Quy định Về Chữ Ký Trên Văn Bản? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Văn bản là gì?
- Những người có thẩm quyền ký ban hành văn bản?
- Quy định về chữ ký trên văn bản
- Quy định về ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký văn bản
Một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các văn bản hành chính là ký tên và đóng dấu cuối văn bản. Việc ký tên và đóng dấu có vai trò khẳng định giá trị của văn bản vì vậy mà pháp luật đặt ra quy định về vấn đề này.
Quy định về chữ ký trên văn bản như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết Quy định về chữ ký trên văn bản.
Văn bản là gì?
Để tìm hiểu quy định về chữ ký trên văn bản trước hết ta cần hiểu rõ về văn bản là gì? Theo giải thích tại điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản được hiểu là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
+ Văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
+ Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
Những người có thẩm quyền ký ban hành văn bản?
Từ ngày 05/3/2020, cách ký tên, đóng dấu trên văn bản hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư.
Theo quy định tại điều 13 nghị định số 30/2020/NĐ-CP thì người có thẩm quyền ký ban hành văn bản sẽ tùy thuộc vào từng loại cơ quan khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
+ Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
– Đối với Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.
+ Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
– Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Trách nhiệm của người ký vào văn bản: Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
Quy định về chữ ký trên văn bản
Theo quy định tại điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì chữ ký trên văn bản phải thực hiện theo quy định như sau:
+ Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
+ Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020. Cụ thể thì hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền thực hiện lý số là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Network Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký.
Quy định về ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký văn bản
Việc ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký văn bản hành chính phải thực hiện theo các quy định như sau:
+ Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định;
+ Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn;
+ Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm và tên của người ký văn bản. Ví dụ: Hoàng Văn A.
+ Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định về chữ ký trên văn bản. Trường hợp có thắc mắc về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải quyết.
Từ khóa » Chữ Ký Hay Chữ Kí đúng
-
Chữ Ký Hay Chữ Kí ❤️️ Cách Sáng Tạo Chữ Ký 1001 Mẫu
-
Ký Tên Hay Kí Tên Là Đúng Nhất ❤️️ Tặng Mẫu Chữ Ký Đẹp
-
Ký Tên Hay Kí Tên Là Đúng Nhất ❤️️ Tặng Mẫu Chữ... | Facebook
-
Wikipedia:Chữ Ký – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chữ Ký đẹp Có Thể Quyết định Số Phận Một Con Người
-
Chữ Ký Là Gì ? Tội Giả Mạo Chữ Ký Bị Xử Lý Như Thế Nào ?
-
Tìm Hiểu Về “Chữ Ký điện Tử” Và “Chữ Ký Số” - Sở Nội Vụ
-
Cách Ký Tên, đóng Dấu đúng Luật Vào Văn Bản Theo NĐ 30/2020/NĐ ...
-
Bàn Tiếp Về Chuyện I Ngắn Y Dài - KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-
Quy định Về Chữ Ký Trên Văn Bản Theo Quy định Mới Nhất 2022
-
Vấn đề Phân Biệt Viết I (ngắn) Và Y (dài) - USSH
-
Quy định Về Ký Nháy, Ký Tắt, Ký Chính Thức – Cách Hiểu Và Cách Dùng
-
Con Dấu Chữ Ký Khắc Sẵn Có Giá Trị Pháp Lý Không? - LuatVietnam