Quỹ ETF, Các Loại Quỹ ETF - Kinh Tế Chứng Khoán

ETF góp phần đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán, cũng như cung cấp thêm công cụ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ sản phẩm tài chính khác, ETF có thể tồn tại một số hạn chế và rủi ro nhất định cần chú ý.

Các loại quỹ ETF

Hiện nay, trên thị trường sẽ có 3 loại quỹ ETF phổ biến có thể kể đến là: quỹ ETF cổ phiếu, quỹ ETF trái phiếu, quỹ ETF theo ngành. Mỗi loại sẽ có cách phân biệt và đặc điểm riêng như sau

Quỹ ETF cổ phiếu : Đây là quỹ đầu tư mô phỏng biến động của các bộ chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như chỉ số VN100, chỉ số VN30, chỉ số S&P 500…

2628-quy-etf

Quỹ ETF trái phiếu: Tương tự như quỹ ETF cổ phiếu thì quỹ ETF trái phiếu là loại quỹ mô phỏng những biến động của các bộ chỉ số trái phiếu như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các trái phiếu có khả năng sinh lời cao…

Quỹ ETF theo ngành : Là loại quỹ mô phỏng biến động của một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp…. hoặc của một loại hàng hóa.

Ngoài ra còn rất nhiều các loại quỹ ETF khác như: quỹ ETF tiền tệ, quỹ ETF nghịch đảo, quỹ ETF đầu tư thay thế….Nhưng 3 quỹ ở trên là phổ biến và hay gặp nhất.

Uu điểm của quỹ ETF

Chi phí thấp: Khi gia nhập hay rút vốn, các nhà đầu tư không phải mất phí. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn phải mất một khoản phí giao dịch chứng khoán không nhiều cho sàn giao dịch.

Rủi ro thấp: Vì quỹ đầu tư ETF dựa trên nhiều tài sản tài chính khác nhau nên có mức độ rủi ro, hệ số beta thấp hơn so với việc đầu tư vào một công ty duy nhất.

Ưu đãi thuế: Các nhà đầu tư có thể dễ dàng chủ động kiểm soát thời điểm trả thuế trên thặng dư vốn (capital gain tax) của mình một cách tốt hơn.

Tính đa dạng: Các nhà đầu tư có thể truy cập nhiều thị trường tài chính khác nhau chỉ cần bằng một công cụ giao dịch duy nhất, vì quỹ ETF mô phỏng nhiều loại tài sản tài chính khác nhau.

Không có mức đầu tư tối thiểu: Sàn chứng khoán quy định rằng đối với quỹ ETF, không có mức đầu tư tối thiểu.

Lệnh giao dịch đa dạng: ETF được giao dịch như một cổ phiếu trên sàn, nên các nhà đầu tư có thể thực hiện đặt nhiều lệnh khác nhau như lệnh giao dịch ký quỹ, lệnh cặt lỗ, lệnh giới hạn,.. Tuy nhiên chúng ta không thể áp dụng được với quỹ tương hỗ.

Mua bán linh hoạt: Chỉ với một tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán là nhà đầu tư đã có thể giao dịch, mua bán chứng chỉ quỹ ETF.

Nhược điểm của ETF cần chú ý đến

Không khớp với chỉ mục: Nhà đầu tư vẫn phải trả phí quản lý ETF, khiến lợi tức đầu tư của họ sẽ không bao giờ khớp chính xác với chỉ số mà ETF mô phỏng. Giá mua và bán cổ phiếu của nhà đầu tư trong quỹ cũng có thể thay đổi so với giá trị tài sản ròng của chỉ số cơ sở, làm giảm lợi tức. Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá chi phí phải trả trước khi mở vị thế ETFs.

Thanh khoản kém: Một số quỹ ETF mỏng có sự chênh lệch giá mua/bán khá cao, kéo chi phí giao dịch tăng theo. Cổ phiếu do các công ty nhỏ phát hành cũng có thể được coi là thị trường mỏng và nó có tính thanh khoản thấp.

Lợi tức thấp hơn tự đầu tư cổ phiếu: Mức lãi từ cổ tức có thể thấp hơn nếu mua các cổ phiếu riêng lẻ, do đây là trung bình mức cổ tức của tất cả các công ty trong rổ ETF.

Rủi ro biến động: Bất chấp sự đa dạng hóa mà một quỹ ETF cung cấp, khoản đầu tư vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động trên thị trường và thua lỗ trong thị trường giá xuống. Rủi ro này có thể tăng lên cùng với sự chuyên môn hóa của ETF - quỹ tập trung vào một thị trường ngách nhỏ có khả năng biến động mạnh hơn so với một quỹ lớn hơn, rộng hơn.

Chênh lệch giá: Tuy rằng các quỹ hoán đổi danh mục ETF luôn cố gắng theo sát giá của những tài sản cơ sở, nhưng việc chênh lệch giá vẫn có thể xảy ra. Danh mục đầu tư của quỹ ETF có thể sai lệch so với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số tham chiếu (vì những lý do khác nhau như kỹ thuật mô phỏng chỉ số, biến động giá của các chứng khoán trong danh mục). Điều này khiến cho mức sinh lời của quỹ chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) so với mức sinh lời của chỉ số tham chiếu. Đối với nhà đầu tư vào quỹ ETF, sai lệch so với chỉ số tham chiếu (tracking error) này là một yếu tố rủi ro tiềm ẩn.

GAP (khoảng trống giá) trong chứng khoán là gì?

GAP hay còn gọi là khoảng trống giá. Đây được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc là 2 cây ...

Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) là gì?

Cổ phiếu OTC xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Over the Counter Market. Nó được hiểu là thị trường mua bán chứng khoán không ...

“Bong bóng” trong nền kinh tế là gì?

Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative ...

Từ khóa » Các Loại Quỹ Etf