Quy định Về Xuất Hóa đơn & Không Xuất Hóa đơn Giá Trị Gia Tăng

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán có phải lập hóa đơn không?

Người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

2. Trường hợp phát hiện ra hóa đơn lập có sai sót thì phải xử lý ra sao?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán được lựa chọn thông báo điều chỉnh từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn đối với hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã hoặc cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế. Thông báo gửi đến cơ quan thuế chậm nhất ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh hoặc thay thế, nếu tiếp tục sai sót lần tiếp theo thì xử lý như sai sót lần đầu.

Xem thêm: Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai.

3. Với những trường hợp dùng hàng hóa dịch vụ để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hóa đơn không? Nội dung ghi trên hóa đơn ra sao?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thì các trường hợp trên đều phải lập hóa đơn GTGT.

Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì trên hóa đơn ghi đầy đủ các nội dung và tính thuế GTGT như hóa đơn thông thường. Ghi rõ nội dung hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng…

4. Trường hợp lập hóa đơn bán hàng nhưng có nhiều mặt hàng, có được lập bảng kê đính kèm không?

Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có quy định hóa đơn điện tử không được sử dụng bảng kê đính kèm. Nên khi xuất hóa đơn sẽ ghi đầy đủ các mặt hàng cần xuất bán trên phần mềm hóa đơn điện tử mà không bị giới hạn số dòng hàng hóa.

Từ khóa » Hóa đơn Công Ty