Quy định Về đơn Vị đo Lường Chính Thức
Có thể bạn quan tâm
NGHỊ ĐỊNH Quy định về đơn vị đo lường chính thức CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d�Unités; tiếng Anh là The International System of Units). 2. Đơn vị đo lường chính thức là các đơn vị đo lường được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này. 3. Đơn vị đo lường thông dụng khác là các đơn vị đo lường không quy định tại khoản 2 Điều này gồm các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam và các đơn vị đo lường khác. Điều 3. Nguyên tắc sử dụng đơn vị đo lường 1. Đơn vị đo lường chính thức bắt buộc sử dụng trong các trường hợp sau: a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành, trừ trường hợp áp dụng Điều ước quốc tế quy định tại Điều 5 Nghị định này; b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và các hoạt động công vụ khác của cơ quan nhà nước; c) Ghi nhãn hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Đo lường; d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định theo quy định của Pháp lệnh Đo lường. 2. Đơn vị đo lường thông dụng khác được sử dụng trong quan hệ dân sự trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc chuyển đổi từ đơn vị đo lường thông dụng khác sang đơn vị đo lường chính thức được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. 3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này. Điều 4. Nguyên tắc và giá trị chuyển đổi đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức 1. Việc chuyển đổi không làm thay đổi về giá trị đại lượng đo. 2. Giá trị chuyển đổi của một số đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giá trị chuyển đổi theo đơn vị đo lường chính thức của đơn vị đo lường thông dụng khác chưa được quy định tại Phụ lục I Nghị định này thì giá trị chuyển đổi của các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam được lấy theo giá trị trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, giá trị chuyển đổi của đơn vị đo lường khác được lấy theo giá trị trong “The International System of Units (SI)”- Hiệu đính lần thứ 8; năm 2006 của Viện Cân đo quốc tế (BIPM). 3. Khi trình bày giá trị đại lượng đo, số chỉ và đơn vị đo lường chính thức phải trình bày trước, số chỉ và đơn vị đo lường thông dụng khác phải trình bày sau và để trong ngoặc đơn. Ví dụ: khi thể hiện khối lượng một (01) lượng vàng phải trình bày như sau: 37,5 g (1 lượng). Điều 5. Áp dụng Điều ước quốc tế Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về đơn vị đo lường khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 6. Trình bày đơn vị đo lường chính thức Việc trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường chính thức phải thực hiện các quy �ịnh tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Chương II ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHÍNH THỨC Điều 7. Các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI Các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI bao gồm: 1. Các đơn vị cơ bản quy định tại Bảng 1. Bảng 1
2. Các đơn vị dẫn xuất quy định tại Bảng 2. Bảng 2
3. Các bội, ước thập phân của đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI: a) Bội, ước thập phân của một đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI được thiết lập bằng cách ghép tên, ký hiệu của một tiền tố SI liền vào phía trước tên, ký hiệu đơn vị đo lường này; b) Tên, ký hiệu của tiền tố SI và thừa số quy đổi quy định trong Bảng 3. Bảng 3
c) Để thiết lập một (01) bội hoặc ước thập phân của đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI, chỉ được sử dụng một tiền tố SI đơn nhất để kết hợp với đơn vị đo lường này. Ví dụ: nanômét: 1 nm hoặc 10-9 m (không được viết: milimicrômét: mmm). Trong đó: nanô là tên gọi; n là ký hiệu và 10-9 là thừa số của tiền tố này. Ghi chú: Quy định này không áp dụng khi kết hợp với đơn vị cơ bản kilôgam. Vì lý do lịch sử, kilôgam đã chứa một tiền tố là kilô của gam. Các ước hoặc bội thập phân của kilôgam được hình thành trên cơ sở kết hợp với tiền tố SI của gam. Điều 8. Các đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI Các đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI bao gồm: 1. Các đơn vị đo lường theo thông lệ quốc tế quy định tại Bảng 4. Bảng 4
2. Các đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệt quy định tại Bảng 5. Bảng 5
3. Các đơn vị đo lường được thiết lập trên cơ sở kết hợp từ các đơn vị đo lường quy định tại Điều 7 (ví dụ: km/s); các đơn vị đo lường quy định tại khoản 1 Điều này (L/min); các đơn vị đo lường quy định tại Điều 7 và tại khoản 1 Điều này (ví dụ kg/min). 4. Các đơn vị đo lường chưa quy định tại Điều 7, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định này nhưng được quốc tế thừa nhận. Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ 1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đơn vị đo lường chính thức theo các quy định tại Nghị định này. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tổ chức thực hiện các quy định về đơn vị đo lường tại Nghị định này; b) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế liên quan đến đơn vị đo lường chính thức; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến việc áp dụng đơn vị đo lường chính thức quy định tại Nghị định này; c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này; d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí ngân sách, tập trung đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường quốc gia. Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành 1. Sử dụng và trình bày các đơn vị đo lường trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng phương tiện đo, trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường trong các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này. 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí ngân sách, đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường do Bộ, ngành quản lý. Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Sử dụng và trình bày các đơn vị đo lường chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này. 2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này; b) Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này trên địa bàn. 3. Bố trí ngân sách, đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường do địa phương quản lý. Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này khi sử dụng phương tiện đo, trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định, khi ghi nhãn hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Đo lường. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam có yêu cầu về đơn vị đo lường khác với quy định tại Nghị định này được ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện yêu cầu này không vi phạm pháp luật của nước nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 65/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ ban hành Hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Các sản phẩm, phương tiện đo ghi, khắc theo đơn vị đo lường thông dụng khác đã tồn tại trước thời điểm hiệu lực Nghị định này được tiếp tục sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này. 3. Các kết quả đo được xác định trực tiếp bằng các phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều này nếu sử dụng cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì phải thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Điều 4 và trình bày theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Điều 14. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thuộc tính văn bản | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
- AllSách
- Trang chủ
- VNUA
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Sách đã xuất bản
- Sách đã xuất bản năm 2024
- Sách đã xuất bản năm 2023
- Sách đã xuất bản năm 2022
- Sách đã xuất bản năm 2021
- Sách đã xuất bản năm 2020
- Sách đã xuất bản năm 2019
- Sách đã xuất bản năm 2018
- Sách đã xuất bản năm 2017
- Văn bản
- Văn bản về xuất bản
- Quy trình
- Quy định về công tác giáo trình và biểu mẫu
- Hướng dẫn biên tập và nhiếp ảnh
- Tài liệu phục vụ tập huấn phần mềm trích dẫn TLKH
- Quy định đăng bài trên website
- Hướng dẫn viết luận văn thạc sỹ
- Quy định về đơn vị đo lường chính thức
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Turnitin
- Luận văn
- Liên hệ
- Đăng nhập
-         
-         
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Đăng nhập Ghi nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Kg*s-1*m-1
-
Những đơn Vị đo Lường được Quy định Như Thế Nào?
-
Kg M 1 S 1 Có Phải Là đơn Vị Công Suất Không?
-
Hà Nội, Ngày 28 Tháng 9 Năm 2001 - Bộ Khoa Học Công Nghệ
-
Kilogam Trên Mét Giây (kg/(m·s)), độ Nhớt động Lực
-
Hệ đo Lường Quốc Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản Mẫu:Đơn Vị điện Từ SI – Wikipedia Tiếng Việt
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Quy định Về đơn Vị đo Lường Chính Thức
-
Các đơn Vị đo Lường Cơ Bản Theo Hệ SI? | HIỆU CHUẨN TT-GROUP
-
Đơn Vị Của động Lượng Là - Khóa Học
-
Quy đổi Từ Kg/(m·s) Sang (N·s)/m² - Quy-doi-don-vi
-
Nghị định 134/2007/NĐ-CP đơn Vị đo Lường Chính Thức