Quy định Về Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

1/5 - (1 bình chọn)

Căn cứ vào tài liệu quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT do ban biên soạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường ban hành những quy định về xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm những quy định như sau

Quy định về xử lý nước thải sinh hoạt
Quy định về xử lý nước thải sinh hoạt

Nội dung chính của bài viết

  • Quy định chung về xử lý nước thải sinh hoạt
    • Phạm vi điều chỉnh
    • Đối tượng áp dụng trong quy định
    • Thuật ngữ trong quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT
  • Quy định kỹ thuật về quy định về nước thải sinh hoạt
    • Giá trị về các thông số gây ô nhiễm môi trường tối đa có trong nước thải sinh hoạt
    • Giá trị hệ số K:
  • Phương pháp xác định
  • Tổ chức thực hiện
  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty Môi Trường Sài Gòn SGE

Quy định chung về xử lý nước thải sinh hoạt

Các quy định chung bao gồm những thông tin như phạm vi điều chỉnh, đối tượng được áp dụng cũng như các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn quy chuẩn này.

Phạm vi điều chỉnh

  • Tài liệu quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT đưa ra những quy định về xử lý nước thải sinh hoạt như giá trị về các thông số gây ô nhiễm môi trường tối đa có trong nước thải sinh hoạt được phép thải ra nguồn tiếp nhận ngoài môi trường.
  • Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho các trường hợp nước thải sinh hoạt thải ra hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối tượng áp dụng trong quy định

  • Tài liệu quy chuẩn này áp dụng đối với các đối tượng như cơ sở công cộng, dịch vụ, khu vực dân cư, khu chung cư, doanh trại lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có xả nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường.

Thuật ngữ trong quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT

  • Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh tắm giặt của con người, ngoài ra các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất, nước thải từ hoạt động nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh nhà bếp do vậy thành phần trong nước thải sinh hoạt có chứa dầu, mỡ, vi khuẩn,…
  • Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt là nguồn nước mặt như sông, suối, ao, hồ và các vùng nước ở ven biển được xác định làm nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt thải ra môi trường từ các khu dân cư, khu vui chơi, trung tâm thương mại,…

Quy định kỹ thuật về quy định về nước thải sinh hoạt

>> Xem thêm : Hệ thống xử lý nước thải

Các khu dân cư, cá nhân có sản sinh ra nước thải sinh hoạt phải có trách nhiệm áp dụng các quy định liên quan đến các vấn đề, các quy định về xử lý nước thải sinh hoạt được đề ra trong tài liệu quy chuẩn này bao gồm

Giá trị về các thông số gây ô nhiễm môi trường tối đa có trong nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Giá trị tối đa của các thông số gây ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được phép thải ra nguồn tiếp nhận nước xả thải, giá trị này không được phép vượt quá giá trị Cmax, Cmax được tính theo công thức như sau

Cmax = C * K

Giải thích công thức :

  • Cmax là giá trị của các thông số gây ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tối đa cho phép khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng mg trên lít nước thải (mg/l)
  • C là giá trị nồng độ của thông số gây ô nhiễm có trong quy định về xử lý nước thải sinh hoạt  theo bảng bên dưới
  • K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại nội dung Giá trị hệ số K.

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

Độ pH

5 – 9

5 – 9

2

BOD5 (20 0C)

mg/l

30

50

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

500

1000

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1.0

4.0

6

Amoni  (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (NO3–)(tính theo N)

mg/l

30

50

8

Dầu mỡ động, thực vật

mg/l

10

20

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

10

 Phosphat (PO43-)

(tính theo P)

mg/l

6

10

11

Tổng Coliforms

MPN/

100 ml

3.000

5.000

Giải thích các thông số trong bảng 1

  • Cột A là giá trị C của các thông số gây ô nhiễm trong công thức tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được sử dụng để làm cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương ứng với các cột A1 và A2 của tài liệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
  • Cột B là giá trị C của các thông số gây ô nhiễm trong công thức tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được sử dụng để làm cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương ứng với các cột B1 và B2 của tài liệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ở ven bờ).
Nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Giá trị hệ số K:

Giá trị hệ số K được xác định theo bảng 2 – bảng thông số giá trị số K, trị số này thay đỗi tùy thuộc theo các chỉ số như loại hình dịch vụ, cơ sở và chỉ số thứ hai là Quy mô, diện tích sử dụng của các cơ sở.

Loại hình cơ sở

Quy mô, diện tích sử dụng của cơ sở

Giá trị

hệ số K

1. Khách sạn, nhà nghỉTừ 50 phòng hoặc khách sạn được xếp hạng 3 sao trở lên

1

Dưới 50 phòng

1,2

2. Trụ sở cơ quan,  văn phòng, trường học, cơ sở nghiên cứuLớn hơn hoặc bằng 10.000m2

1,0

Dưới 10.000m2

1,2

3. Cửa hàng bách hóa, siêu thịLớn hơn hoặc bằng 5.000m2

1,0

Dưới 5.000m2

1,2

4. ChợLớn hơn hoặc bằng 1.500m2

1,0

Dưới 1.500m2

1,2

5. Nhà hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩmLớn hơn hoặc bằng 500m2

1,0

Dưới 500m2

1,2

6. Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trangTừ 500 người trở lên

1,0

Dưới 500 người

1,2

7. Khu chung cư, khu dân cưTừ 50 căn hộ trở lên

1,0

Dưới 50 căn hộ

1,2

Phương pháp xác định

Phương pháp xác định các giá trị của các thông số gây ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt dựa vào các tiêu chuẩn như hình bên dưới.

Phương pháp xác định các thông số gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Phương pháp xác định các thông số gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Tổ chức thực hiện

  • Tài liệu quy chuẩn này được sử dụng thay thế cho tài liệu TCVN 6772:2000 đã được ban hành ngày 25-0602002 của bộ trưởng bộ KHMT
  • Các tổ chức, cá nhân có sản sinh ra nước thải sinh hoạt chịu trách nhiệm tuân thủ theo quy định về xử lý nước thải sinh hoạt này.
  • Các cơ quan, hành chính, nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn này.
  • Nếu quy chuẩn này có chỉnh sửa, thay đỗi bổ sung thì các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm áp dụng các điều khoản trong quy định mới cập nhật.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty Môi Trường Sài Gòn SGE

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi trường và sở hữu đội ngủ chuyên gia kỹ thuật và tận tâm trong công việc, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách qua số Hotline 0985 802 803

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365

📣 Zalo: 0909.997.365

📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt