Quy định Về Công Bố Hợp Quy đối Với Thức ăn Chăn Nuôi
Có thể bạn quan tâm
Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam phải công bố hợp quy
TIN LIÊN QUANBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/3/2020 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Theo đó, trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; hộ kinh doanh (sản xuất, mua bán, sơ chế) không phải công bố hợp quy đối với thức ăn truyền thống thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Cụ thể như sau:
- Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định phương thức đánh giá và trình tự thủ tục công bố hợp quy:
- Phương thức đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn này. Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu. Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
- Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy là cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc đăng ký kinh doanh, bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn thủy sản được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ.
- Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu: Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản. Kết quả đánh giá sự phù hợp những chỉ tiêu an toàn quy định giống nhau giữa thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này được thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020./.
Trương Hiển
Văn Bản Pháp Quy
Các tin khác- Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Đấu giá biển số xe từ 01/01/2025
- Nghiêm cấm kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp
- Hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu
- Quy định trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
- Quy định về cấp, thu hồi đăng ký xe từ 01/01/2025
- Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
- Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
- Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
- Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025
- Giữ gìn sức khỏe mùa lạnh cho người già và trẻ nhỏ
- Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
- Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình
Từ khóa » Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - IQC
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - Hỗ Trợ Công Bố Hợp Quy
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - Tư Vấn Công Bố
-
Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi | Chi Tiết - Vinacontrol CE
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi Và Nguyên Liệu - IsoQ
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - KNA Cert
-
Quy Trình Công Bố Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi Mới Nhất 2022 | LYT
-
Tư Vấn Chứng Nhận Hợp Chuẩn, Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - VietPAT
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - Vinacontrol
-
Chứng Nhận, Công Bố Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - VIETNAM CERT
-
Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi - Vincert
-
Các Tổ Chức Chứng Nhận Hợp Quy Thức ăn Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm