Quy định Về Xử Lý Hóa đơn đầu Vào Kê Khai Sót Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Khi phát hiện hóa đơn đầu vào kê khai sót thì doanh nghiệp sẽ xử lý như thế nào? Quy định về xử lý hóa đơn đầu vào kê khai sót năm 2021 có gì thay đổi? Cùng EasyIN giải đáp những thắc mắc đó cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Quy định về kê khai hóa đơn đầu vào năm 2021
Trước đây, theo quy định của Thông tư số 06/2012/TT-BTC, thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào được giới hạn trong vòng 6 tháng.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2014, khi Thông tư số 219/2013/TT-BTC chính thức có hiệu lực thì Bộ Tài Chính đã không còn giới hạn thời hạn kê khai, khấu trừ hóa đơn GTGT đầu vào nữa.
Cụ thể, tại Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định kê khai với hóa đơn đầu vào như sau:
- Các thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào thì sẽ được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hàng hóa, dịch vụ đã xuất dùng hay còn trong kho.
- Những trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hóa đơn đầu vào khi kê khai, khấu trừ có sai sót thì hoàn toàn được phép kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định thanh kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Hóa đơn đầu vào kê khai sót thì xử lý như thế nào?
Theo Công văn số 414/TCT-KK của Tổng cục Thuế, ban hành đã trả lời Công văn số 82458/CT-TTHT của Cục Thuế TP Hà Nội về việc khai bổ sung đối với hóa đơn bị bỏ sót. Cụ thể như sau:
- Quy định tại Điều 8, Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thời điểm xác định thuế GTGT;
- Quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 12, Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Quy định Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC thời hạn và cách thức kê khai hóa đơn đầu vào.
Dựa vào các căn cứ pháp luật trên, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn việc kê khai, khấu trừ bổ sung thuế GTGT đối với các hóa đơn đầu vào kê khai sót như sau:
- Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn bỏ sót của kỳ nào phải tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.
- Việc kê khai, khấu trừ hóa đơn bỏ sót chỉ được thực hiện trước khi cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Cần lưu ý rằng, những hóa đơn bỏ sót không được áp dụng khấu trừ, hoàn thuế GTGT với những đơn vị kinh doanh đã có công bố quyết định thanh tra và kiểm tra.
Bên cạnh đó, đối với việc kê khai hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn đầu vào, người nộp thuế cần lưu ý một số quy định tại Khoản 14, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, cụ thể:
- Các đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khi chuyển sang nộp thuế phương pháp khấu trừ sẽ chỉ được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh từ kỳ đầu tiên kê khai áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Các đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi chuyển sang phương pháp trực tiếp thì được tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Nhưng nếu chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn.
>>> Đọc thêm: Sự thật về 5 cách quản lý hóa đơn đầu vào mà kế toán hay dùng hiện nay
Phải làm gì khi hóa đơn đầu vào kê khai sót?
Căn cứ theo quy định Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Công văn số 414/TCT-KK: “Người nộp thuế được phép kê khai các hóa đơn đầu vào bị bỏ sót. Tuy nhiên, việc kê khai chỉ thực hiện trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế”.
Ví dụ: Tháng 06/2021, Công ty X phát hiện 02 hóa đơn GTGT đầu vào từ tháng 12/2020 bị bỏ sót, chưa kê khai. Lúc này, kế toán Công ty X sẽ tiến hành kê khai 02 hóa đơn đầu vào bị sót vào “Mục I 0 Hàng hóa, dịch vụ trong kỳ” trên tờ khai số 01/GTGT của tháng 06/2021.
Tuy nhiên trên thực tế, việc kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót được thực hiện rất đơn giản, dễ dàng trên phần mềm HTKK:
– Người nộp thuế đăng nhập phần mềm HTKK;
– Chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT);
– Chọn kỳ kê khai phù hợp rồi tiến hành kê khai như với cách lập tờ khai thuế GTGT thông thường.
Trên đây là những quy định về xử lý hóa đơn đầu vào kê khai sót năm 2021 mới nhất. Mong là những thông tin trên hữu ích đến quý Anh/Chị. Ngoài ra, nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về hóa đơn đầu vào, anh chị vui lòng liên hệ EasyIN nhé!
EasyIN – Phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào:
- Tiết kiệm 80% thời gian xử lý cho kế toán;
- Nâng cao năng suất, tự động hóa đến 95% nghiệp vụ hóa đơn đầu vào;
- Giảm thiểu rủi ro và sai sót về thuế;
Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyIN cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
Dùng thử phần mềm quản lý và lưu trữ hóa đơn đầu vào EasyIN >>> TẠI ĐÂY <<<
———————
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Website: easyinvoice.vn
Facebook: Phần mềm hóa đơn điện tử – EasyInvoice
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Kê Khai Hóa đơn đầu Vào Bị Sót
-
Hóa đơn đầu Vào Từ Năm Trước Chưa Kê Khai Thì Xử Lý Như Thế Nào?
-
Hóa đơn đầu Vào Kê Khai Sót Thì Xử Lý Thế Nào? Quy định Mới Nhất ...
-
Hướng Dẫn Kê Khai Sót Hóa đơn đầu Vào, đầu Ra
-
Cách Xử Lý Hóa đơn đầu Vào Bị Bỏ Sót, Kê Khai Thiếu - MISA MeInvoice
-
Hóa đơn đầu Vào Từ Năm Trước Chưa Kê Khai Thì Xử Lý ... - IHOADON
-
Kê Khai Thiếu Hóa đơn đầu Vào, Xử Lý Và Kê Khai Bổ Sung Thế Nào?
-
Kê Khai Hóa đơn Đầu Ra - Đầu Vào Bị Bỏ Sót - Kế Toán Thiên Ưng
-
Cách Xử Lý Hóa đơn đầu Vào Bỏ Sót Năm Trước - Sàn Kế Toán
-
Cách Kê Khai Hóa đơn Bị Bỏ Sót - Tư Vấn Rồng Việt
-
Kê Khai Hóa đơn Bỏ Sót, Thay Thế, điều Chỉnh - AZLAW
-
Các Nguyên Tắc Kê Khai Bổ Sung điều Chỉnh Thuế GTGT đầu Vào ...
-
Cách Kê Khai điều Chỉnh Thuế GTGT đầu Vào đầu Ra - Luật Việt An
-
Kê Khai Thiếu, Sót Và Cách Xử Lý Hóa đơn đầu Vào Bị Bỏ Sót Từ Năm ...
-
Xử Lý Hoá đơn Chưa Kê Khai Thuế