Quy Tắc Xuất Xứ Và Hướng Dẫn Làm C/O Mẫu RCEP
Có thể bạn quan tâm
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Hướng dẫn về C/O form RCEP, chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.10/4/2021 17 Comments MẪU C/O FORM RCEP XUẤT KHẨU VÀ MẪU TỜ KHAI BỔ SUNG C/O (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP) DANH MỤC THÔNG TIN TỐI THIỂU CỦA CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày18 tháng 02 năm 2022của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP) ___________________ 1. C/O Rcep gồm các thông tin tối thiểu sau: a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu. b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết). c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng. d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số). đ) Số tham chiếu. e) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa. g) Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. h) Xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp C/O rằng hàng hóa đáp ứng các quy định tại Thông tư này được cấp trên chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O. i) Nước xuất xứ RCEP. k) Thông tin xác nhận lô hàng bao gồm số hóa đơn, ngày khởi hành, tên tàu hoặc số chuyến bay, cảng dỡ hàng. l) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực. m) Số lượng hàng hóa. n) Trường hợp cấp C/O giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu. 2. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm các thông tin tối thiểu sau đây: a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu. b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết). c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng. d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số). đ) Trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện, ghi mã số hoặc mã số nhận diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. e) Số tham chiếu. g) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa. h) Chứng nhận của người được ủy quyền ký rằng hàng hóa đáp ứng các quy địnhtại Thông tư này. i) Nước xuất xứ RCEP. k) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực. l) Số lượng hàng hóa. m) Trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu ban đầu, và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu. Hướng dẫn khai báo hồ sơ C/O form RCEP trên hệ thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử ECOSYS. Điểm mới về C/O mẫu RCEP - Cách xác định nước xuất xứ khi áp dụng khác biệt thuế - Một số vấn đề cần lưu ý trong QTXX của RCEP. (Để thực thi RCEP, Bộ Công Thương đã soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiện đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Bộ Công Thương cho biết, sau tám năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu khởi xướng đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ngày 15/11/2020, 10 quốc gia ASEAN và 5 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) chính thức ký kết RCEP. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa tích cực, tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn, là thông điệp tích cực về sự ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Đặc biệt, việc ký kết và thực thi Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế khu vực sau đại dịch COVID-19. RCEP sẽ tiến tới loại bỏ khoảng 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia. RCEP dự kiến sẽ có hiệu lực trước cuối năm 2021. Để thực thi RCEP, Bộ Công Thương đã soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Dự thảo nêu rõ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành bởi tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP bằng bản viết hoặc điện tử cho tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu theo quy định nội luật của nước thành viên xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải: a) có một mẫu chung được thống nhất bởi các nước thành viên; b) có số tham chiếu cụ thể; c) thể hiện bằng tiếng Anh; d) có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu có thể bằng tay hoặc bằng điện tử. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành. Về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, dự thảo quy định, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra, xác minh theo những phương thức như sau: (a) gửi thư đề nghị yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin; (b) gửi thư đề nghị yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin; (c) gửi thư đề nghị cho tổ chức cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin; (d) kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu bằng việc quan sát quá trình sản xuất sản phẩm và kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng hóa bao gồm các dữ liệu kế toán; (đ) bất kỳ cơ chế mà các nước thành viên thoả thuận. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh. Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép thông quan hàng hóa nhưng có thể yêu cầu việc thông quan cần tuân thủ theo quy định nội luật. Link tải Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Link tải Phụ lục I QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG theo dự thảo thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP. 1. Ban hành kèm theo DỰ THẢO Thông tư Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực các Phụ lục: a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng. b) Phụ lục II: Danh sách thông tin tối thiểu của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu và cập nhật các mẫu con dấu này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. 3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này. ---------------------------- Chú ý Tiêu chí Xuất xứ CR (Chemical Reaction Origin Rule) khi làm C/O form RCEP. Tiêu chí xuất xứ CR là gì? là phản ứng hóa học. Bất kỳ hàng hóa áp dụng phản ứng hóa học đều được coi là có xuất xứ nếu phản ứng hóa học diễn ra tại nước thành viên đó. Phản ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) dẫn tới việc sinh ra một phân tử có cấu trúc mới bằng việc phá vỡ các liên kết nội phân tử và tạo nên các liên kết nội phân tử mới, hoặc bằng việc thay đổi mạng không gian nguyên tử. Các công đoạn dưới đây không được coi là phản ứng hóa học: i) hòa tan vào nước hoặc các dung môi khác; ii) khử các dung môi bao gồm cả việc khử nước; iii) thêm nước vào hoặc loại bỏ nước ra khỏi các chất kết tinh. ---------------------------- Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP được thể hiện ở Chương 3. Trong đó có những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong các trường hợp sau đây: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi tổ chức cấp theo quy định tại Điều 3.17 (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa); Chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3.18 (Khai báo xuất xứ); hoặc Chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3.18 (Khai báo xuất xứ) và khoản 2, khoản 3, dựa trên các thông tin chứng minh rằng hàng hóa có xuất xứ. Úc, Bờ-ru-nây, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Niu Di-lân, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam bắt đầu triển khai thực hiện điểm c khoản 1 Điều này không quá 10 năm sau ngày thực thi Hiệp định này. Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma bắt đầu triển khai thực hiện điểm c khoản 1 không quá 20 năm sau ngày thực thi Hiệp định này. Bất kể khoản 2 Điều này, một nước thành viên có thể gia hạn thời gian thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 không quá 10 năm và thông báo qua Ủy ban hàng hóa về quyết định đó. Các nước thành viên bắt đầu tiến hành rà soát điều khoản này vào ngày Hiệp định có hiệu lực đối với các nước thành viên đã ký kết. Việc rà soát sẽ hướng đến mở rộng cơ chế nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các nước thành viên sẽ kết luận trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu rà soát, trừ khi các nước thành viên có thỏa thuận khác4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải: Được viết hoặc bất kỳ phương tiện nào khác bao gồm hình thức điện tử và phải thông báo cho nước thành viên nhập khẩu; Chỉ ra rằng hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Chương này; và Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục 3B (Danh mục các thông tin tối thiểu). Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành bởi tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng bản viết hoặc điện tử cho tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu theo quy định nội luật của nước thành viên xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải: Có một mẫu chung được thống nhất bởi các nước thành viên; Có số tham chiếu cụ thể; Thể hiện bằng tiếng Anh; và Có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu có thể bằng tay hoặc bằng điện tử. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể: Thể hiện hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng; hoặc Bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ tương ứng. Trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chứa thông tin không chính xác, tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu có thể: Phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới và vô hiệu lực Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu; hoặc Thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gốc bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được xác nhận bởi tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu. Mỗi nước thành viên phải cung cấp tên, địa chỉ, mẫu chữ ký và mẫu con dấu của tổ chức cấp cho các nước thành viên khác. Các thông tin này gửi thông qua Ban Thư ký RCEP theo quy định tại điểm (i) khoản 1 Điều 18.3 (Chức năng của Ủy ban RCEP) (sau đây gọi là Ban Thư ký RCEP). Bất kỳ sự thay đổi nào phải được thông báo ngay lập tức qua Ban Thư ký RCEP. Các nước thành viên nỗ lực xây dựng trang điện tử để thể hiện các thông tin này trong vòng 3 năm và cho phép các nước thành viên khác truy cập vào. Bất kể khoản 6 Điều này, một nước thành viên không cần thiết phải cung cấp mẫu chữ ký và con dấu qua Ban Thư ký RCEP nếu nước thành viên đó có trang điện tử bảo mật riêng, bao gồm các thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như HS, mô tả hàng hóa, số lượng, ngày phát hành, tên nhà xuất khẩu và cho phép các nước thành viên khác truy cập vào. Các nước thành viên sẽ rà soát yêu cầu cung cấp mẫu chữ ký của tổ chức cấp trong vòng 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với tất các nước. Trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp tại thời điểm giao hàng do một số lỗi phát sinh hoặc theo quy định tại điểm a khoản 5, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể được cấp sau nhưng không quá một năm kể từ ngày giao hàng. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải thể hiện dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”. Trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản đến tổ chức cấp bản sao chứng thực của bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bản sao phải: Được phát hành không quá một năm kể từ ngày phát hành bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Dựa trên đơn đề nghị cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Bao gồm các thông tin về số tham chiếu và ngày phát hành tương tự như bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; và Ghi dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”. Khai báo xuất xứ hàng hóa Chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 3.16 (Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa) được phát hành bởi: Nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3.21 (Nhà xuất khẩu đủ điều kiện); hoặc Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3.16 (Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa). Chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa phải: Được phát hành dựa trên các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục 3B (Danh mục các thông tin tối thiểu); Thể hiện bằng tiếng Anh; Thể hiện tên và chữ ký của người ký; và Thể hiện ngày phát hành Chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa. Mời tham khảo: - Thông tư số 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. - HƯỚNG DẪN QUY TẮC XUẤT XỨ LÀM C/O FORM EUR.1 UK ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN. - HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU AHK HÀNG XUẤT KHẨU ĐI HONGKONG áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AHKFTA. - Giải thích các tiêu chí xuất xứ WO.PE. RVC. CTC. CC. CTH. CTHS. SP. PSRs, CR... trên C/O theo các FTAs. 17 Comments VietXnk 10/5/2021 20:31:57Tài liệu tập huấn: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam. - Bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới & Việt Nam; Dự báo những xu hướng mới về hợp tác thương mại đầu tư quốc tế. - Những nội dung chính của Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại và đầu tư. - Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Trình bày: Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hơp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4333713166705903 Reply Dân Xuất Nhập Khẩu - Logistics 10/5/2021 20:35:23Tài liệu tập huấn: Hiệp định RCEP: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp. - Tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. - Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định RCEP. - Những gợi ý giúp doanh nghiệp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong tranh chấp thương mại quốc tế. Trình bày: LS. Bùi Văn Thành - Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, Thành viên Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4333721870038366/ Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu. 10/5/2021 20:53:20Tài liệu tập huấn: Vận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định RCEP & các nội dung cần lưu ý. - Quy tắc xuất xứ hàng hoá – Điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định RCEP. - Những nội dung cần lưu ý khi thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP đối với một số ngành hàng. Trình bày: Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực TP.Hồ Chí Minh, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4333717846705435/ Reply Vietxnk 10/14/2021 10:13:04Brunei là nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), sau Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Campuchia. Ngày 12/10, Brunei đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Thông cáo báo chí của Bộ Tài chinh và Kinh tế Brunei (MoFE) nêu rõ: "Việc Brunei phê chuẩn kịp thời RCEP, thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, là dấu hiệu cho thấy cam kết mạnh mẽ của chúng tôi ủng hộ những nỗ lực phục hồi sau đại dịch của khu vực, tăng cường liên kết về kinh tế và thương mại, tạo cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh cũng như ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương tự do, mở và dựa trên luật lệ." Như vậy, Brunei là nước thứ 6 phê chuẩn RCEP. Trước đó, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Campuchia đã phê chuẩn hiệp định này. RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 1/3 dân số toàn cầu, tương đương với khoảng 2,2 tỷ người. 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký Hiệp định RCEP vào tháng 11/2020. Để hiệp định có hiệu lực cần có sự phê chuẩn của ít nhất 9 quốc gia (gồm tối thiểu 6 nước thành viên ASEAN và 3 quốc gia ngoài ASEAN). Các quốc gia thành viên RCEP đều bày tỏ quyết tâm phê chuẩn hiệp định này trước cuối năm nay để hiệp định có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 theo mục tiêu đã đề ra. Reply Vietxnk 11/4/2021 09:46:19Hiệp định RCEP tiến tới có hiệu lực ngày 1/1/2022 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - một hiệp định thương mại lớn gồm các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand đang tiến tới có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, theo thông báo từ Chính phủ Australia. Australia và New Zealand là 2 nước vừa phê chuẩn hiệp định này và hoàn tất quá trình gia nhập. RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 6 trên 10 quốc gia ASEAN và 3 trên 5 nước đối tác phê chuẩn hiệp định và nộp bản lưu chiểu cho ASEAN, hiện đóng vai trò là ban thư ký của khối thương mại này. Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cùng Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Dan Tehan cho biết trong một tuyên bố chung ngày 2/11 rằng các yêu cầu của họ đã được đáp ứng, vì vậy, hiệp định này đã được thông qua. Tuyên bố khẳng định, Hiệp định sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Australia với các quốc gia thành viên ASEAN và cũng là tín hiệu cho thấy sự ủng hộ của Australia đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. RCEP là hiệp định cho phép rỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với 91% hàng hóa và đồng thời đặt ra tiêu chuẩn về các quy tắc đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử cũng như với các hoạt động thương mại khác. RCEP cũng có thể thúc đẩy tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong khu vực thương mại tự do - vốn chiếm 30% dân số thế giới và 30% GDP với 2,2 tỷ người và 26,3 nghìn tỷ USD giá trị nền kinh tế. “Australia đã phê chuẩn RCEP và đảm bảo rằng, nông dân và doanh nghiệp của chúng tôi để có thể tiếp cận những lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đem lại” - ông Tehan cho biết thêm, đồng thời nhận xét RCEP sẽ củng cố mối quan hệ thương mại của Australia và các quốc gia ASEAN và coi đây là tín hiệu cho sự cam kết của nước này đối với cấu trúc kinh tế khu vực do ASEAN dẫn đầu. Trong khi đó, New Zealand cũng vừa xác nhận đã phê chuẩn Hiệp định RCEP vào ngày 3/11. “Các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội từ RCEP kể từ năm sau” - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao New Zealand - ông Phil Twyford - cho biết. Trước đó, vào ngày 1/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit thông báo nước này đã hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định RCEP và tái khẳng định rằng thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới này sẽ c&o Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu. 11/6/2021 11:46:27Tài liệu tập huấn 05/11/2021: Dự kiến các tác động RCEP tới nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. - Các dự báo về tác động kinh tế của RCEP trong so sánh với các FTA trước. - Dự báo các khía cạnh tác động của RCEP đối với kinh tế Việt Nam - Dự báo ảnh hưởng của RCEP tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Diễn giả: Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4432394596837759/ Reply Group Thủ tục Hải quan - Xuất nhập khẩu - Logistics 11/6/2021 11:47:35Tài liệu tập huấn 05/11/2021: Những cam kết cốt lõi của RCEP ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam. - Cam kết thuế quan trong RCEP, so sánh với các FTA khác. - Cam kết về các hàng rào phi thuế (hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, phòng vệ thương mại…). - Cam kết về dịch vụ và đầu tư RCEP, cách thức và mức mở cửa. - Cam kết về thương mại điện tử. - Cam kết về các vấn đề quy tắc (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, cạnh tranh…). Diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Lik tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4432399680170584/ Reply Group Tuyển dụng và Ứng tuyển ngành Xuất nhập khẩu - Logistics... 11/6/2021 11:49:29Tài liệu tập huấn 05/11/2021: Mục tiêu, đặc điểm và tiến trình tham gia RCEP của Việt Nam. - Những mục tiêu mà Việt Nam đặt ra khi tham gia RCEP. - Tiến trình đàm phán, thực thi RCEP. - Những đặc trưng của RCEP trong so sánh với các FTA ASEAN+ và các FTA thế hệ mới gần đây. Diễn giả: Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4432388293505056 Reply Fanpage của Group Thủ tục Hải quan - Xuất nhập khẩu - Logistics 11/13/2021 13:25:24Hội thảo phổ biến và tập huấn chuyên sâu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2021 và nhằm giúp doanh nghiệp Thành phố nắm bắt, tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ Hiệp định, trong đó có quy định về quy tắc xuất xứ (C/O), Sở Công Thương Tp.Hcm phối hợp Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức “Hội thảo phổ biến và tập huấn chuyên sâu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thời gian dự kiến ngày 09/12/2021. Trực tiếp tại Trung tâm hội nghị 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM và trực tuyến trên nền tảng phần mềm Zoom (miễn phí tham dự). Người liên hệ: Anh Hữu - Sở Công Thương TP.HCM (0983.219.612). Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfz2DnxU54h_MPGP3v1RFmaphFC9588cWofRhIOJXzQ9oChyA/viewform Reply VietXnk 11/17/2021 20:21:30Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm: Có ít nhất 06 nước ASEAN và 03 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do được 10 nước ASEAN và 05 nước đối tác (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân) ký kết vào ngày 15/11/2020. Xem chi tiết Công văn 7268/BCT-ĐB ban hành ngày 16/11/2021 tại: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1489412571434745&id=401977666844913 Reply Việc làm ngành XNK Logistics Supply Chain 2/16/2022 13:46:17Cẩm nang doanh nghiệp "Tóm lược Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)". Thời gian: 2021 Đơn vị thực hiện: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI Link tải Bản mềm Ấn phẩm: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4792994307444451 Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu 3/13/2022 15:03:50TÀI LIỆU HỘI NGHỊ HƯỚNG DẪN TẬN DỤNG LỢI ÍCH TỪ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG RCEP. - Hướng dẫn khai báo hồ sơ C/O RCEP tại ECOSYS. - Giới thiệu Thông tư số 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP. Trình bày: Bà Nguyễn Thị Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP.HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4864633806947167/ Reply VietXnk 3/13/2022 15:06:18Tài liệu tập huấn RCEP. Hướng dẫn lựa chọn giữa C/O mẫu RCEP và C/O mẫu khác đối với một số mặt hàng cụ thể; C/O RCEP cấp sau cho lô hàng nhập khẩu vào nước đối tác từ 01/01/2022. So sánh quy tắc xuất xứ hàng hóa RCEP với FTA mà Việt Nam đã ký kết với các nước thành viên RCEP. Trình bày: Ông Trần Ngọc Bình. Trưởng phòng QL XNK khu vực TP Hồ Chí Minh 12 Nguyễn Thị Minh Khai, p.Đa Kao, quận 1, TP HCM ĐT: 028.39151433/6/8 eMail: [email protected] Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4864616390282242/ Reply Việc làm ngành XNK Logistics Supply Chain 3/13/2022 15:07:39Điểm mới về C/O mẫu RCEP - Cách xác định nước xuất xứ khi áp dụng khác biệt thuế - Một số vấn đề cần lưu ý trong QTXX của RCEP. 1. Khác biệt thuế trong Hiệp định RCEP. 2. Điểm mới trong C/O mẫu RCEP. Trình bày: Ông Hoàng Đức Minh, Cán bộ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Link tải tài liệu: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanxuatnhapkhau/permalink/4864607656949782/ Reply Vietxnk 4/5/2022 11:46:34Công văn 372/XXHH ngày 31/3/2022 V/v Hướng dẫn kê khai C/O mẫu RCEP. Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu 4/5/2022 12:50:58Ngày 31/3/2022, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương ban hành Công văn số 372/XXHH V/v Hướng dẫn kê khai C/O mẫu RCEP. Link tải 5 trang Công văn số 372/XXHH xem tại: https://www.facebook.com/DichVuKhaiThueHaiQuanVaUyThacXuatNhapKhau/posts/5570277446319950 Reply Vietxnk 4/12/2022 08:13:47Công văn số 325/VP-KT ngày 08/4/2022 V/v thông báo cấp mẫu C/O RCEP cho các thương nhân xuất khẩu. Chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/664541466893597/posts/5588961694451525/ ReplyLeave a Reply. |