Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định
Có thể bạn quan tâm
Qui luật phủ định của phủ định là qui luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”
Mục lục ẩn 1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng 2. Phủ định của phủ định 3. Ý nghĩa phương pháp luận1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.
Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật. Những sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật được gọi là sự phủ định biện chứng.
Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học thuyết về sự phát triển, phép biện chúng duy vật chú trọng phân tích không phải sự phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.
– Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật; tạo khả năng ra đời của cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật. Vì thế, phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.
– Phủ định biện chứng mang tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp qui luật và loại bỏ nhân tố phản qui luật. Phủ định biện chứng không phải là sự loại bỏ sạch trơn cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực. Lênin cho rằng: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào, không có một sự chiết trung nào”
Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
2. Phủ định của phủ định
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật.
Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định”. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại cơ bản của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định.
Theo Lênin: “Từ khẳng định đến phủ định – từ sự phủ định đến “sự thống nhất” với cái bị khẳng định – không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi”
Qui luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc”. Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn(“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn xoáy ốc chứ không phải theo con đường thẳng…”
Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận tù thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những “vòng khâu” của quá trình đó.
Tóm lại, nội dung cơ bản của qui luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của qui luật này, Ăngghen đã viết: “phủ định cái phủ định là gì? Là một qui luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Qui luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo qui luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động nhận thức của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên, đó là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng
– Theo qui luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo qui luật khách quan. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với qui luật phủ định của phủ định.
– Phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa sự phát triển. Quan điểm đó đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh trong khi kế thừa cái cũ để phát triển cái mới. Do đó, không được phủ định hoàn toàn cái cũ, cũng như không được kế thừa toàn bộ cái cũ, mà phải kế thừa những yếu tố hợp lý, hạt nhân hợp lý của cái cũ cho sự phát triển của cái mới. Đó là quan điểm kế thừa biện chứng, trên tinh thần khoa học, cho mọi quá trình phát triển, nhất là trong thời đại hội nhập của dân tộc với nhân loại ngày nay.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Phạm trù là gì?
- Cặp phạm trù Cái chung – Cái riêng
- Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi chất và ngược lại
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Từ khóa » Chu Kỳ Phủ định
-
Quy Luật Phủ định – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định - Luật Hoàng Phi
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định: Phân Tích Nội Dung Và ý Nghĩa
-
Phủ định Biện Chứng Là Gì? Các đặc điểm Cơ Bản Của Phủ định Biện ...
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định Và Vận Dụng Trong Thực Tiễn
-
Tóm Tắt Nội Dung Quy Luật Phủ định Của Phủ định. Cho Ví Dụ?
-
Phân Tích Tính Chu Kỳ Phủ định Của Phủ định Trong Quá Trình Phát ...
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định | Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ ...
-
Suy Nghĩ Về Quy Luật Phủ định Của Phủ định Trong Triết Học Mác - Lênin
-
[PDF] QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH - Zing
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định: Nội Dung, ý Nghĩa, Ví Dụ
-
NHẬN THỨC VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG ...
-
Nội Dung Quy Luật Phủ định Của Phủ định QKL - StuDocu