Quy Hoạch Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quy hoạch là gì?
- Phân loại quy hoạch
- Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch
- Thời kỳ quy hoạch
- Chủ thể chịu trách nhiệm quy hoạch
- Trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất, người dân có thể tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất của mình đối với diện tích đất được quy hoạch hay không?
Quy hoạch là một khái niệm không còn xa lạ trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cụm từ này. Vậy quy hoạch là gì?. Sau đây, Luật Hoàng Phi xin giải đáp thắc mắc trên của Quý vị thông qua bài viết sau.
Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017.Từ khái niệm trên có thể thấy quy hoạch là một công việc khá quan trọng, mang tính chiến lược của nhà nước góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững trên mọi lĩnh vực. Do đó, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tiềm năng của quốc gia và từng địa phương và khả năng đáp ứng của từng đối tượng được quy hoạch để đưa ra chính sách quy hoạch phù hợp.
Cùng với việc giải đáp quy hoạch là gì? Bài viết tiếp tục cung cấp tới độc giả các thông tin cụ thể hơn về quy hoạch, do đó, Quý vị đừng bỏ qua các nội dung tiếp theo của bài viết.
Phân loại quy hoạch
1/ Căn cứ vào đối tượng được quy hoạch, quy hoạch bao gồm:
– Quy hoạch không gian biển:
Là việc phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
– Quy hoạch sử dụng đất:
Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
– Quy hoạch ngành
Là quy hoạch theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
– Quy hoạch đô thị
Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
2/ Căn cứ vào phạm vi quy hoạch, quy hoạch gồm:
– Quy hoạch tổng thể quốc gia
Là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
– Quy hoạch vùng
Là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
– Quy hoạch tỉnh
Là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
– Quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt: do Quốc hội quyết định.
– Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch
– Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật khác có liên quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
– Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Cụ thể:
+ Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.
+ Quy hoạch ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển và quy hoạch sử dụng đất từng ngành.
+ Quy hoạch vùng phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia.
+ Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
– Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
– Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
– Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
– Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
– Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Thời kỳ quy hoạch
Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cho việc lập quy hoạch. Tùy vào mục đích và phạm vi quy hoạch mà thời kỳ quy hoạch là khác nhau.
Ví dụ:
+Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.
+ Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Chủ thể chịu trách nhiệm quy hoạch
1/ Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.
2/ Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
– Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
– Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
3/ Thẩm quyền thẩm định quy hoạch
Hội đồng thẩm định quy hoạch các cấp chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch.
– Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
– Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
4/ Thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch
– Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Đối với quy hoạch Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.
5/ Trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức công bố quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch tỉnh.
Việc công bố quy hoạch phải được đăng tải thường xuyên, liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch.
Trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất, người dân có thể tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất của mình đối với diện tích đất được quy hoạch hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013 quy định thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền năng sau: quyền chuyển nhượng đất , quyền cho thuê đất, quyền cho thuê lại đất, quyền tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, quyền góp vốn quyền sử dụng đất,… nhưng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất, nhiều người dân chưa nắm rõ các quy định pháp luật dẫn đến không được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi xin hướng dẫn như sau:
– Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin đóng góp liên quan đến bài viết quy hoạch là gì? Quý độc giả có thể liên hệ luathoangphi.vn, chúng tôi luôn sẵn lòng tiếp nhận và chia sẻ.
Từ khóa » Các Loại Quy Hoạch Trong Hệ Thống Quy Hoạch Quốc Gia
-
Hệ Thống Quy Hoạch Quốc Gia Và Mối Quan Hệ Giữa Các Loại Quy Hoạch
-
Quy Hoạch Quốc Gia Gồm Những Quy Hoạch Nào?
-
Hệ Thống Quy Hoạch Quốc Gia - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Cần Chuẩn Hóa Hệ Thống Quy Hoạch - Viup
-
Các Loại Quy Hoạch Và Mối Quan Hệ Giữa Các Loại Quy Hoạch
-
[PDF] Quy Hoạch Chung Xây Dựng Trong Hệ Thống Quy Hoạch Cấp Tỉnh
-
Luật Quy Hoạch Năm 2017
-
Phấn đấu Hoàn Thành Lập Quy Hoạch Cấp Quốc Gia Trong Năm 2022
-
Đề Cương Giới Thiệu Luật Quy Hoạch đô Thị (18/08/2009 16:42)
-
Luật 21/2017/QH14 Quy Hoạch - Thái Bình
-
Bộ Xây Dựng: Sẽ Rà Soát, Sửa đổi, Bổ Sung Các Quy định Nhằm Bảo ...
-
Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Các Quy Hoạch Có Vai Trò Hết Sức ...
-
Cần Khẩn Trương Hoàn Thiện, Ban Hành Quy Hoạch Tổng Thể Quốc Gia