Quy định Về đóng Dấu Treo? Bảng Kê đính Kèm Hóa đơn Có Phải ...
Có thể bạn quan tâm
Bảng kê đính kèm hóa đơn có phải đóng dấu treo không? Dấu treo đóng trên văn bản như thế nào sẽ được coi là đúng quy định? Nếu đang thắc mắc về những câu hỏi này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây từ E-invoice!
1. Đóng dấu treo là gì?
Theo Điều 33, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc đóng dấu treo trên văn bản giấy sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Trong khi đó, căn cứ theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP, dấu treo được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ, hợp đồng giao kết giữa các bên. Hoặc, trong phụ lục đính kèm của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.
Bảng kê đính kèm hóa đơn có phải đóng dấu treo không là câu hỏi gây bối rối cho kế toán.
Dấu treo sẽ thường được đóng dấu trên trang đầu tiên, đúng theo quy định của pháp luật về đóng dấu. “Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”. Theo khoản d, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC: Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Mặt khác, mục đích của việc đóng dấu treo là để khẳng định văn bản là một bộ phận của văn bản chính, đồng thời xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ liên quan. Như vậy, dấu treo có thể hiểu là loại dấu quan trọng được sử dụng để đóng lên các văn bản khác nhau và thường nằm ở trang đầu tiên của văn bản. Hoặc, có thể đóng dấu ở một phần tên của tổ chức, doanh nghiệp hay phụ lục đi kèm các loại văn bản chính. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Dấu treo được dùng khi ban hành các văn bản hoặc phụ lục.
2. Khi nào cần đóng dấu treo?
Dấu treo được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Tuy nhiên, căn cứ theo mục đích cụ thể thì loại dấu này thường được dùng cho các mục đích sau đây: - Để đánh dấu trên các văn bản nội bộ nhằm thông báo đến những người có liên quan thuộc tổ chức, doanh nghiệp. - Để đóng lên phía góc trái của liên đỏ nhằm xác định thẩm quyền cũng như các thông tin thể hiện trên đó. Đồng thời, hạn chế tình trạng giả mạo của văn bản và các loại giấy tờ khác. - Khi không có sự ủy quyền, thể hiện mục đích đóng dấu lên chữ ký đã ký tại văn bản đó. - Khi ban hành các văn bản hoặc phụ lục theo đúng quy định của Pháp luật. Có thể thấy, dấu treo được đóng lên văn bản như một tiêu thức của văn bản chính. Do đó, cần phải thực hiện đóng dấu treo khi ban hành văn bản liên quan đến hoạt động trong các doanh nghiệp, tổ chức,…. Về mặt pháp lý,xét theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Điều 18, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, dấu treo thực tế chỉ mang tính chất hình thức, nhằm xác minh văn bản được đóng dấu như một bộ phận của văn bản chính chứ không có giá trị pháp lý. >> Tham khảo: Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn.
Dấu treo không có giá trị về mặt pháp lý mà chỉ mang tính chất hình thức.
3. Bảng kê đính kèm hóa đơn có phải đóng dấu treo không?
Hóa đơn sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức thường có bảng kê đính kèm để bổ sung thông tin. Việc đóng dấu treo đối với những hóa đơn như vậy cũng được áp dụng và phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về con dấu. Theo quy định hiện hành, dấu treo có thể được đóng trên mọi hóa đơn đã bàn giao cho khách hàng. Điều kiện là người bán cần phải có thư ủy quyền từ những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp. Thêm vào đó, người bán phải trực tiếp ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ đầy đủ trên hóa đơn. Với hóa đơn bán hàng, việc sử dụng dấu treo không cần phải có sự đồng ý từ phía những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp. Thực tế, chỉ cần có sự ủy quyền, chữ ký của người chịu trách nhiệm đóng dấu lên văn bản là hóa đơn có thể xuất cho khách hàng. Tương tự, bảng kê đính kèm hóa đơn cũng không bắt buộc phải đóng dấu treo song đây là việc làm cần thiết để trở thành căn cứ khẳng định bảng kê là một bộ phận của hoa đơn. Thông qua đó, xác nhận thông tin được đưa ra trong bảng kê, tránh việc giả mạo giấy tờ, thay đổi thông tin. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.
Các tin tức liên quan:
Hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai thì xử lý như thế nào?
08/02/2022-81846 lượt xemQuy định về bảng kê đính kèm hóa đơn mới nhất năm 2022
10/02/2022-99065 lượt xem6 Công việc Kế toán cần làm ngay sau Tết Nguyên Đán năm 2022
10/02/2022-6419 lượt xemCách xác định doanh nghiệp có được áp dụng thuế VAT 8% không?
12/02/2022-59461 lượt xemCổng thông tin tra cứu hóa đơn điện tử mới nhất? Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78?
14/02/2022-299768 lượt xemTừ khóa » Hóa đơn Vat đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không
-
Hóa đơn Chỉ đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hóa đơn GTGT đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không - Kế Toán Thiên Ưng
-
Hóa đơn Không Có Chữ Ký Của Thủ Trưởng Có Hợp Lệ Không ?
-
Hóa đơn GTGT đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không - Đại Lý Thuế 247
-
Đóng Dấu Treo Trên Hóa đơn, Không Có Chữ Ký Của Giám đốc Có Hợp Lệ?
-
Đóng Dấu Trên Hóa đơn Thế Nào Là đúng Quy định?
-
Hóa đơn Chỉ đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Hóa đơn VAT đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không? - Dân Kế Toán
-
Hoá đơn GTGT đóng 2 Dấu Tròn Của Công Ty Có được Chấp Nhận
-
Quy định Về ủy Quyền Ký Hóa đơn GTGT Thay Giám đốc
-
Hóa đơn đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ ?
-
Hóa đơn đỏ đóng Dấu Treo - Quang Silic
-
Hướng Dẫn Cách đóng Dấu Treo, đóng Dấu Giáp Lai Mới Nhất Năm 2022
-
Bản In