Quy định Về Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non

Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn-Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn+ Điểm tối đa là 10;+ Mức độ: Tốt (9 -10); Khá (7 – 8); Trung bình (5 – 6); Kém (dưới 5).– Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của ChuÈn+ Điểm tối đa là 40;+ Mức độ: Tốt (36 – 40); Khá (28 – 35); Trung bình (20 – 27); Kém (dưới 20).– Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn.+ Điểm tối đa là 200;+ Mức độ: Tốt (180 – 200); Khá (140 – 179); Trung bình (100 – 139); Kém (dưới 100).Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học– Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;– Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;– Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;– Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của trẻ;+ Xuyên tạc nội dung giáo dục;+ Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;+ Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;+ Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.Điều 10. Quy trình đánh giá xếp loại* Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. Cụ thể như sau:– Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;– Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên.– Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:+ Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng;+ Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;+ Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;+ Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào bản đánh giá, xếp loại của từng giáo viên;+ Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.– Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyÒn khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.* Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát víi mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Chương IVTỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.– Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương.Điều 12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo– Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.– Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường– Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.– Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục và đµo tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.

* Trung tâm liên kết với các trường ĐH trên cả nước liên tục tuyển sinh các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ để chuẩn hóa nghề nghiệp cho giáo viên gồm:

– Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm mầm non

– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên;

– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

– Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ ngoại ngữ bậc 2, 3, 4, 5, 6

– Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và nâng cao

* Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham dự khóa học vui lòng liên hệ theo sđt: 024 6296 8515 – 09 7878 4589 – 0982 7878 95

Từ khóa » Các Tiêu Chuẩn Của Giáo Viên Mầm Non