Quy định Về Mức đóng Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Theo Hộ Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình
Em có xem báo mạng thấy thông tin là mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ giảm dần nếu có nhiều người cùng đóng thì có đúng không ạ? Và mức đóng cụ thể là bao nhiêu thế ạ? Nếu em muốn mua loại bảo hiểm này thì có yêu cầu gì không ạ? Em cám ơn!
- Thủ tục hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
- Thời hạn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình là bao lâu?
- Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Căn cứ Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Như vậy, việc giảm trừ mức đóng BHYT được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Cụ thể:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng), tương đương 804.600 đồng;
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.220 đồng;
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 482.760 đồng;
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 402.300 đồng;
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 231.840 đồng.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về yêu cầu khi mua bảo hiểm hộ gia đình
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định:
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trường hợp bạn muốn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú phải tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình (trừ những người đã có thẻ BHYT).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Thời hạn sử dụng thẻ BHYT với đối tượng hộ gia đình
Địa điểm mua bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
Từ khóa » Giá Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện 2019
-
Mức đóng Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia đình Năm 2019 Như Thế Nào?
-
Năm 2021 Mức đóng Bảo Hiểm Y Tế Theo Hộ Gia đình Sẽ Tăng?
-
Mua Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện ở đâu? Giá BHYT Là Bao Nhiêu?
-
Mức đóng BHYT Tự Nguyện 2019 Và Quyền Lợi được Hưởng
-
Thay đổi Mức đóng BHYT Theo Hộ Gia đình Từ 1/7/2019
-
Trang Chủ > Chuyên Trang BHXH, BHYT > Tư Vấn, Hỏi đáp
-
Tích Cực Triển Khai BHYT HSSV Năm Học 2019-2020 - BHXH Việt Nam
-
Mức đóng BHYT Hộ Gia đình Từ Ngày 1-7-2019
-
Từ Ngày 01/7/2019, Mức đóng BHYT Hộ Gia đình Tăng Cao Nhất Là ...
-
Mức đóng BHYT Hộ Gia đình Năm 2022 - Thư Viện Pháp Luật
-
Quy định Cần Biết Về Bảo Hiểm Y Tế - Trang 16 - LuatVietnam
-
Thay đổi Mức đóng Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia đình Từ Năm 2019
-
Chế độ, Chính Sách, ưu đãi Khi Mua BHYT Tự Nguyện
-
Chỉ Dẫn Cách Thức Mua Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Năm 2019