Quy định Về Nội Dung, Ngôn Ngữ Ghi Trên Văn Bằng, Chứng Chỉ
Có thể bạn quan tâm
Quá trình học tập, rèn luyện của cá nhân tại một cơ sở giáo dục, đào tạo ở Việt Nam được ghi nhận trong các văn bằng, chứng chỉ, đó là giấy tờ có giá trị chứng minh thành quả của cá nhân, cũng là giấy tờ có giá trị hiệu lực được áp dụng trong các hoạt động cụ thể phục vụ cho nhu cầu của cá nhân. Chính vì có vai trò quan trọng, cùng với đó là sự ra đời của nhiều cơ sở đào tạo, các hệ đào tạo buộc Bộ Giáo dục và đào tạo phải ban hành quy chuẩn chung nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Ngôn ngữ, nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ là một trong những vấn đề quan trọng để thể hiện được vừa ngắn gọn vừa đầy đủ “giá trị” của văn bằng, chứng chỉ, vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích các quy định của pháp luật về nội dung này.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý bằng tốt trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.
1. Khái quát về văn bằng, chứng chỉ?
Thuật ngữ văn bằng, chứng chỉ thường được nhắc đến nhiều trong các hệ thống giáo dục, là cái mà mỗi cá nhân luôn hướng đến khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân được hiểu là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị bằng cấp, được cấp cho người học sau khi đã hoàn thành chương trình và đạt đủ điều kiện tốt nghiệp.
Khái niệm chứng chỉ được hiểu là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài. Như vậy, có thể nói, khái niệm chứng chỉ và văn bằng không có sự tách biệt quá rõ, bản thân hai loại giấy tờ này thường được đi cùng với nhau và các quy định của pháp luật đều được áp dụng gần như tương tự nhau.
Trách nhiệm quản lý văn bằng, chứng chỉ được được phân cấp một cách hợp lí và hiệu quả, cụ thể:
– Ở Trung ương: Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý văn bằng, chứng chỉ; quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng giáo dục đại học; quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; quy định nguyên tắc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
Xem thêm: Có những văn bằng, chứng chỉ nào thì mức lương tối thiểu sẽ cao hơn?– Ở Địa phương: Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý việc sử dụng phôi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đã được cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
– Nhằm tạo sự linh hoạt hơn trong việc quản lý, pháp luật cho phép cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sự phân cấp và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là cách thức hiệu quả để việc quản lý văn bằng, chứng chỉ vừa thống nhất vừa độc lập tương đối, tạo sự linh hoạt, tiết kiệm thời gian cho người được cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Quy định về nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ?
Như đã nói ở phần trước, việc ghi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là sự thể hiện tất cả giá trị của văn bằng, chứng chỉ, nội dung phải đảm bảo đầy đủ nhưng ngắn gọn. Điều 7 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT nêu rõ: “Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Như vậy, nội dung ghi trên văn bằng có sự khác nhau, áp dụng đối với hai nhóm giáo dục quốc dân:
Thứ nhất, nội dung ghi trên văn bằng giáo dục đại học.
Xem thêm: Các trường hợp bác sĩ bị thu hồi chứng chỉ hành nghềTại Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT đã quy định rõ nội dung như sau:
– Tiêu đề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).
– Ngành đào tạo.
– Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
– Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
– Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
– Hạng tốt nghiệp (nếu có).
– Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
– Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
– Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.
Trong 10 nội dung trên, thì có 9 nội dung bắt buộc và 1 nội dung không bắt buộc (hạng tốt nghiệp)
Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mỗi loại bằng tốt nghiệp sẽ có các cách ghi nội dung và nội dung khác nhau phù hợp với cấp giáo dục, nhìn chung, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ ở nhóm này có nội dung cũng tương tự như đối văn bằng đại học, nhưng khác ở tên văn bằng, chứng chỉ, các thông tin của người được cấp văn bằng, tên cơ sở cấp văn bằng,…
Khi thuộc một trong các trường hợp như: Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh thì người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ.
Để được chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ; Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Nhìn chung, hồ sơ được quy định khá phức tạp, bởi việc thay đổi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bằng, chứng chỉ.
Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchTiếp đến, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do; Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ; Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
3. Quy định về ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ?
Quy định về ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ khá đơn giản, được quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, cụ thể: Ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là tiếng Việt. Đối với các văn bằng, chứng chỉ có ghi thêm tiếng nước ngoài, thì tiếng nước ngoài phải được ghi chính xác và phù hợp với nội dung tiếng Việt; kích cỡ chữ nước ngoài không lớn hơn kích cỡ chữ tiếng việt.
Thông thường, văn bằng giáo dục đại học thường có ghi thêm tiếng nước ngoài, còn đối với văn bằng, chứng chỉ ở nhóm còn lại thì hạn chế hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngôn ngữ là phương tiện thể hiện nội dung, việc ghi văn bằng, chứng chỉ phải đáp ứng được yêu cầu về hình thức, nội dung chặt chẽ, đầy đủ, bố cục hợp lí và quan trọng phải có đóng dấu và chữ ký của chủ thể có thẩm quyền để phát sinh hiệu lực của văn bằng, chứng chỉ.
Từ khóa » Số Hiệu Của Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì
-
Số Hiệu Chứng Chỉ Là Gì? - Luật ACC
-
Số Hiệu Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì - DongnaiArt
-
[PDF] Quy định Cách Lập Số Hiệu Và Số Vào Sổ Gốc Cấp Văn Bằng Chứng Chỉ
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Nó Có Cần Thiết Trong Sơ Yếu Lý Lịch?
-
Số Hiệu Và Số Vào Sổ Cấp Bằng Là Gì - LuTrader
-
Top 20 Số Hiệu Văn Bằng Là Gì Mới Nhất 2021
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Văn Bằng Chứng Chỉ
-
Quy Chế Mới Về Quản Lý Văn Bằng, Chứng Chỉ - Bộ Nội Vụ
-
Ý Nghĩa Của Số Hiệu Trên Bằng đại Học
-
[DOC] HƯỚNG DẪN KHAI PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC
-
[PDF] HƯỚNG DẪN KHAI PHIẾU ĐĂNG KÝ THI TUYỂN CÔNG CHỨC
-
[PDF] Ban Hành Quy định Quản Lý Văn Bằng, Chứng Chỉ
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Chứng Chỉ Thật Hay Giả
-
Chứng Chỉ Là Gì ? Sự Khác Nhau Giữa Chứng Chỉ Và Chứng Nhận