Quy Tắc Phát âm Tiếng Anh Cơ Bản

Để giao tiếp tốt tiếng Anh việc đầu tiên bạn cần làm là phát âm chuẩn. Tuy nhiên trong tiếng Anh phát âm có rất nhiều quy luật nhất định. Nắm được các quy tắc phát âm chuẩn này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong học ngôn ngữ phổ biến này. Hãy dành ít phút cùng Pasal tham khảo các quy tắc phát âm tiếng Anh cơ bản cần nắm sẽ giúp bạn học cách phát âm trong tiếng Anh hiệu quả, có thể phát âm chuẩn như người bản xứ.

phat-am-tieng-anh

Bạn phải phát âm chuẩn thì việc giao tiếp của bạn mới dễ dàng hơn

1. Quy tắc phát âm tiếng Anh căn bản

Không giống với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ mà chúng ta cần phát âm rõ phụ âm cuối.  Tuy nhiên, trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày, người bản xứ nói rất nhanh, nên thay vì phát âm âm cuối của một từ rồi mới sang từ tiếp theo, họ sẽ có xu hướng sẽ nối âm cuối của từ đứng trước và âm đầu của từ đi liền sau nó.

Nguyên âm (vowels: a, e, i, o, u)

Bạn phải đặt lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.

Phụ âm (consonants)

Phụ âm được chia thành 3 nhóm

  • Môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ “M”, “B”, “P”; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ “V”, “F”.
  • Sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ “N”, “L”, “D”,…
  • Họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ “H”, “K”,…

Ngoài ra, phụ âm còn được chia làm 2 nhóm sau:

  • Vô thanh (voiceless), hay âm có gió: nếu bạn để bàn tay trước miệng khi phát âm, bạn sẽ cảm thấy có gió đi ra.
  • Hữu thanh (voiced), hay âm không gió. Tất cả nguyên âm đều là âm không gió.

Một trong những “ứng dụng” quan trọng của cách phân loại này là phát âm danh từ số nhiều hoặc động từ thì hiện tại của ngôi thứ 3 số ít, và phát âm động từ có quy tắc được chia ở thì quá khứ.

Chỉ có 8 phụ âm có gió, theo thứ tự, bạn có thể nhớ bằng câu “thoáng từ phía kia sao chổi sáng pừng” (trong tiếng Việt, chữ “P” không kết hợp với nguyên âm để tạo từ, nên bạn chịu khó đọc trại một chút).

Về nguyên tắc, tất cả những động từ quy tắc tận cùng bằng phụ âm có gió, khi chuyển sang thì quá khứ, “ED” được phát âm là “T”, ví dụ stopped (/t/); âm không gió, phát âm là “D”, ví dụ lived (/d/).

“S” hoặc “ES”, được thêm vào danh từ hoặc động từ ngôi thứ 3 số ít, được phát âm là “S” đối với từ tận cùng bằng âm gió, ví dụ thinks (/s/); ngược lại, âm không gió, phát âm là “Z”, ví dụ loves (/z/).

2. Quy tắc nối âm khi phát âm (liaisons)

Đôi khi bạn không thể nghe thấy hay hiểu người nước ngoài nói gì mặc dù câu nói đó bạn đã biết, thậm chí nói hàng chục lần. Đơn giản là vì người bản ngữ nói quá nhanh và thường nối âm. Trong khi người châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng đều không quen với việc đó. Ví dụ bạn đọc “cảm ơn”, chứ không đọc “cảm mơn”, đọc là “im ắng”, chứ không phải “im mắng”,… Và theo thói quen, khi đọc tiếng Anh, bạn cũng sẽ không nối âm. Vậy cùng tìm hiểu xem các nguyên tắc nối âm khi phát âm nhé!

Người nước ngoài thường nối âm khi phát âm và giao tiếp

Người nước ngoài thường nối âm khi phát âm và giao tiếp

Phụ âm đứng trước nguyên âm

Khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm. ví dụ như “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/*). Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “leave (it)” đọc là /li:v vit/; “Middle (East)”, /midl li:st/,… Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los Angeles) bạn phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…

Tuy nhiên trong trường hợp một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at”, bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.

Nguyên âm đứng trước nguyên âm

Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:

  • Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “O”), ví dụ: “OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.
  • Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.

Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…

Phụ âm đứng trước phụ âm 

Khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/. 

Các trường hợp đặc biệt 

  • Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /tò/, vd. not yet /’not tòet/*; picture /’piktòə/.
  • Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd. education /edju:’keiòn/.
  • Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/

Xem thêm: Khoá học phát âm Pronunciation Workshop – chuẩn hoá phát âm, ngữ điệu tại Pasal.

Hy vọng với những chia sẻ của Pasal về những bí quyết về phát âm trên, các bạn sẽ rút cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong việc rèn luyện kĩ năng Speaking. Chúc các bạn may mắn!

Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!

Từ khóa » Jo Phát âm