Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Là Gì? Điều Kiện Vay Và Lãi Suất Thế Nào?

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân được định nghĩa tại khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Bên cạnh đó, việc gia nhập thành viên quỹ tín dụng nhân dân là tự nguyện và không hạn chế.

Ngoài ra, căn cứ Điều 76 Luật Các tổ chức tín dụng, vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào điều lệ. Vì vậy, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát bởi đoàn thể, bao gồm những thành viên vay vốn và gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu sở hữu tổ chức đó.dieu kien vay quy tin dung nhan danĐiều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân (Ảnh minh họa)

Lãi suất và điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân

Về điều kiện vay

Hiện nay, hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, căn cứ Điều 7 Thông tư 39, khách hàng có thể được vay tiền tại quỹ tín dụng nhân dân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Khách hàng được quỹ tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

Về lãi suất cho vay

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 và khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1730/QĐ-NHNN năm 2020, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa là 5,5%/năm nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

Trong nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay sẽ bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Về lãi suất quá hạn

Tại khoản 4, 5 Điều 13 Thông tư 39 quy định, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi như trên thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Ngoài ra, trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Nếu có căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Trên đây là một số quy định về quỹ tín dụng nhân dân là gì và điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.>> Forex là gì? Chơi forex ở Việt Nam có hợp pháp không? 

Từ khóa » điều Kiện Vay Vốn Của Tổ Chức Tín Dụng