Quy Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quy phạm là gì?
- Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
- Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
- Ví dụ về quy phạm xã hội
Có thể thấy được rằng khi nhắc đến các văn bản pháp luật thường người ta sẽ nói đến tính quy phạm của văn bản đó.
Trong thực tế cụm từ quy phạm được rất nhiều người nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu được quy phạm là gì? nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp về nội dung này.
Quy phạm là gì?
Quy phạm là những quy tắc, những chuẩn mực thường có tính bắt buộc phải thực hiện hoặc là phải thu hành đối với những cá nhân hoặc là đối với một nhóm người.
Có thể hiểu một cách đơn giản thì quy phạm chính là những điều đã được quy định chặt chẽ và đòi hỏi mọi người cần phải tuân thủ theo đúng những quy định đã được đặt ra đó.
Đó có thể là những quy phạm về pháp luật hoặc là những quy phạm về đạo đức,..mỗi quy phạm thường sẽ đặt ra những chung nhất định và mọi người cần phải tuân theo nó.
Những quy định, những chuẩn mực được đặt ra thường sẽ được áp dụng đối với nhiều người mà không phải chỉ áp dụng riêng đối với một tổ chức, một cá nhân.
Hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng, cụ thể nào quy định chung về quy phạm là gì? nên có thể hiểu đơn giản về khái niệm này theo như những nội dung đã phân tích như ở trên.
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, theo thủ tục do pháp luật quy định, trong đó có chứa những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định để thực hiện việc điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.
Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
– Đây là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Có thể hiểu văn bản quy phạm pháp luật thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhưng không phải mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành văn bản này.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể:
+ Quốc hội ban hành hiến pháp, luật, nghị quyết;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch;
+ Chủ tịch nước ban hành lệnh, nghị quyết;
+ Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết liên tịch;
+ Thủ tướng ban hành quyết định;
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư, thông tư liên tịch;
+ Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết;
+ Chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư, thông tư liên tịch,…
Theo đó chỉ những đối tượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung và mang tính bắt buộc
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng chung cho tất cả mọi đối tượng mà không phải chỉ áp dụng cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức nhất định.
Mọi người trong xã hội đều cần phải tuân theo các quy tắc đã được đặt ra thông qua các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và phải chấp hành theo đúng những quy tắc đó.
Trong trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành nhưng không đúng theo quy định thì cá nhân, tổ chức sẽ bị áp dụng các chế tài mà pháp luật đã đặt ra.
– Đây là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội
Những văn bản quy phạm pháp luật thường được sử dụng và áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Việc thực hiện các văn bản này không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Ngoài ra văn bản quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính phổ biến chính vì vậy nên quy tắc xử sự chung mà các đối tượng tác động của pháp luật phải tuân theo khi rơi vào tình huống dữ liệu, tình huống đó có tính lặp đi lặp lại trên thực tế nên các quy phạm được sử dụng nhiều lần.
– Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật
Mỗi văn bản sẽ có những tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng ban hành văn bản đó là ai, nội dung được nêu ở trong văn bản là gì.
Như vậy qua nội dung trên đã phân tích chi tiết về khái niệm quy phạm là gì? văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Ví dụ về quy phạm xã hội
Chúng tôi đã giải thích khái niệm quy phạm là gì? ở những nội dung trên, sau đây sẽ là ví dụ về quy phạm xã hội.
Quy phạm xã hội là các quy tắc xử sự chung của con người nhằm mục đích để điều chỉnh các mỗi quan hệ giữa con người với con ngươi trong xã hội nhất định.
Quy phạm này được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, qua các mỗi quan hệ của xã hội vì vậy thường mang tính xã hội sâu sắc và ít mang tính bắt buộc chung.
Ví dụ quy phạm xã hội thường bao gồm những tập quán, tín điều tôn giáo,..
Tập quán là một quy phạm xã hội phổ biến hiện nay bởi lẽ nó được hình thành từ lu đời trong cuộc sống hằng ngày của con người và được mọi người tự giác thực hiện theo, làm theo mà không cần có một sự bắt buộc nào.
Mặc dù không có chế tài áp dụng và bắt buộc phải thực hiện nhưng hầu hết những tập quán đều được mọi người tự giác tuân theo. Bởi vì nếu có những hành vi không đúng hoặc là làm những điều trái với phong tục tập quán tại địa phương thì sẽ bị những người ở địa phương lên án.
Tập quán ở mỗi địa phương sẽ là khác nhau do đó mỗi địa phương cũng sẽ có cách thức thực hiện những tập quán đó khác nhau mà không bắt buộc áp dụng đối với tất cả mọi người giống như văn bản quy phạm pháp luật.
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Quy Phạm Xã Hội
-
Quy Phạm Xã Hội Là Gì? Lý Do Vì Sao Gọi Là Quy Phạm Xã Hội?
-
Quy Phạm Xã Hội Là Gì ? Quy Phạm Pháp Luật Là Gì?
-
Quy Phạm Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
So Sánh Giữa Quy Phạm Pháp Luật Và Quy Phạm Xã Hội - StuDocu
-
Phân Biệt Quy Phạm Pháp Luật Và Các Quy Phạm Xã Hội Khác - Dân Luật
-
Ví Dụ Về Quy Phạm Xã Hội - 123doc
-
Khai Niệm Quy Phạm Phap Luật
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì ? Các Bộ Phận Cấu Thành Quy Phạm Pháp ...
-
Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật Trong Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?
-
[PDF] Chuyên đề 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
-
Ví Dụ Về Tính Quy Phạm Phổ Biến Của Pháp Luật
-
Soạn Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Chi Tiết Tin
-
Pháp điển Và Những Lợi ích đối Với Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam