QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH VÀ TƯƠNG ...
Có thể bạn quan tâm
Ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc là 2 quy luật song hành và không thể tách rời nhau. Chúng không chỉ hỗ trợ và cản trở lẫn nhau. Sự tác động, chuyển hóa qua lại của chúng còn tạo nên sự sống của con người. Vậy nên, về phong thủy thì quy luật ngũ hành luôn là mối quan tâm và tìm hiểu hàng đầu. Trong bài viết này Mộc Trầm Hương sẽ giới thiệu và phân tích quy luật cơ bản trong ngũ hành tương sinh và tương khắc. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về quy luật này, cũng như những ứng dụng vào đời sống.
-
Ngũ hành là gì?
Ngũ hành gồm 5 yếu tố Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Đây là 5 loại vật chất cơ bản cấu thành vạn vật trong vũ trụ gồm: Kim loại, Nước, Cây, Lửa và Đất. Các yếu tố ngũ hành cùng tồn tại và tương tác qua lại với nhau. Chúng tồn tại độc lập với ý thức con người và là động lực cho sự vận động và phát triển của vạn vật.
-
5 đặc tính của ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
5 yếu tố Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ là 5 loại vật chất cơ bản cấu thành vạn vật trong vũ trụ. Chúng mang trong mình ý nghĩa ngũ hành đặc biệt. Không chỉ biểu thị cho vật chất mà chúng còn biểu thị cho các trạng thái khác nhau.
5 yếu tố Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
5 mệnh
- Kim biểu tượng cho sự biến đổi, cải cách. Đặc tính của Kim là có thể mềm, cứng và thay đổi vô cùng linh hoạt.
- Thủy là nước, nó thẩm thấu và hướng xuống dưới đất. Đặc tính này của Thủy đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.
- Mộc biểu tượng cho sự vươn lên. Vì Mộc hấp thụ tinh khí của Thủy mà phát triển nên có đặc tính là thẳng mà vươn cao.
- Hỏa phát nhiệt và biểu tượng cho sự bốc lên. Đặc tính này của Hỏa có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại. Những người thuộc hành Hỏa thường có tính cách nóng nảy, quyết liệt.
- Thổ đại diện cho sự vĩnh cửu, ổn định và an toàn. Đất có thể chứa và dưỡng dục muôn vật, vậy nên có tính đôn hậu, bao dung.
>>>>>> Quy luật ngũ hành và những điều cần biết
-
5 màu của ngũ hành
Màu sắc phong thủy mang ý nghĩa riêng cho từng cung mệnh. Màu sắc này giúp cân bằng âm dương một cách hài hòa với năng lượng của người sở hữu. Sử dụng màu sắc ngũ hành bản mệnh sẽ giúp tăng nguồn năng lượng tích cực, kéo về vận may.
Màu sắc phong thủy mang ý nghĩa riêng cho từng cung mệnh
- Mệnh Kim: Màu trắng, bạc và xám.
- Mệnh Thủy: Màu xanh dương và đen.
- Mệnh Mộc: Màu xanh lá cây.
- Mệnh Hỏa: Màu đỏ, cam, hồng và tím.
- Mệnh Thổ: Màu vàng và nâu đất.
-
Quy luật ngũ hành tương sinh là gì?
Ngũ hành tương sinh là sự nâng đỡ cùng nhau đi lên. Nghĩa là các vật thể muốn phát triển được thì cần có sự bồi đắp từ những vật thể khác. Và chúng cộng hưởng tạo thành một vòng tròn tương sinh khép kín.
>>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH
Ngũ hành tương sinh là sự nâng đỡ cùng nhau đi lên
-
Mộc sinh Hỏa
Mộc là cây cối, mà cây cối cho ta gỗ, củi. Và gỗ được dùng để nhóm lửa. Vì vậy ta có Mộc sinh Hỏa, Mộc tương sinh với Hỏa. Mộc (gỗ) nuôi dưỡng, hỗ trợ Hỏa (lửa) phát triển.
-
Hỏa sinh Thổ
Hỏa sinh Thổ được hiểu là sau khi Hỏa thiêu đốt các loại vật chất sẽ sinh ra tro bụi. Tàn tro hình thành nên đất và bồi đắp để đất. Có nghĩa là Hỏa nuôi dưỡng Thổ, giúp Thổ trù phú và sinh sôi nhân rộng.
Xem thêm: Vòng trầm cho người mệnh thổ <<<
-
Thổ sinh Kim
Hành Kim là đại diện cho kim loại mà kim loại được hình thành từ sâu trong lòng đất. Vì vậy ta có Thổ sinh Kim. Kim xuất phát từ Thổ, hấp thụ năng lượng từ Thổ mà thành. Do được hành Thổ nuôi dưỡng nên mới có những kim loại tự nhiên đặc biệt và đẹp như vậy.
-
Kim sinh Thủy
Kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Mà trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước, vậy nên ta có Kim sinh Thuỷ.
-
Thủy sinh Mộc
Cây cối sinh sôi phát triển thì cần có nước và chất dinh dưỡng. Nước sẽ nuôi dưỡng và giúp cây cối phát triển. Thủy sẽ nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của Mộc.
Nhưng nhiều nước quá thì cây sẽ bị cuốn trôi hoặc chết úng. Do đó, cần ứng dụng quy luật tương sinh một cách phù hợp.
-
Quy luật ngũ hành tương khắc là gì?
Tương khắc nghĩa là áp chế, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng với tương sinh. Nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến mọi thứ suy vong.
>>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC
Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng với tương sinh
-
Thủy khắc Hỏa
Nước (Thủy) sẽ dập tắt lửa (Hỏa), vì vậy ta có Thủy khắc Hỏa. Nước có tác dụng cân bằng, làm dịu lửa. Tuy nhiên nhiều nước sẽ khiến lửa bị suy vong và dập tắt.
-
Hỏa khắc Kim
Sở dĩ Hỏa khắc Kim là vì lửa lớn mạnh sẽ khiến kim loại bị nung chảy. Hỏa khiến Kim bị biến đổi và suy vong.
-
Kim khắc Mộc
Các công cụ như dao, rìu dùng để chặt cây được làm từ kim loại. Các vật dụng kim loại khác cũng có thể làm tổn hại đến cây cỏ. Vậy nên ta có Kim khắc Mộc.
-
Mộc khắc Thổ
Mộc là cây, Thổ là đất. Cây sống trên đất và hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Đất bị cây hút chất dinh dưỡng sẽ trở nên khô cằn, nghèo nàn.
-
Thổ khắc Thủy
Đất có thể ngăn cản dòng chảy của nước. Nhưng nếu nhiều nước quá thì đất sẽ bị cuốn trôi, xói mòn.
-
Tổng kết
Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Vậy nên ngũ hành tương sinh và tương khắc luôn tác động qua lại lẫn nhau. Chúng tồn tại và phát triển là cùng nhau cùng vạn vật. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy luật cơ bản trong ngũ hành tương sinh và tương khắc.
Từ khóa » Vòng Tròn Sinh Khắc
-
Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc Trong Phong Thủy
-
Tương Sinh, Tương Khắc Và Mối Quan Hệ Trong Ngũ Hành
-
Vòng Tương Sinh Ngũ Hành Là Gì? - Nội Thất Kfa
-
Giải Mã Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc Trong Phong Thủy Năm 2022
-
Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc Là Gì? Ý Nghĩa & ứng Dụng Phong ...
-
Vòng Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc - Sim Phong Thủy
-
Lý Giải Ngũ Hành Tương Sinh - Tương Khắc đơn Giản Và Chi Tiết Nhất
-
Xem Vận Mệnh: 2 Quy Luật Ngũ Hành Cải Vận Hiệu Quả đến 70%
-
Thuyết Tương Sinh Tương Khắc Của 5 Yếu Tố Phong Thủy
-
Ngũ Hành Tương Sinh Trong Phong Thuỷ Là Gì? - Xây Nhà Nga Việt
-
Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc - Ý Nghĩa Và Quy Luật
-
Ngũ Hành Tương Sinh | Xem Tuổi Tam Hợp - Tứ Hành Xung | Tử Vi
-
Vòng Tròn Tương Sinh Tương Khắc - Tử Vi Việt