Quy Hoạch Phân Khu đô Thị Sông Hồng: Sẽ Giữ Lại Các Khu Dân Cư ...

Ảnh minh hoạ

Theo đó, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (ký hiệu R/R1-R5), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) được UBND thành phố Hà Nội tổ chức lập trên cơ sở cụ thể hóa và phù hợp định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đồ án đã được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; tổ chức Hội đồng thẩm định, báo cáo Thường trực Thành ủy Hà Nội và thực hiện lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 21-12-2021, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 5296 và văn bản số 5297 góp ý kiến đối với 2 đồ án quy hoạch phân khu nêu trên.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, tiếp thu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung liên quan.

Trong đó, bổ sung các khu dân cư hiện hữu ở bãi sông vào danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết; việc xây dựng, phát triển đô thị tại một số bãi sông và hoàn thiện đồ án quy hoạch trước khi phê duyệt theo thẩm quyền quy định pháp luật.

Việc lập, thẩm định, lấy ý kiến, phê duyệt quy hoạch phân khu thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, nội dung quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật hiện hành có liên quan.

Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình tổ chức lập các quy hoạch phân khu đảm bảo tiến độ, chất lượng, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô Hà Nội phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài hơn 40 km) với quy mô diện tích 11.000 ha; dân số khoảng 280.000-320.000 người.

Dọc hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội đều được phát triển khang trang, hiện đại. Cụ thể, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Theo định hướng, khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của thủ đô.

KTS. Phạm Thanh Tùng cho rằng đô thị sông Hồng là đồ án quy hoạch rất quan trọng. Khi được phê duyệt sẽ có tính pháp lý, là cở sở lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất hai bên bờ sông.

Đồ án này tạo điều kiện để Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phát triển trước đây, hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế rất cao, để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng một cách chủ động, không bị chi phối, bị điều chỉnh bởi các dự án kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.

“Đây cũng là cơ hội để Hà Nội chỉnh trang khu vực ngoài đê vốn phát triển rất lộn xộn và nhếch nhác, di dời các khu nhà ở hiện có xây dựng không an toàn và kém chất lượng, ảnh hưởng không gian thoát lũ. Đây là điều kiện để hiện thực hóa chủ trương giãn dân khu vực trung tâm nội đô lịch sử của thành phố và cảỉ tạo xây dựng lại hàng ngàn chung cư cũ đã xuống cấp tại 4 quận trung tâm Hà Nội”, ông Tùng cho biết.

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Hai Bên Sông Hồng