Quy định Về Hàng Tạm Nhập, Tái Xuất - Luật Long Phan

Quy định về hàng tạm nhập, tái xuất có lẽ băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế, vậy các vấn đề liên quan hàng TẠM NHẬP, TÁI XUẤT như hình thức, thủ tục hải quan được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ các quy định về hàng tạm nhập, tái xuất.

Hàng tạm nhập, tái xuất trong pháp luật Việt Nam

Hàng tạm nhập, tái xuất trong pháp luật Việt Nam

Mục Lục

  • 1 Hàng tạm nhập, tái xuất là gì?
  • 2 Hình thức tạm nhập, tái xuất
  • 3 Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập. tái xuất
    • 3.1 Địa điểm thực hiện thủ tục
    • 3.2 Hồ sơ thực hiện thủ tục
    • 3.3 Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan
    • 3.4 Vai trò của thủ tục hải quan
  • 4 Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

Hàng tạm nhập, tái xuất là gì?

Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hoá nào đó ở nước ngoài trong một thời gian ngắn trên lãnh thổ một quốc gia bất kì. Hàng tạm nhập không nhằm mục đích lưu thông trên lãnh thổ quốc gia đó, hàng này sẽ được lưu ở lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định sau đó sẽ được chuyển sang nước thứ ba.

Tái xuất là hành vi được thực hiện sau khi thực hiện tạm nhập. Sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia thì hàng hoá này được xuất khẩu sang một nước thứ ba, hành vi xuất khẩu sang nước thứ ba này gọi là tái xuất.

Hình thức tạm nhập, tái xuất

Doanh nghiệp thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá, các hình thức tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp phải tuân theo tùy thuộc vào loại hàng hoá kinh doanh:

  • Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá có quy định cấp phép, thương nhân phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
  • Đối với các loại hàng hoá khác, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
  • Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế

Hình thức tạm nhập, tái xuất

Hình thức tạm nhập, tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập. tái xuất

Địa điểm thực hiện thủ tục

  • Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014).
  • Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Hồ sơ thực hiện thủ tục

Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.

Vai trò của thủ tục hải quan

  • Thủ tục hải quan là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý hành chính đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ quốc gia.
  • Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia.
  • Thủ tục hải quan là công cụ để thống kê hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ.
  • Thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

>>> Xem thêm: Thủ tục khai báo hải quan khi mua bán hàng hoá nhập khẩu cho doanh nghiệp

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất

Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

  • Hàng hoá tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập;
  • Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
  • Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ.

Tạm nhập, tái xuất là hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau, nhưng nếu hành vi này được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định pháp luật tại Việt Nam. Như vậy, để thực hiện các thủ tục hải quan một cách nhanh chóng thì cần có những cố vấn pháp luật nhiều kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện thủ tục, với đội ngũ Luật sư uy tín tại Công ty Luật Long Phan, Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quy định về hàng tạm nhập, tái xuất. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua số hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn Luật doanh nghiệp. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Tờ Khai Tạm Nhập Tái Xuất