Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu đường Bộ | | Cục Cảnh Sát Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Ban biên tập xin trả lời bạn như sau:
Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định phân loại biển báo hiệu như sau:
Biển báo hiệu được chia thành 5 nhóm cơ bản: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông biết.
3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại 4 nhóm trên hoặc được sử dụng độc lập.
Về ý nghĩa của biển báo hiệu như bạn miêu tả (biển báo P106b) là để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 2,5 tấn. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 2,5 tấn được đi vào (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Như vậy, khi bạn gặp biển này có nghĩa là ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2,5 tấn không được đi vào làn đường có biển này. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
BBT
Từ khóa » Nhóm Biển Hiệu Lệnh Giao Thông
-
Biển Báo Hiệu Lệnh Và Những điều Cần Lưu ý
-
Biển Hiệu Lệnh – Ý Nghĩa Từng Loại
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và ý Nghĩa Của Từng Loại - LuatVietnam
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam ...
-
Đặc điểm Chung Của Nhóm Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì?
-
Biển Hiệu Lệnh đường Bộ Việt Nam - Thuê Xe
-
Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và ý Nghĩa Của Từng Loại ... - Luật Dương Gia
-
Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu Giao Thông đường Bộ - Ô Tô VinFast
-
Biển Hiệu Lệnh đường Bộ Việt Nam (Cập Nhật 07/2022) - Cùng Phượt
-
Thứ Tự ưu Tiên Của Hiệu Lệnh Giao Thông Theo Quy định
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
Biển Báo Giao Thông Hình Tròn Và ý Nghĩa ít Người Biết