Quy Tắc Và Cách Phát âm Tiếng Anh 2021 Chi Tiết - IELTS Cấp Tốc

Khác với tiếng Việt, khi học tiếng Anh bạn phải tìm hiểu về phiên âm quốc tế để hiểu rõ cách phát âm tiếng anh. Nguyên âm và phụ âm cấu tạo nên từ vựng sẽ có nhiều cách phát âm tùy thuộc vào chức năng và cách dùng của từ. Nếu bạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc học phát âm tiếng Anh hãy tham khảo bài viết dưới đây của ieltscaptoc.com.vn nhé!

Nội dung chính

  • 1. Tại sao phải học phát âm tiếng Anh?
  • 2. Thế nào là cách phát âm tiếng Anh chuẩn?
  • 3. Các lỗi phát âm người Việt thường hay mắc phải
  • 4. Nên học phát âm Anh – Anh hay Anh – Mỹ?
  • 5. IPA – Công cụ để có phát âm tiếng Anh chuẩn
  • 6. Nguyên âm đơn – Monophthong
  • 7. Nguyên âm đôi – Diphthongs
  • 8. Phụ âm – Consonants
  • 9. Stress (Trọng âm)
  • 10. Intonation (Ngữ điệu)
  • 11. Lưu ý đặc biệt khi học phát âm tiếng Anh

1. Tại sao phải học phát âm tiếng Anh?

Ngày xưa khi mà học tiếng Anh, hẳn bạn sẽ thấy việc đọc tiếng Anh rất khó. Kể cả những câu đơn giản như “Hello, How are you” cũng đã thấy cách đọc khác nhau rồi. Sau đó bạn vô tình nhận ra, nghe tiếng Anh thì bạn cũng không hiểu gì cả, không nghe được vì bộ nhận dạng âm thanh của bạn đang bị sai.

Những quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn nhất
Những quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn nhất

Ví dụ đơn giản

Từ business, lúc đầu mình nghĩ có 3 âm tiết, được đọc là “bi-zi-nít”. Thực tế người anh họ đọc là BIZ-niz: có 2 âm tiết và nhấn vào đầu. Nếu bạn nghe thấy từ này thì bạn sẽ không biết bởi nó chẳng hề nằm trong bộ nhớ âm thanh của bạn. Đó là lý do tại sao những người phát âm “sõi” thì nghe tiếng Anh rất đỉnh.

Trong tiếng Anh có rất nhiều âm mà tiếng Việt không hề có, tiêu biểu như /∫/, /ð/, /θ/…, Kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm…

NHẬP MÃ ICT40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ IELTS

Vui lòng nhập tên của bạn Số điện thoại của bạn không đúng Địa chỉ Email bạn nhập không đúng Đặt hẹn ×

Đăng ký thành công

Đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!

Để gặp tư vấn viên vui lòng click TẠI ĐÂY.

Một câu đơn giản như “What do you want?” trên thực tế sẽ không bao giờ được nói một cách “tử tế” theo kiểu đánh vần thong thả từng từ một, mà sẽ được “biến tấu” đại khái thành “wa-da-ya-want”_nói liền.

Thì đây chính là lý do tại sao cần học phát âm ngay nếu bạn muốn thoát mất gốc. Phát âm chính là phần giải nghĩa âm thanh, là bộ nhận dạng âm thanh của các bạn từ đây về sau. Phát âm tốt cũng đồng nghĩa với việc khả năng nghe của bạn sẽ lên 1 bậc. Sự tự tin với tiếng Anh của bạn cũng cao hơn vì nghe gì cũng hiểu, học từ vựng thì không chỉ nhớ cách viết mà còn nhớ được cách đọc tiếng Anh của nó nữa. Bạn sẽ cảm thấy mình được lắng nghe hơn và dần dần sẽ rất thích, tự tin giao tiếp vì bạn nói đến đâu người ta hiểu đến đó.

Đây là thứ các bạn không thể bỏ qua được khi bắt đầu học tiếng Anh. Và mình đảm bảo rằng là khi mà phát âm chuẩn rồi thì tiếng Anh của bạn sẽ lên rất nhanh.

2. Thế nào là cách phát âm tiếng Anh chuẩn?

Trước khi có thể trả lời sâu hơn về cách phát âm tiếng Anh chuẩn là thế nào, hãy cùng phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm: pronunciation và accent.

2.1. Pronunciation là gì?

Pronunciation là cách chúng ta phát âm các từ vựng. Pronunciation tập trung vào việc phát âm từng âm một: nguyên âm (vowels), phụ âm (consonants), nguyên âm đôi (diphthongs) hay stress (trọng âm).

Ví dụ

Từ finance được phát âm là /ˈfaɪnæns/, faɪˈnæns/ hoặc /fəˈnæns/

Thì finance có trọng âm của 2 cách sau rơi vào âm tiết thứ 2 (second syllable), còn ở cách phát âm đầu tiên trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất (first syllable).

2.2. Accent là gì?

Accent là chất giọng của bạn của bạn khi phát âm. Có thể đó là Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc,…Cũng giống ở Việt Nam có giọng miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền là có giọng đặc trưng riêng: Hà Nội, Huế, Nghệ An,…

Một ví dụ điển hình về accent đó là

Ở đất nước chuột túi Australia, có 3 lớp giọng trong xã hội

  1. Cultivated – được dùng bởi 10% dân số và khá giống giọng Anh – Anh.
  2. Broad – dùng bởi tầng lớp công nhân, nhân viên, những người đi làm và số lượng cũng rơi vào khoảng 10%.
  3. General – được dùng bởi phần đông người dân.

Nếu bạn phát âm theo một accent chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy nể bạn hơn “Ô, bạn nói tiếng Anh xịn quá”.

2.3. Phát âm chuẩn là gì?

Phát âm chuẩn được hiểu là phát âm (pronunciation) đúng từng âm tiết và rõ ràng mà không phụ thuộc vào chất giọng (accent) của bạn như thế nào.

Accent của bạn sẽ giúp việc phát âm của bạn một cách rõ ràng và chính xác.

3. Các lỗi phát âm người Việt thường hay mắc phải

Thật đáng tiếc khi có những bạn khi giao tiếp có ý tưởng hay, lập luận ổn, nhưng tất cả lại chỉ trong phạm vi suy nghĩ mà không thể hiện được cho người đối diện biết chỉ vì phát âm không tự nhiên.

Một số lỗi thường gặp trong cách phát âm của người Việt như sau:

3.1. “Lược bớt” âm cuối

Đây là lỗi gặp nhiều nhất trong cách phát âm tiếng Anh của người Việt. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi tiếng Việt chúng ta nói tự nhiên, không có hiện tượng “bật hơi” các âm cuối. Vì không phát âm âm cuối nên có thể xảy ra các tình huống hiểu lầm tai hại.

Ví dụ với các từ: wife, wine, white bạn sẽ không thể có cùng một cách phát âm giống nhau.

3.2. Không biết cách đọc phiên âm tiếng Anh khi tra từ điển

Đơn giản vì bạn chưa biết và chưa nhớ bảng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA. Có một thực tế rằng, hầu hết khi chúng ta tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn tiểu học, ta thường đọc theo những gì sách dạy và theo hướng dẫn thầy cô nhưng thực tế không biết IPA là gì, không được hướng dẫn cụ thể nó là gì. Điều này gây nên hậu quả đọc tiếng Anh sai mà cũng không hề biết mình đang sai và không biết phải sửa như thế nào?

3.3. Phát âm lẫn lộn giữa các âm tiết

Hệ quả từ việc không nắm rõ về bảng IPA dẫn đến việc cách học phát âm tiếng Anh bị sai lệch các âm tiết. Hoặc đó là bạn “không thể phát âm” chính xác các từ. Dưới đây là một số lỗi điển hình khi người Việt học và luyện phát âm tiếng Anh.

  • Lẫn lộn khi phát âm /z/ và /s/.
  • Lẫn lộn khi phát âm /s/ và /ʃ/. Ví dụ: She sells seashells by the seashore
  • Phát âm sai âm /ð/ thành /z/ hay /d/. Ví dụ: This /ðɪs/
  • Phát âm sai sai /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt. Ví dụ: Thank /θæŋk/
  • Phát âm các âm /ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/. Ví dụ: Television /‘telɪvɪʒn/

3.4. Nhấn sai trọng âm trong từ hoặc trong câu.

Với trọng âm từ: Một từ nhấn sai trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. Bạn không thể phát âm từ bữa tráng miệng dessert thành sa mạc desert được!

Một ví dụ điển hình về việc nhấn trọng âm khiến bạn bấn loạn

  • Photograph
  • Photography
  • Photographer
  • Photographic

Nếu không nắm rõ từng phát âm từng từ thì bạn sẽ bỏ qua việc nhấn trọng âm hoặc nhấn sai khiến người nghe không thể hiểu được.

Với trọng âm câu: Đây được coi là ngữ điệu của câu khi giao tiếp. Người học thường có xu hướng bỏ qua trọng âm câu, nói với giọng “bình bình” mà không tạo điểm nhấn khi nói.

3.5. Nói lưu loát và nói chuẩn

Một số bạn khi học cách phát âm tiếng Anh thường mong muốn mình thật “ngầu” bằng việc bắt chước cách nói y hệt của người bản xứ, khi đó họ có các cách nuốt âm, nối âm,… não bạn sẽ phải xử lý 2 việc cùng 1 lúc: nói sao cho lưu loát và nói chuẩn. Nhưng để đạt được vậy thì bạn phải theo từng bước mà rất khó để thực hiện cùng 1 lúc cả 2.

4. Nên học phát âm Anh – Anh hay Anh – Mỹ?

Khi nhắc tới “phát âm” tiếng Anh, dường như có một vấn đề kinh điển người học rất hay gặp phải. Đó là, nên học phát âm kiểu Anh – Anh (British English) hay Anh – Mỹ (American English)? Có những niềm tin sai lầm cho rằng kỳ thi IELTS hay TOEFL thích một trong hai giọng Anh trên hơn. Điều không khác gì việc chấm điểm tiếng Việt 3 miền Bắc-Trung-Nam xem giọng Việt vùng nào chuẩn hơn, rõ ràng là rất vô lý.

Học phát âm Anh-Anh hay Anh-Mỹ
Học phát âm Anh-Anh hay Anh-Mỹ

Vậy nên bạn chỉ cần xác định là chúng khác biệt như thế nào rồi lựa chọn là được.

4.1. Giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ là gì?

  • Giọng Anh – Mỹ: Là giọng Mỹ phổ thông (General American), là giọng thường hay nghe trên đài, TV show, phim ảnh.

Giọng phổ thông này được coi là quy chuẩn và nhiều người Mỹ cũng nói giọng đó. Tất nhiên mỗi vùng miền có âm địa phương khác nhau nhưng sự khác biệt không đáng kể.

  • Giọng Anh – Anh: Giọng chính thống, giọng BBC, giọng của các tầng lớp trên, và còn được gọi là “Queen’s English”, giọng Nữ Hoàng.

Giọng này chỉ được nói bởi thiểu số người Anh nhưng lại là giọng chúng ta nghe nhiều nhất trên phim ảnh truyền hình, còn lại họ dùng giọng địa phương, khá khó nghe với nhiều người mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh.

4.2. Một số sự khác biệt trong cách phát âm Anh – Anh và Anh – Mỹ

Lược bớt âm tiết trong Anh – Mỹ

Không phải tự nhiên mà người ta gọi dân Mỹ là dân “lười” khi mà trong phát âm, xu hướng của họ là đọc 1 từ sao cho thật nhanh. Chính vì vậy, họ thường lược bỏ các âm tiết. Những chữ như “restaurant”, “chocolate” hay “beautiful”, nếu người Anh tỉ mẩn đọc từng chữ thì người Mỹ ăn bớt âm giữa, là âm không quan trọng thì chữ còn lại có 2 âm.

Cách phát âm âm “t”

Khi Anh – Anh phát âm “t” rõ ràng thì với Anh – Mỹ nếu âm “t” không nằm đầu câu thì hầu hết sẽ biến thành âm “d”. Thay vì nghe là “water” thì mình nghe là “wader”, cách này nếu các bạn nghe và luyện được cách đọc các từ cũng sẽ nhanh hơn

Âm tiết cuối “r”

Đây là một âm đặc trưng của giọng Mỹ. Trong khi người Mỹ phát âm âm “r” hết sức rõ ràng bằng cách uốn lưỡi để tạo độ vồng như trong “car” thì người Anh lại để nó “silent”, không phát âm trừ trường hợp trọng âm rơi vào nó.

Trọng âm

Những từ mượn của Pháp như “garage” thì người Mỹ nhấn âm cuối trong khi người Anh nhấn âm trước đó. Các từ sau nằm trong số này: adult, ballet, baton, beret, bidet, blasé, brevet, brochure, buffet, café, canard, chagrin, chalet, chauffeur, chiffon, cliché, coupé, croissant, debut, décor, detail, détente, flambé, frappé, gourmet, lamé, montage, parquet, pastel, pastille, pâté, précis, sachet, etc.

Đuôi “ile” và đuôi “ine”

Người Anh có xu hướng đọc thành âm “i” thành “aɪ” trong khi người Mỹ đọc âm “i” này thành /ɪl.

Các trường hợp từ kết thúc bằng các hậu tố -ary -ery -ory -bury, -berry, -mony

Trong khi người Mỹ vẫn nhấn vào các âm “a”, “e”, “o” của các hậu tố đó thì người Anh hầu như bỏ qua và chỉ giữ mỗi âm “ry” hay “ny” cuối.

4.3. Vậy lựa chọn học theo cách phát âm tiếng Anh nào?

Câu trả lời thực ra rất đơn giản. Lựa chọn học theo kiểu phát âm nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, chính bản thân bạn! Việc của bạn là tự hỏi và trả lời thật rõ ràng những câu hỏi nhỏ dưới đây

  • Bạn thấy thích chất giọng nào hơn?
  • Giọng nào bạn thấy dễ bắt chước hơn?
  • Các bạn bè của bạn thường sử dụng giọng nào để giao tiếp?
  • Giọng nói nào bạn thường xuyên bắt gặp trong môi trường học tập hay công việc?

Khi đó Anh – Anh hay Anh – Mỹ không còn là câu hỏi mỗi khi bạn lựa chọn học phát âm nữa. Vì mục đích học tiếng Anh là để sử dụng. Dù bạn có nói tiếng Anh nào với giọng phổ thông thì cộng đồng học tiếng Anh sẽ hiểu bạn.

Một số nhận định cảm quan về giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ

Với giọng Anh – Mỹ

  • Nếu bạn nói Anh Mỹ, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
  • Có nhiều lựa chọn về phim ảnh, game show và các chương trình truyền hình thực tế hơn để học tiếng Anh. Ngành truyền thông của Mỹ sản xuất ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn, vui nhộn, lý thú hơn.
  • Các tài liệu trên mạng nhiều giọng Anh Mỹ hơn (Ví dụ điển hình là Youtube)
  • Có gần 10 lần số người nói giọng Anh Mỹ hơn giọng Anh Anh. Khi bắt gặp 1 người học tiếng Anh, khả năng rất cao là người ta nói Anh Mỹ chứ không phải Anh Anh.
  • Người Anh có thái độ bình thường với những người nói Anh Mỹ.

Với giọng Anh – Anh

  • Nếu bạn nói Anh Anh, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
  • Các từ điển Anh-Anh luôn chính xác và học thuật hơn là các từ điển Anh-Mỹ
  • Những người nói tiếng Anh Anh thường được cho là rất thông minh, có nền tảng giáo dục rất cao và nhiều đức tính tốt khác.

Những bài viết đáng chú ý

  • Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) – Cách dùng, Công Thức và Bài Tập ứng dụng
  • Full công thức & Dùng Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous)
  • Những dấu hiệu nhận biết thì Tương lai đơn – Simple future tense

5. IPA – Công cụ để có phát âm tiếng Anh chuẩn

Bài hát ABC Song có thể thể bạn đã rất quen khi mới bắt đầu học tiếng Anh. Ở đó giới thiệu 24 chữ cái tiếng Anh. Đây chỉ là mặt chữ, thực tế cách luyện phát âm tiếng Anh lại dựa vào bảng ký hiệu phiên âm quốc tế – IPA.

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

IPA là hệ thống là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi Fonètik Tîtcez’ Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.

5.1. Tại sao cần học bảng IPA?

Trong tiếng Anh, bảng phiên âm hoàn toàn khác với bảng chữ cái, do đó do đó nhìn vào chữ viết thôi thì chúng ta sẽ không thể phát âm chính xác từng âm tiết được. Để đọc chuẩn các từ tiếng Anh chúng ta phải học bảng ký tự phiên âm của nó, sau đó nhìn vào phiên âm tiếng Anh của nó trong từ điển để phát âm chuẩn xác, về sau trong quá trình giao tiếp nhiều chúng ta sẽ tự nhớ phát âm của chữ viết mà không cần tra từ điển nữa.

Với kỹ năng nghe

Khi bạn viết các âm đó được tạo ra như thế nào, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra chúng khi nghe. Ví dụ nếu bạn biết về IPA, khi ai đó nói rằng /ɪˈstæblɪʃ/ thì bạn sẽ biết từ này là establish. Sau đó tra từ điển, bạn hoàn toàn hiểu nghĩa của từ.

Với kỹ năng nói

Khi đã nắm rõ các âm trong IPA thì bạn mới có thể nói chuẩn 1 từ, đồng thời người nghe cũng sẽ hiểu bạn nói gì.

5.2. Các thành phần trong bảng IPA

Bảng phiên âm IPA tiếng Anh có chứa 44 âm (sounds), trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Trong nguyên âm có 12 nguyên âm đôi (monophthongs) và 8 phụ âm (diphthongs. Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ. Mỗi từ sẽ có trọng âm từ tương ứng.

6. Nguyên âm đơn – Monophthong

6.1. Khái niệm nguyên âm

Nguyên âm được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc có thể đứng kèm các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

6.2. Các nguyên âm chính trong hệ thống tiếng Anh (Anh – Mỹ)

Vị trí của lưỡi (tongue position)

Dựa theo vị trí đặt lưỡi khi phát âm, chúng ta chia các nguyên âm ra thành trước (front), giữa (middle) và sau (back). Ví dụ, /i/ là một nguyên âm trước vì phần trước của lưỡi sẽ đi lên phần trước của miệng khi phát âm, còn /u/ là nguyên âm sau vì phần sau của lưỡi sẽ đi lên nhưng hướng về phía sau của miệng.

Cách phát âm nguyên âm ngắn
Cách phát âm nguyên âm ngắn

Chúng ta cũng chia nguyên âm thành nguyên âm cao (high) và nguyên âm thấp (low). Ở các nguyên âm cao, lưỡi bạn sẽ đẩy lên cao gần khoang miệng như trong âm /i/, và ngược lại ở các nguyên âm thấp, lưỡi lại dẹt xuống phía dưới của khoang miệng, như khi bạn phát âm /ae/.

Độ tròn môi (lip shape)

Môi được coi là trong nếu khi phát âm vùng miệng tạo hình chữ O, còn lại sẽ là căng (không tròn).

  • Các nguyên âm trước và giữa luôn không tròn môi.
  • Các nguyên âm sau /uː/, /ʊ/, /ɔː/ thì tròn môi (/ɑː/ và /ɒ/ không tròn môi).

Độ căng của cơ miệng

Độ căng này chỉ tới mức độ căng và dãn của cơ quanh miệng khi bạn phát ra các nguyên âm.

  • Nguyên âm căng (được tạo do cơ căng nhiều): /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/. Độ dài nguyên âm căng có thể thay đổi và thường dài hơn nguyên âm giãn.
  • Nguyên âm giãn (được tạo do cơ căng ít): /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/. Nguyên âm giãn thì luôn luôn ngắn.

Từ đó, ta cũng có sự phân chia các nguyên âm đơn trong tiếng Anh thành nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Nguyên âm dài thường có được phát âm dài hơi hơn, nhấn mạnh hơn và rõ ràng hơn so với những nguyên âm ngắn.

6.3. Chi tiết cách phát âm các nguyên âm đơn ngắn.

Nguyên âm /i/

Lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm kéo dài hơn so với nguyên âm ngắn. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm /i/

Nguyên âm ngắn /e/ hay /ɛ/

Phát âm giống âm /i/ nhưng quãng giữa môi trên và môi dưới rộng hơn cùng với vị trí lưỡi thấp hơn một chút.

Nguyên âm ngắn /æ/

Để phát âm được nguyên âm này, bạn cần đặt lưỡi của mình ở vị trí thấp, mở rộng miệng và chuyện động lưỡi theo hướng đi xuống. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm /æ/

Nguyên âm ngắn /ʌ/

Bạn hãy mở miệng rộng bằng một nửa và đưa lưỡi về phía sau so với khi phát âm nguyên âm /æ/.

Nguyên âm ngắn /ʊ/

Bạn di chuyển lưỡi về phía sau, đặt môi tròn và mở hẹp. Cùng xem hình ảnh khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh âm /ʊ/

Nguyên âm ngắn /ɒ/ hay /ɔ/

Đối với nguyên âm này có vị trí ở giữa âm nửa môi và âm mở đối với vị trí của lưỡi, khi phát âm thì tròn môi để có được cách đọc tiếng Anh chuẩn xác nhất.

6.4. Chi tiết cách phát âm các nguyên âm đơn ngắn.

Nguyên âm /i:/

Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm rất ngắn.

Nguyên âm dài /ɑː/

Bạn mở miệng vừa phải( không quá rộng hay quá hẹp), sau đó đưa lưỡi xuống thấp và hơi về phía sau một chút.

Nguyên âm dài /ɔː/

Bạn điều khiển lưỡi của mình di chuyển về phía sau, đồng thời hơi nâng phần lưỡi phía sau lên, môi tròn và mở rộng.

Nguyên âm dài /ɜ:/

Đối với nguyên âm dài này, khi phát âm bạn hãy đặt vị trí lưỡi thấp, mở miệng vừa, vị trí lưỡi thấp.

Nguyên âm dài /u:/

Bạn hãy đặt môi mở nhỏ, tròn và đưa lưỡi về phía sau so với âm /ʊ/.

7. Nguyên âm đôi – Diphthongs

Nguyên âm đôi là sự kết hợp của 2 nguyên âm đơn với nhau trong cùng một âm tiết.

Cách phát âm nguyên âm đôi
Cách phát âm nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi được chia thành 3 nhóm

  • Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/ như trong “fear”, /eə/ như trong “chair” , /ʊə/ trong “sure”.
  • Nhóm tận cùng là ɪ:/eɪ/ trong “play”, /ai/ trong “life”, /ɔɪ/ trong “choice”.
  • Nhóm tận cùng là ʊ:/əʊ/ trong “low”, /aʊ/ trong “now”.

Trong nguyên âm đôi, âm đầu tiên là âm chính và âm thứ hai là âm khép miệng, chứ không hoàn toàn là phát từng âm đơn riêng lẻ.

8. Phụ âm – Consonants

8.1. Khái niệm

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói khi phối hợp với nguyên âm.

8.2. Phân loại các phụ âm

Phân theo cách thức phát âm (dựa vào hơi thở)

Tên âmCách phát âmPhát âm
Âm bật hơi Trong quá trình tạo các âm, dòng hơi từ phổi hoàn toàn bị chặn ở một số nơi, sau đó được bật ra/p/, /b/, /t/, /d/, /k/, và /g/
Âm tắtDòng hơi bị đè nén, nhưng không hoàn toàn bị chặn/f/, /v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/,/ʃ/, /ʒ/ và /h/.
Âm xátCác âm này bắt đầu được tạo giống như các âm bật hơi, với việc chặn hoàn toàn dòng hơi hoặc đóng vùng thanh âm, và kết thúc với dòng hơi bị chặn như các âm tắt/t̬ʃ/ và /dʒ/.
Âm mũiÂm mũi là âm được tạo với dòng hơi thoátqua mũi/m/, /n/, và /ŋ/.
Âm bênÂm bên cho phép dòng hơi thoát ra hai bên cạnh lưỡi/l/
Âm tiếp cận (Bán nguyên âm)Trong việc tạo âm tiếp cận, một cơ quan cấu âm áp sát cơ quan khác, nhưngvùng thanh âm không bị thu hẹp để tạo dòng hơi xoáy/j/, /w/ và /r/

Phân theo vị trí phát âm (bên trong miệng hoặc họng)

Âm Cách phát âm Phát âm
Âm đôi môiMôi trên và môi dưới tiếp cận hoặc chạm nhau/p/, /b/, /m/, /w/
Âm lưỡi răngMôi dưới tiếp cận hoặc chạm răng trên/f/, /v/
Âm răng/ Giữa răngĐầu lưỡi đưa vào giữa răng trên và răng dưới/θ/, /ð/
Âm lợiĐầu lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm lợi phía sau răng hàm cửa trên/t/ – /d/, /s/ – /z/, /n/, /l/, /r/
Âm gạc lợi (hoặc sau lợi)Đầu lưỡi hoặc thân lưỡi chạm vào vị trí giữa vòm lợi và gạc cứng/ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/
Âm gạcThân lưỡi tiếp cận hoặc chạm vào gạc cứng/j/
Âm vòm mềmThân lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm mềm/k/, /ɡ/, /ŋ/
Âm hầu (thanh quản)Không gian giữa hai dây thanh/h/

Tổ hợp phụ âm (Consonant Clusters)

Trong tiếng Anh, tổ hợp phụ âm là một nhóm (gồm một hoặc nhiều hơn hai) phụ âm đứng liền nhau trong một từ, không bị ngắt, tách hay xen giữa bởi nguyên âm khi phát âm.Tổ hợp phụ âm thường gây khó khăn cho nhiều bạn khi học tiếng Anh vì chúng không hề tồn tại trong ngôn ngữ của chúng ta.

Tổ hợp phụ âm
Tổ hợp phụ âm

Các tổ hợp phụ âm có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong một từ

  • Vị trí đầu (initial clusters): freedom /ˈfriːdəm/, green /ɡriːn/
  • Vị trí giữa (medial clusters): offspring /ˈɒfsprɪŋ/, enclose /ɪnˈkləʊz/
  • Vị trí cuối (final clusters): collect /kəˈlekt/, adapt /əˈdæpt/

9. Stress (Trọng âm)

9.1. Khái niệm Stress là gì?

Trọng âm (Stress) là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.

Cần phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. Trọng âm của từ sẽ được ký hiệu bằng dấu trọng âm (stress mark) là dấu (‘)

9.2. Nguyên tắc thêm trọng âm.

Nguyên tắc trọng âm có rất nhiều, dưới đây xin chỉ được liệt kê ra 5 nguyên tắc chính mà ai học phát âm tiếng Anh cũng nên “nằm lòng”.

Cách đánh trọng âm trong tiếng Anh
Cách đánh trọng âm trong tiếng Anh

Dưới đây là nguyên tắc thêm trọng âm cụ thể và đi kèm ví dụ cho mọi người tham khảo.

Nguyên tắc 1: Với từ chỉ có 2 âm tiết (two syllable words)

  • Với danh từ/ tính từ: nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ

Student /’stju:dənt/: học sinh

Table /’teibl/: Cái bàn

Sticker /’stikə/: nhãn dán

Ngoại trừ

Machine /mə’ʃi:n/: máy móc

Event /i’vent/: sự kiện

  • Động từ: nhấn vào âm tiết thứ hai

Ví dụ

Admit /əd’mit/: Thừa nhận

Intent /in’tent/: ý định

Construct /kən’strʌkt/: xây dựng

  • Với động từ kết thúc bằng đuôi ow, en, y, el, er, le, ish: Nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ

Open /’oupən/: mở cửa

Follow /’fɔlou/: theo dõi

Hurry /’hʌri/: nhanh chóng

Nguyên tắc 2: Từ có 3 âm tiết trở lên: Nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối trở lên.

Ví dụ

Celebrate /’selibretid/: kỷ niệm

Curriculum /kə’rikjuləm/: vật hình chữ L

Unify /’ju:nifai/: thống nhất

Ngoại trừ

Develop /di’veləp/: phát triển

Imagine /i’mædʤin/: tưởng tượng

Banana /bə’nɑ:nə/: quả chuối

Nguyên tắc 3: Với các trường hợp có hậu tố (suffixes)

  • Nhấn trọng âm trước C-I-V (consonant-I-vowel)

Ví dụ

Religious /ri’lidʤəs/: chu đáo

Physician /fi’ziʃ:n/: thầy thuốc

  • Nhấn trọng âm trước ic

Ví dụ

Titanic /tai’tænik/: to lớn

Pacific /pə’sifik/: thái bình

Ngoại trừ

Rhetoric /’retərik/: thuật hùng biện

Lunatic /’lu:nətik/: người mất trí

  • Nhấn trọng âm chính những âm tiết kết thúc bởi: ade, oo, oon, ee, een, eer, ese, ise, ize, aire, self

Ví dụ

Millionaire /,miljə’neə/: triệu phú

Cocoon /kə’ku:n/: làm kén

  • Nhấn trọng âm trước tion, tal

Ví dụ

Tradition /trə’diʃn/: truyền thống

Continental /,kɔnti’nentl/: lục địa

Nguyên tắc 4: Với các cụm từ (phrases)

  • Cụm danh từ (noun phrases)

WH – to inf ; whether/if – to V; gerund + O: Nhấn trọng âm vào từ cuối cùng

Ví dụ: what to do, learning english…

Danh từ ghép: Danh từ + tính từ: Trọng âm ở danh từ

Ví dụ: a handsome and good man…

  • Cụm tính từ/ trạng từ (adj / adv phrases): (thường) nhấn vào từ cuối cùng

Ví dụ: the book on the table, the girl standing over there, in the morning, by car…

Nguyên tắc 5: Nhấn trọng âm trong một câu (within sentences)

Khi nói một câu hoàn chỉnh, bạn nên để ý nhấn trọng âm vào một số vị trí sau nhằm giúp câu nói nghe được tự nhiên nhất và dễ hiểu với người bản ngữ nhất. Đó là:

  • Verbs: nhấn vào động từ cuối cùng
  • Nouns: nhấn vào danh từ cuối cùng
  • Adv: thường nhấn vào trạng từ để tạo sắc thái cho câu
  • Before commas: đặt trọng âm trước các dấu phẩy trước khi bạn tạm nghỉ/ ngắt câu nói của mình
  • On reflexive pronouns: nhấn ở các đại từ phản thân

Ví dụ

I go to school and learn English

I do it myself

10. Intonation (Ngữ điệu)

10.1. Ngữ điệu là gì?

Intonation (Ngữ điệu) được mệnh danh là “the melody of language” tức là giai điệu của ngôn từ. Bởi intonation giúp người ta khi nói có thể nâng lên hạ xuống tone giọng của mình, tạo sự uyển chuyển trong lời nói và hỗ trợ trong việc thể hiện cả ẩn ý hay cảm xúc của người nói.

Ngữ điệu trong tiếng Anh
Ngữ điệu trong tiếng Anh

Nếu lời bạn nói có được ngữ điệu tốt thì chắc chắn ý tứ bạn muốn truyền đạt sẽ mạnh mẽ và thú vị hơn nhiều đấy. Có 4 ngữ điệu chính trong cách học phát âm tiếng Anh như sau

10.2. Ngữ điệu trầm (Falling Intonation)

Đây là ngữ điệu bạn sẽ hạ giọng ở cuối câu. Một số trường hợp sau bạn sẽ dùng ngữ điệu trầm.

  • Kết thúc một câu trần thuật: Ví dụ: Have a nice day.
  • Cuối câu hỏi với các từ để hỏi như where, what, why, when, how, who: Ví dụ: What’s his name? Why did you leave? How are you doing?

10.3. Ngữ điệu bổng/ cao (Rising Intonation)

Bạn thường nâng giọng điệu lên ở những câu hỏi yes/no. So sánh với việc hỏi những câu “When did you leave?” thì cách hỏi “Did you leave?” không thể để đoạn cuối câu trầm xuống được.

Ví dụ

  • Do they know about it?
  • Can you call me tomorrow?
  • Is it good?
  • Really?

10.4. Ngữ điệu kéo dài (Non-final Intonation)

Với việc sử dụng ngữ điệu kéo dài như không có hồi kết cho câu, việc nâng hay hạ giọng diễn ra một cách tự nhiên ở đoạn giữa của câu, và đoạn cuối cùng thường được kéo dài ra hơn một chút…Một số trường hợp sử dụng ngữ điệu kéo dài:

  • Suy nghĩ chưa kết thúc: Ex: “When I saw him…” hay “If I were a doctor…”
  • Dùng với những từ mang tính chất giới thiệu ý mới: Ex: actually, by the way…
  • Khi có một loạt các từ được liệt kê: Ex: I like football, basketball, tennis, and golf.

10.5. Ngữ điệu dao động (Wavering Intonation)

Ngữ điệu kiểu này thường được dùng để biểu đạt những cảm xúc hay thái độ cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể, ví dụ: tức giận, ngạc nhiên, bối rối, tiếc nuối… Việc nâng hay hạ giọng vì thế cũng nhịp nhàng thay đổi giữa các từ của câu.

Thử nói câu “Thanks a lot” với những sắc thái khác nhau nhé:

  • Trong tình huống thông thường
  • Lúc bạn cực kỳ hạnh phúc vì được giúp đỡ
  • Khi bạn đang có ý mỉa mai

11. Lưu ý đặc biệt khi học phát âm tiếng Anh

Khi học phát âm, bạn sẽ không phát âm theo cách từng từ riêng lẻ, tách rời từng từ trong câu. Ngoài ngữ điệu, bạn sẽ thấy để đạt được sự trôi chảy trong phát âm là nối âm. Nối âm giữa các từ trong câu để tạo được sự nhịp nhàng và trôi chảy trong lời nói.

Lưu ý khi phát âm tiếng Anh
Lưu ý khi phát âm tiếng Anh

Tuy nhiên, chớ nhầm việc này với cách bạn cố ý nói “nhanh”. Bạn không cần phải nói nhanh, người bản ngữ khi nói cũng vậy. Họ nối âm mà không cần nói nhanh, nhưng vẫn tạo được sự liền mạch trong lời nói của mình. Điều cần chú ý là bạn nên nhấn mạnh vào những từ chủ đề vì việc này phần nào sẽ giúp bạn chậm lại ở những phần khác trong câu “đúng chỗ một cách tự nhiên”. Các quy tắc nối âm bao gồm:

11.1. Liên kết phụ âm với nguyên âm

Nếu từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm thì khi phát âm sẽ được nối âm từ trước đó, lúc này cách phát âm sẽ giống như từ thứ 2 đó bắt đầu bằng phụ âm.

Ví dụ: Come in, I like it, get up late,…

11.2. Liên kết phụ âm với cùng phụ âm

Khi một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu trùng với phụ âm trước đó thì chỉ phát âm 1 phụ âm. Đồng thời không tạo đi ngắt khi phát âm giữa 2 từ, nhưng sẽ nhấn mạnh hơn với phụ âm đó.

Ví dụ: She speaks Spanish => She speak Spanish

Well lit => Well it

Black cat => Black at

11.3. Phát âm khi phụ âm nối với phụ âm

Khi một từ kết thúc bằng phụ âm, ngay sau đó là một phụ âm khác thì sẽ không có nhịp dừng giữa 2 phụ âm đó. Nếu bạn tạo điểm dừng, vô tình sẽ có thêm 1 âm tiết phụ được chèn vào giữa và làm thay đổi cách phát âm, tạo thay đổi nghĩa.

Ví dụ: Đảm bảo bằng bạn phát âm good time không thành good a time, help me không thành help a me

11.4. Liên kết giữa nguyên âm với nguyên âm

Khi một từ kết thúc bằng nguyên âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm, chúng ta sẽ không có nhịp nghỉ giữa các từ. Khi đó sẽ chèn một âm tiết ngắn là /w/ vào giữa 2 nguyên âm nếu nguyên âm sau bắt đầu bằng /ʊ/ và /oʊ/; chèn âm tiết /y/ ngắn nếu sau đó là nguyên âm /ei/ /i/ và /ai/

Ví dụ: Go out => Go wout

They are => They yare

11.5. Cắt giảm đại từ của câu.

Ở phần trọng âm chúng ta đã biết rằng các đại từ thường không được nhấn mạnh. Ví dụ: chữ “h” thường bị “câm” trong những đại từ như he, him, his, her, hay hers, đặc biệt là khi những đại từ đó không phải từ đầu tiên của một câu. Tương tự với “th” trong them.

Ví dụ:

  • I love her => “I lover”
  • I knew her => “I newer”
  • Did he => “didee”
  • Has he => “hazee”

Có rất nhiều từ hay cách nói có sự khác nhau trong văn cảnh đời thường (casual) với tình huống trang trọng (formal). Bạn cũng nên lưu ý điều này khi học và luyện phát âm tiếng Anh cũng như sử dụng phát âm sao cho phù hợp hoàn cảnh.

11.6. Một số nguyên tắc rút gọn khác

Bảng dưới đây tổng hợp một số nguyên tắc rút gọn được dùng rất thường xuyên trong văn nói (giao tiếp đời thường) bạn có thể tham khảo.

Careful Speech Formal(trang trọng)Relaxed Speech Informal(ít trang trọng hơn)Examples
you yaI’ll call ya.See ya.
because ‘cuz I did it ‘cuz I wanted to.I’m tired ‘cuz I worked all day.
I don’t know I dunno I dunno why.I dunno what to do.
let me lemmeLemme do it.Lemme help you.Lemme talk to him.
give me gimmeGimme a call.Gimme a break!Can you gimme a minute?
did you…? jooJoo call me?Why joo do it?Joo go out last night?
do you want to…? wanna…?Wanna go out?Wanna dance?What do you wanna do?
have got to… gotta… I gotta go.You gotta do it.
should’vewould’vecould’vemust’veshouldawouldacouldamustaYou shoulda told me.It woulda been nice.We coulda come.You musta seen it.
shouldn’t have wouldn’t havecouldn’t haveshouldnawouldnacouldnaYou shouldna done that.I woundna known.It couldna happened.
going to gonnaI’m gonna go.It’s gonna rain.What are you gonna do?
what do you…? wadda you…?Whadda you want?Whadda you doing?Whadda you think?
a lot of a lotta That’s a lotta money.I’ve got a lotta friends.
kind of kinda It’s kinda hot.What kinda car is that?
out of addaGet adda here.I’m adda money.You’re adda your mind.nghĩa là: You’re crazy.
go to goddu I go to work. Let’s go to a concert.
yesyeahyupYeah. It’s good.Yup. I did it.
no nopeNope. I’m not going.Nope. That’s not right.
-ing in’ What are you doin’?Nothin’ much.

Trên đây là tổng hợp những quy tắc và cách phát âm tiếng Anh đầy đủ và chi tiết nhất. Ieltscaptoc.com.vn hi vọng những thông tin về bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ với mẹo, cách phát âm chuẩn, các bạn lưu về học nhé. Nếu có gì khó khăn, hãy cmt để được chia sẻ giải đáp nha!

Từ khóa » Các Loại Phát âm Tiếng Anh