Quy Trình Bầu Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Và Chủ Tịch QH Ra Sao? - PLO

Do yêu cầu kiện toàn ngay bộ máy nhân sự để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nên công tác nhân sự được làm ngay tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Sau đó, Quốc hội khóa mới sẽ tiếp tục bầu, phê chuẩn nhân sự.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí về công tác nhân sự tại buổi họp báo hôm 23-3, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội cuối cùng không phải việc mới và đã thực hiện tại Quốc hội khóa XIII. Ông cũng xác nhận việc giới thiệu Thủ tướng hiện nay để bầu làm Chủ tịch nước.

Theo Tổng thư ký Quốc hội, do thực hiện quy trình bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước nên theo tuần tự, ngoài việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, còn phải còn miễn nhiệm Thủ tướng. Nếu miễn nhiệm Chủ tịch nước trước rồi bầu Thủ tướng làm tân Chủ tịch nước thì khi ấy Thủ tướng sẽ phải trình Quốc hội miễn nhiệm chính mình.

“Vì vậy, Chủ tịch nước phải trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng, sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo. Đây là vấn vấn đề kỹ thuật, quy trình và đã được lưu ý để bố trí chương trình công tác nhân sự cho phù hợp” – ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay.

Về quy trình bầu cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 102/2015 của Quốc hội về việc ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội.

Dưới đây là quy trình cụ thể để bầu các chức danh trên:

1. Trình tự bầu Chủ tịch nước

2. Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ

3. Trình tự bầu Chủ tịch Quốc hội

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV
(PL)- Tại kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV sẽ kiện toàn khoảng 25 chức danh như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch nước và một số thành viên Chính phủ. N.THẢO Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Chủ Tịch Nước được Bầu Như Thế Nào