Quy định Về Dự Phòng Bảo Hành Công Trình Xây Dựng - Luật LawKey
Có thể bạn quan tâm
Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là một trong những loại dự phòng phải trả của doanh nghiệp. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Sau đây, Lawkey sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 113/2016/TT-BTC
1. Điều kiện để là dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
Dự phòng bảo hành công trình xây dựng được ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng là giá trị được ước tính hợp lý nhất. Về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.
>>>Xem thêm: Quy định về kế toán dự phòng phải trả của doanh nghiệp
2. Thời điểm lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng
Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp. Và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập. Lớn hơn chi phí thực tế phát sinh. Thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”.
Khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Lưu ý về dự phòng bảo hành công trình xây dựng
– Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
– Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng. Và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
– Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
>>>Xem thêm: Quy định về dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật
3. Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng
– Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Và bàn giao trong kỳ.
Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:
- Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3522).
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu
Như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định,…
+ Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng:
Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành, ghi:
- Nợ các TK 621, 622, 627,…
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Có các TK 621, 622, 627,…
Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
- Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Trường hợp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành, ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
- Có các TK 331, 336…
– Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng
Nếu công trình không phải bảo hành. Hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng. Nó lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập. Ghi:
- Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
- Có TK 711 – Thu nhập khác.
>>>Xem thêm:
Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo pháp luật
Nguyên tắc trích lập các khoản nợ thu khó đòi phải tuân thủ
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về dự phòng bảo hành công trình xây dựng. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Từ khóa » Hạch Toán Tk 3522
-
Hệ Thống Tài Khoản - 352. Dự Phòng Phải Trả. - NiceAccounting
-
Cách Hạch Toán Dự Phòng Phải Trả Tài Khoản 352 Theo TT 133
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 352–Dự Phòng Phải Trả Theo Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Bảo Hành Sản Phẩm, Công Trình Xây Dựng
-
Hạch Toán Dự Phòng Bảo Hành Công Trình Xây Dựng Theo TT200
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Dự Phòng Phải Trả - Tài Khoản 352
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 352 Trong Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Kế Toán Tài Khoản TK 352 – Dự Phòng Phải Trả?
-
Xử Lý Chi Phí Bảo Hành Sản Phẩm Theo Thông Tư Mới Nhất
-
Bảo Hành Công Trình Xây Dựng Hạch Toán Như Thế Nào?
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Công Trình Xây Dựng, Bảo Hành Sản Phẩm
-
Hạch Toán Chi Phí Bảo Hành Sản Phẩm, Công Trình Xây Dựng
-
Phương Pháp Kế Toán Các Nghiệp Vụ Chủ Yếu Tài Khoản 352
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Bảo Hành Công Trình Xây Dựng | Bài Viết Hay