời khuyên từ hãng xe Volvo, vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô lý tưởng nhất là phía dưới của ghế tài hoặc đặt ở chỗ để chân của ghế phụ (ghế hành khách ngay bên cạnh ghế tài). Không nên đặt bình chữa cháy ở chỗ để chân ghế của tài xế vì gây vướng víu khi điều khiển chân ga/phanh/côn, dễ gây nguy hiểm hơn.
Hạn chế di chuyển bình chữa cháy trong xe
Trong quá trình bảo quản bình chữa cháy, hãy hạn chế di chuyển bình chữa cháy tới các vị trí khác nhau. Trường hợp cần thiết phải chuyển dời chỗ, hãy thao tác nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh bởi có thể khiến áp suất trong bình tăng cao, rất dễ gây cháy nổ mạnh ngay trong xe.
Quy định về cách sử dụng bình chữa cháy trên xe ô tô
Cách dùng bình chữa cháy mini chuẩn trên ô tô
Khi xảy ra cháy trên xe, bình chữa cháy cần được sử dụng theo quy chỉnh chuẩn bao gồm các bước:
- Bước 1: Lắc nhẹ bình để chất cháy được trộn đều
- Bước 2: Tháo nắp hoặc khóa bảo vệ trên miệng bình
- Bước 3: Giữ cho bình thẳng rồi nhấn nút phun vào đám cháy đến khi lửa được dập tắt
Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy ô tô
- Khi phun bình chữa cháy, bạn nên đứng cách đám cháy tối thiểu 1m để đảm bảo an toàn. Đồng thời nên đứng ở đầu hướng gió vì mượn lực gió sẽ giúp đám cháy nhanh được dập tắt hơn.
- Trường hợp chất cháy là xăng dầu, không phun bình chữa cháy vào một chỗ mà cần phun bao quanh để chất chữa cháy bao trùm toàn bộ chất cháy.
- Ngay sau khi mua bình chữa cháy, chủ xe nên thử xịt một ít trước để kiểm tra bình đồng thời nắm rõ được cách sử dụng.
- Lưu ý đến thời hạn sử dụng bình và tình trạng bình chữa cháy. Cụ thể như bình chữa cháy dạng bột thường có thời hạn sử dụng 5 năm. Bình dạng khí CO2 thì tùy vào lượng khí còn bên trong bình, có thể kiểm tra bằng cách cân lượng trọng lượng bình.
Trên đây là những quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô được cập nhật mới nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các tài xế chủ động hơn trong việc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô. Đừng quên tiếp tục theo dõi Trung tâm đào tạo lái xe 9573 để bỏ túi thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích hơn nhé!
Từ khóa » để Bình Chữa Cháy Trong ô Tô
-
Có Nên để Bình Chữa Cháy Trong ô Tô Và để ở đâu để Tránh Bị Nổ
-
Bình Chữa Cháy ô Tô: Quy định, Kinh Nghiệm Mua Và Cách Dùng
-
Quy định Về Bình Cứu Hỏa Trên Xe ô Tô
-
Bình Chữa Cháy Trong Xe Hơi Vô Dụng Và Nguy Hiểm? - Báo Tuổi Trẻ
-
Chọn Và Lắp đặt Bình Chữa Cháy Cho ô Tô Như Thế Nào?
-
Nên đặt Bình Chữa Cháy ở đâu Trên ô Tô? - VOV Giao Thông
-
Bình Chữa Cháy ô Tô - PCCC Gia Phú
-
Bình Chữa Cháy Trong ôtô: Đặt đâu để Không Bị Nổ? | Báo Dân Trí
-
Cập Nhật Quy định Về Bình Chữa Cháy Trên Xe ô Tô Mới Nhất
-
(VTC14)_Đặt Bình Chữa Cháy ở Vị Trí Nào Trên ô Tô? - YouTube
-
Quy định Và Hướng Dẫn Mới Nhất Về Bình Cứu Hỏa Trên Xe ô Tô
-
Cập Nhật Quy định Về Bình Cứu Hỏa Trên Xe ô Tô Mới Nhất
-
Nên đặt Bình Chữa Cháy Cho Xe ô Tô ở đâu để Tránh Phát Nổ?
-
Bình Chữa Cháy ô Tô Loại Nào Tốt? Những Lưu ý Và Cách Sử Dụng
-
Bỏ Quy định ô Tô Dưới 9 Chỗ Phải Lắp Bình Cứu Hỏa Từ Ngày 10.1.2021
-
Quy định Về Bình Chữa Cháy Trên Xe ô Tô Ra Sao?