Quỹ Lương Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tổng quỹ lương là gì?
  • Quỹ lương là gì?
  • Cơ cấu Quỹ lương như thế nào?
  • Quy định của pháp luật Việt Nam về quỹ lương

Một trong những vấn đề được Người lao động theo dõi và quan tâm chính là vấn đề tiền lương. Tuy nhiên, không phải Người lao động nào cũng hiểu được rõ về Quỹ lương. Vậy, Quỹ lương là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về Quỹ lương? Xin Kính mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để tham khảo.

Tổng quỹ lương là gì?

Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng hoặc các loại tiền khác.

Quỹ lương là gì?

Quỹ lương là một một khoản tiền được xây dựng theo pháp luật của một cơ quan, đơn vị, tổ chức nhằm mục đích thực hiện chi trả khoản tiền công cho cán bộ, nhân viên (gọi tắt là “Người lao động”).

Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính; đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6,Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1,Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định:

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định(không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Cơ cấu Quỹ lương như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về nội dung quỹ lương là gì?, chúng tôi sẽ làm rõ về cơ cấu của quỹ lương.

Đặt trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được phân chia thành 02 loại cơ bản như sau: Loại 1: Khoản tiền lương cơ bản (tiền lương cứng): Là khoản thu nhập Doanh nghiệp chi trả cho Người lao động trong khoảng thời gian làm việc xác định (tiền lương theo bậc, phụ cấp (nếu có),…); Loại 2: Khoản tiền lương bất thường: Là khoản thu nhập Doanh nghiệp chi trả cho Người lao động trong khoảng thời gian nghỉ hưởng lương theo chế độ quy định của Bộ luật Lao Động (ví dụ: tiền trong thời gian hằng năm; thời gian thực hiện nghĩa vụ xã hội; trong thời gian ngừng sản xuất do lỗi của Doanh nghiệp,….)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bổ của Quỹ lương trong Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng nhất được xác định là sự ảnh hưởng của thay đổi số lượng lao động trong Doanh nghiệp. Rõ ràng, con người là yếu tố cơ bản của các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy, việc tăng hoặc giảm số lượng người lao động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế phân phối tiền lương.

Quy định của pháp luật Việt Nam về quỹ lương

Quỹ lương có liên quan trực tiếp đến quy định về cách tính thuế của doanh nghiệp. Pháp luật về thuế xác định một số khoản chi của doanh nghiệp được trừ/ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo quy định tại điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính; đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6,Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1,Thông tư số 151/2014/TT-BTC), Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề.

Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ 1:

Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2016, Doanh nghiệp X có trích quỹ dự phòng tiền lương là 8 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2017 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2016 là 5 tỷ đồng thì Doanh nghiệp phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2017) là 3 tỷ đồng (8 tỷ – 5 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2017 nếu Doanh nghiệp X có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.

Ví dụ 2:

Năm 2016, tiền lương của Doanh nghiệp Y trả tới Người lao động là 1.5 tỷ đồng. Ngày 31/12/2016, doanh nghiệp Y đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động số tiền là  1 tỷ 2 triệu đồng. Đến hết Quý I năm 2017, doanh nghiệp đã chi trả hết số tiền lương, tiền công của năm 2015 là 100 triệu đồng Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 1 tỷ 2 + 100 = 1 tỷ 100 triệu đồng.

Như vậy, cần hiểu rằng, Quỹ tiền lương là khoản tiền sẽ phải thanh toán tiền công cho Người lao động, không bao gồm khoản dự phòng tiền lương theo quy định của pháp luật và là một loại chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.  Việc xác định Quỹ lương sẽ là một cơ sở quan trọng cho phép Doanh nghiệp quyết định một số mức chi phúc lợi, cũng như là căn cứ trích lập và xây dựng quỹ dự phòng tiền lương.

Trên đây là bài viết về nội dung Quỹ lương là gì? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan đến nội dung trên, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Từ khóa » Tổng Quỹ Tiền Lương Là Gì