Quy định Về Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Tiểu Học Mới Nhất 2022

Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu họcMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại. Dưới đây là quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2024

  • 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
    • 1.1. Phẩm chất nhà giáo
    • 1.2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
    • 1.3. Xây dựng môi trường giáo dục
    • 1.4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
    • 1.5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
  • 2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
    • 2.1. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29
    • 2.2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.28
    • 2.3. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27
  • 3. Yêu cầu xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
  • 4. Giáo viên tiểu học hiện nay được đánh giá theo văn bản nào?
  • 5. Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20
  • 6. Giáo viên tiểu học chưa đáp ứng các tiêu chuẩn được bổ nhiệm như thế nào?
  • 7. Bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024

Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên là căn cứ để giáo viên các cấp phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực của mình từ đó xây dựng được kế hoạch rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. Ngoài ra quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên còn làm căn cứ để cơ sở giáo dục đánh giá phẩm chất giáo viên, để cơ quan nhà nước nghiên cứu xây dựng chế độ, và để cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.

1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm 5 lĩnh vực với 15 yêu cầu.

1.1. Phẩm chất nhà giáo

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

(Quy định tại Điều 4 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT)

1.2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;

b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;

b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.

(Quy định tại Điều 5 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT)

1.3. Xây dựng môi trường giáo dục

Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường

1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;

b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

2. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.

3. Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);

c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

(Quy định tại Điều 6 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT)

1.4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

1. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;

b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;

c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.

2. Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;

b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;

c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.

3. Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;

b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

(Quy định tại Điều 7 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT)

1.5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;

b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;

Như vậy, có thể thấy, mỗi tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được đánh giá theo 3 mức độ (mức đạt, mức khá, mức tốt). Theo đó, giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Về tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiêu học so với những cấp học cao hơn thì có thể là thấp hơn ở một số tiêu chí như năng lực ngoại ngữ. Vì ở cấp học này không yêu cầu một số tiêu chí quá cao để giảng dạy học sinh tiểu học.

(Quy định tại Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT)

2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Ngày 21/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.

Như vậy, dựa trên thông tư mới quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học có những thay đổi như sau:

2.1. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT)

Đạo đức nghề nghiệp
  • Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
  • Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
  • Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
  • Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
  • Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
  • Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
  • Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  • Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;
  • Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
  • Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh;
  • Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học;
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2.2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.28

Quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT)

Đạo đức nghề nghiệpNhư giáo viên hạng III
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
  • Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
  • Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
  • Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
  • Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách;
  • Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh;
  • Vận dụng được các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên;
  • Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: tham gia ban giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và thực hiện được các chuyên đề dạy học;
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
  • Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

2.3. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27

Quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT)

Đạo đức nghề nghiệp Như giáo viện hạng III
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
  • Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
  • Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
  • Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học vào các nhiệm vụ được giao;
  • Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, giáo dục;
  • Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh;
  • Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;
  • Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

3. Yêu cầu xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

4. Giáo viên tiểu học hiện nay được đánh giá theo văn bản nào?

Giáo viên tiểu học hiện nay được đánh giá dựa trên Thông tư 09/VBHN-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập ban hành ngày 21/7/2023.

5. Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20

Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay là Biểu mẫu 1 được quy định tại Phụ lục II Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 về hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Để có thể tải về sử dụng mẫu phiếu đánh giá chuẩn, mời bạn xem thêm Tại đây.

6. Giáo viên tiểu học chưa đáp ứng các tiêu chuẩn được bổ nhiệm như thế nào?

Việc bổ nhiệm giáo viên tiểu học chưa đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 9 Thông tư 09/VBHN-BGDĐT như sau:

1. Trường hợp giáo viên tiểu học chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

2. Trường hợp giáo viên tiểu học chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 nhưng không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh giáo viên tiểu học hiện đang được xếp cho đến khi nghỉ hưu.

=> Như vậy, nếu giáo viên tiểu học chưa đáp ứng điều kiện thì vẫn được hưởng lương theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, đến khi đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm hạng tương ứng mà không cần phải thi, xét thăng hạng hoặc hưởng đến khi nghỉ hưu.

Ví dụ cụ thể: Hiện tại, giáo viên tiểu học A đang ở hạng II cũ. Việc bổ nhiệm giáo viên tiểu học từ hạng II cũ sang hạng II mới phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư 09/VBHN-BGDĐT. Nhưng giáo viên A còn thiếu một trong các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

Vậy giáo viên A vẫn không bị xuống hạng mà tiếp tục hưởng mức lương hiện hành cho đến khi đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm hạng II mới mà không cần phải thi hoặc xét thăng hạng.

7. Bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024

  • Mời bạn xem thêm: Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2024

Theo quy định thì lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính theo công thức như sau:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Đây chỉ là công thức tính mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học, công thức này chưa bao gồm các khoản phụ cấp và các khoản khấu trừ đóng bảo hiểm.

Tại Điều 3 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hiện nay, theo quy định thì mức lương cơ sở đã tăng từ 1.800.000 triệu đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng. Do đó, lương của giáo viên tiểu học các cấp bậc cũng đã tăng lên đáng kể so với trước đó, cụ thể như sau:

Bảng lương của giáo viên tiểu học mới nhất

Bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024

Có thể thấy, với quy định mới từ ngày 1/7/2024, mức lương của giáo viên tiểu học ở mức cao nhất sẽ là 15.865.200 VNĐ và thấp nhất là 5.475.600 VNĐ.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Quy định số tiết dự giờ của giáo viên
  • Cách tính lương giáo viên hợp đồng mới nhất
  • Chế độ nghỉ ốm của giáo viên $(YEAR0

Từ khóa » Thông Tư 14 đánh Giá Chuẩn Giáo Viên Tiểu Học