Quy định Về Việc ủy Quyền đăng Ký Hộ Tịch
Có thể bạn quan tâm
11/05/2021
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015. Theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định:
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
- Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
- Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Theo Quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì “Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Phù hợp với quy định trên, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
- Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
- Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
- Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay bằng hình thức lập văn bản Giấy ủy quyền, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện./.
PHƯỚC TÀI – PTP HUYỆN TỊNH BIÊN
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Làm Khai Sinh Cho Con
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Làm Giấy Khai Sinh Mới Nhất 2021
-
Tôi Mới Sinh được Một Cháu Trai. Nay Vì Lý Do Cá Nhân Không đi được ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Làm Lại Giấy Khai Sinh Mới Nhất Hiện Nay - PhapTri
-
Thực Hiện đăng Ký Khai Sinh Qua ủy Quyền - Luật Sư X
-
Ủy Quyền đăng Ký Hộ Tịch - AZLAW
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Trích Lục Khai Sinh, Thủ Tục Xin Cấp Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Viết Mẫu Giấy ủy Quyền Trích Lục Khai Sinh - Luật Sư DFC
-
Có được Uỷ Quyền Làm Lại Giấy Khai Sinh Không? | Công Ty Luật Uy Tín
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Thay đổi, Cải Chính Hộ Tịch Gồm Những Gì? Có ...
-
Hướng Dẫn Bạn Viết Mẫu Giấy ủy Quyền Mới Nhất
-
Trích Lục Bản Sao Giấy Khai Sinh - Phường Nguyễn Cư Trinh
-
Các Thủ Tục Lãnh Sự
-
Ông Bà đăng Ký Khai Sinh Cho Cháu Không Cần Giấy ủy Quyền