Quy định Về Thẩm Quyền Phê Duyệt Dự Toán Và Kế Hoạch Lựa Chọn ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 09/4/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nguồn vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Đối tượng điều chỉnh của quy định này là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Cà Mau.
1. Trình tự thực hiện việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
a) Việc lập, trình, thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
- Đối với trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đã được bố trí trong dự toán hàng năm: Trên cơ sở dự toán kinh phí hàng năm được giao, cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm tổng hợp danh mục, khối lượng tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm cho một lần hoặc cho một thời kỳ để lập dự toán mua sắm nhưng không được chia nhỏ danh mục, số lượng ra để thực hiện hoặc trình cơ quan được giao thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt theo Điều 5 quy định này.
- Đối với trường hợp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ chưa được bố trí trong dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm hoặc đã giao dự toán nhưng chưa được phân khai chi tiết: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm (hoặc cơ quan chủ quản của đơn vị trực tiếp mua sắm) phải trình cấp thẩm quyền quyết định mua sắm theo quy định tại Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh;sau đó thực hiện việc lập, trình, thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Việc lập, trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm thực hiện việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật về lựa chọn nhà thầu trình cơ quan được giao thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt theo Điều 5 quy định này.
2. Nguyên tắc thực hiện việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
Giá trị dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Quy định này phải được tổng hợp từ danh mục, khối lượng hàng hóa, dịch vụ, tài sản cần mua sắm cho một lần hoặc cho một thời kỳ đã được bố trí kế hoạch hàng năm; kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm được cơ quan có thẩm quyền giao bổ sung trong năm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chịn nhà thầu không đúng quy định. Đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung thực hiện theo quy định về mua sắm tập trung.
Tổng giá trị đối với khối lượng mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ một lần hoặc khối lượng mua sắm cho một thời kỳ của hàng hóa, dịch vụ, tài sản nếu trên 100 triệu đồng phải thực hiện thuê đơn vị thẩm định giá, xác định giá làm cơ sở lập dự toán mua sắm (trừ các trường hợp đã có kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng được giao nhiệm vụ theo quy định hoặc trường hợp mức giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định). Việc thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Tổng giá trị khối lượng mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụmột lần hoặc khối lượng mua sắm cho một thời kỳ của hàng hóa, dịch vụ, tài sản không quá 100 triệu đồng: Trường hợp không thuê đơn vị thẩm định giá, cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm phải lấy báo giá của ít nhất 03 nhà cung cấp khác nhau trên địa bàn; trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá để làm cơ sở lập dự toán mua sắm.
Riêng trường hợp sửa chữa cơ quan, đơn vị có giá trị không quá 100 triệu đồng, nếu không làm thay đổi công năng, kết cấu, kiến trúc công trình thì cơ quan, đơn vị chỉ tổ chức lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (không lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) tự thực hiện nếu đủ năng lực hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện) và thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 1, Điều 5 quy định này. Trường hợp sữa chữa cơ quan, đơn vị có giá trị trên 100 triệu đồng thực hiện các bước theo quy định.
Người được ủy quyền quyết định thẩm quyền phê duyệt dự toán và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Quy định này chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và trước pháp luật về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách đối với nội dung do mình quyết định theo ủy quyền.
3. Ủy quyền phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Giá trị dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ không quá 100 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (trừ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với danh mục mua sắm tập trung).
a) Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính:
Phê duyệt dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ với giá trị trên 100 triệu đồng đến 03 tỷ đồng đối với cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; từ 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng đối với cấp huyện;
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ với giá trị dự toán từ 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng đối với cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện (trừ quy định tại khoản 3 Điều này).
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với danh mục mua sắm tập trung đến 03 tỷ đồng.
b) Ủy quyền Giám đốc Sở Y tế: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm hóa chất, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh với giá trị từ 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng.
c) Ủy quyền Chủ tịch UBND huyện, thành phố thẩm định, phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ với giá trị dự toántrên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố (kể cả nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu; trừ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với danh mục mua sắm tập trung).
d) Giá trị dự toán mua sắm trên 03 tỷ đồng trở lên:
Giao Giám đốc Sở Tài chính: Thẩm định dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Giao Giám đốc Sở Y tế: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với mua sắm hóa chất, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số1000/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm quy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
Quốc Khanh
Từ khóa » Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên Là Gì
-
Mua Sắm Thường Xuyên được Pháp Luật Quy định Như Thế Nào?
-
Thế Nào Là Mua Sắm Thường Xuyên? - Luật Hoàng Anh
-
Điều Kiện, Nội Dung, Quy Trình áp Dụng Mua Sắm Thường Xuyên
-
Lựa Chọn Nhà Thầu đối Với Hình Thức Mua Sắm Thường Xuyên
-
Gói Thầu Thuộc Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên
-
Điều Kiện Chỉ định Thầu Gói Thầu Mua Sắm Thường Xuyên
-
Kinh Phí Phòng Chống Dịch Có Thuộc Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên?
-
Theo Thông Tư 342/2016/TT-BTC đơn Vị Sự Nghiệp ... - Hỏi đáp CSTC
-
Gói Thiết Bị Thuộc Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên Thì Có Phải Lập Kế ...
-
Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên Là Gì
-
Hỏi: Điều Kiện Chỉ định Thầu Gói Thầu Mua Sắm Thường Xuyên
-
- Những Quy định Cứng Nhắc Của Luật Đấu Thầu Liên Quan đến Các ...
-
Dự Toán Mua Sắm Thường Xuyên - CÔNG TY LUẬT TNHH DUY HƯNG
-
Thẩm định, Phê Duyệt Dự Toán Mua Sắm, Kế Hoạch Lựa Chọn Nhà ...